Logo

Soạn văn 12: Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Chi tiết nhất)

Soạn văn 12 Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ chi tiết nhất hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 181 SGK giúp các em hiểu và tiếp thu bài giảng hiệu quả, chuẩn bị tốt cho các bài kiểm tra quan trọng sắp tới.
5.0
0 lượt đánh giá

Hướng dẫn luyện tập giúp các em nắm được một cách sơ lược những đặc điểm cơ bản của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Mời các em cùng tìm hiểu.

Soạn bài: Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Ngắn gọn nhất)

I. Nội dung cần nắm vững

1. Giao tiếp là hoạt động

2. Ngôn ngữ có hai dạng: nói và viết

3. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn diễn ra trong một ngữ cảnh nhất định

4. Nhân vật giao tiếp là nhân tố rất quan trọng

5. Khi giao tiếp các nhân vật sử dụng ngôn ngữ chung của xã hội để tạo lời nói, những sản phẩm cụ thể của cá nhân

6. Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

7. Trong giao tiếp người sử dụng cần có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Luyện tập

Bài 1 (Trang 181 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Các nhân vật luân phiên lượt lời: lão Hạc và ông giáo, lão Hạc nói trước sau đó kết thúc tới lượt lời của ông giáo. Lão Hạc nói 5 lượt, ông giáo là 4 lượt lời

- Đoạn trích đa dạng về ngữ điệu: ban đầu Lão Hạc nói với giọng thông báo (Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!) tiếp đến giọng than thở, đau khổ,có lúc nghẹn lời

- Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở đoạn trích trên, nhân vật giao tiếp sử dụng biện pháp miêu tả, gợi lên hình ảnh đáng thương, khốn khổ của Lão Hạc

- Từ ngữ dùng trong đoạn trích khá đa dạng, nhất là từ ngữ mang tính khẩu ngữ, những từ đưa đẩy, chêm xen (đi đời rồi, à, ư, khốn nạn, chả hiểu gì đâu, thì ra…)

- Về câu, đoạn trích sử dụng câu tỉnh lược (bán rồi! Khốn nạn… ông giáo ơi!) mặt khác nhiều câu lại có yếu tố dư thừa, trùng lặp

Bài 2 (Trang 181 SGK Ngữ văn 12 Tập 1)

Các nhân vật giao tiếp có vị trí xã hội: lão Hạc là người nông dân nghèo “ông giáo” là người sống thanh bạch, gần gũi với người dân

- Quan hệ thân sơ: là hàng xóm, nhưng có quan hệ thân mật, gần gũi, tin cậy lẫn nhau ( lão Hạc tin tưởng giao phó mọi thứ cho ông giáo)

- Tuổi tác: lão Hạc hơn tuổi ông giáo ( xưng hô của ông giáo tôi- cụ)

- Không có “con chó mà nói “cậu Vàng” ông giáo vẫn hiểu, cách gọi thể hiện sự nuối tiếc và tình cảm yêu quý của lão Hạc dành cho con chó.

- Cách xưng hô thể hiện cách nói thân mật, kính trọng, thân mật

Bài 3 (trang 181 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Nghĩa sự việc nghĩa hình thái “bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết”

- Nghĩa sự việc: thông báo việc con bán con chó

- Nghĩa tình thái:

+ Người nói: yêu quý con chó

+ Người nghe thấy xót xa, đau xót vì lão Hạc

Bài 4 (Trang 181 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trong đoạn trích hoạt động ở dạng nói: nhân vật với nhân vật, quá trình giao tiếp giữa tác giả với người đọc

+ Hoạt động giao tiếp giữa hai nhân vật có sự luân phiên vai, lượt lời, có ngữ điệu, cử chỉ…

+ Hoạt động giao tiếp nhà văn với bạn đọc là gián tiếp. Nhà văn tạo lập hoạt động giao tiếp gián tiếp thông qua văn bản, người đọc tiếp nhận, lĩnh hội văn bản, có những điều lĩnh hội nằm ngoài ý định của tác giả.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn bài: Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com