Logo

Soạn văn 7 CTST Tập 2 bài Trò chơi cướp cờ trang 45

Soạn văn 7 CTST Tập 2 bài Trò chơi cướp cờ trang 45 chi tiết, dễ hiểu nhất, giúp các em học sinh hiểu và tiếp thu bài giảng đạt hiệu quả.
2.4
16 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải và trả lời câu hỏi trong bài Trò chơi cướp cờ lớp 7 trang 45 Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo chính xác nhất, mời các em học sinh và phụ huynh tham khảo.

Soạn Ngữ văn lớp 7 Bài: Trò chơi cướp cờ trang 45 (Chân trời sáng tạo)

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 45 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Quan sát nhan đề và hình ảnh minh họa của văn bản, hình dung về cách chơi của trò cướp cờ. Chia sẻ với bạn bè về sự hình dung ấy của em. 

Trả lời: 

Hình dung trò chơi là hai bạn cùng nhau tranh cờ, bạn nào giành được cờ là người chiến thắng. 

* Trải nghiệm cùng văn bản 

1. Theo dõi: Chú ý những từ chỉ trình tự các hoạt động được mô tả ở nội dung 

Trả lời: 

Em chú ý những từ chỉ trình tự các hoạt động được mô tả: hô to, chạy thật nhanh, giật cây cờ, cướp cây cờ, rượt đuổi…

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Hướng dẫn cách chơi cướp cờ. 

Câu 1 (trang 47 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm trong văn bản trên những thông tin về luật của trò chơi cướp cờ. 

Trả lời: 

Luật chơi cướp cờ chính là phần Hướng dẫn cách chơi. 

Câu 2 (trang 47 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em,để ghi được điểm trong trò chơi này, đội chơi phải làm gì? 

Trả lời: 

Theo em, để ghi được điểm trong trò chơi này các đội chơi phải tìm cách giật được cây cờ. 

Câu 3 (trang 47 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Mục đích của văn bản Trò chơi cướp cờ là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy ?

Trả lời: 

Mục đích của văn bản là nêu ra mục đích, hướng dẫn cách chuẩn bị và cách chơi cướp cờ. Đặc điểm về hình thức (được phân chia rõ ràng) , ngôn ngữ mạch lạc mang thông tin hướng dẫn giúp em nhận ra mục đích ấy. 

Câu 4 (trang 47 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Thông tin trong văn bản Trò chơi cướp cờ được triển khai theo cách nào? Dựa vào đâu mà em xác định được? Cách triển khai thông tin ấy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

Trả lời: 

Thông tin trong văn bản được triển khai theo trật tự thời gian để làm rõ quy tắc và luật lệ của trò chơi qua việc trình bày thứ tự các bước cần thực hiện. 

Câu 5 (trang 47 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hình vẽ trò chơi trong văn bản có tác dụng như thế nào đổi với việc trình bày thông tin của văn bản?

Trả lời: 

Hình vẽ giúp minh họa cho cách thức chơi giúp người đọc dễ hình dung về những thông tin được cung cấp trong văn bản. 

Câu 6 (trang 47 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian (cướp cờ, đá cầu, kéo co, ... ) so với trò chơi có sử dụng các thiết bị công nghệ.

Trả lời: 

Đoạn văn tham khảo:

Viết đoạn văn nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian - mẫu 1

Những trò chơi dân gian đầy tính vận động và trí tuệ như có một ma lực hấp dẫn và vô cùng thú vị đối với tất cả những em bé trước đây. Nào là trò chơi năm mười trốn tìm, bịt mắt bắt dê, đánh trận giả, kéo co, nhảy dây, đá cỏ gà, ô ăn quan, bắn bi, banh đũa (đánh nẻ) ,… Khi nhắc đến thì như cả khoảng trời tuổi thơ tràn về với mỗi người, còn với trẻ con bây giờ thì tương đối xa lạ. Đặc biệt các trò chơi dân gian rất dễ tổ chức, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, đồ vật phục vụ cho trò chơi rất dễ tìm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái dây, hòn sỏi, que tre, viên gạch chúng có thể nhặt trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi. Chơi trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là thú tiêu khiển của trẻ em mà còn rèn luyện cho trẻ khỏe mạnh về thể chất, về sự phán đoán, óc tư duy sáng tạo và đặc biệt là rèn cho trẻ sớm có tính tự lập, chủ động, biết yêu thương con người, yêu thương thiên nhiên và cuộc sống quanh mình từ đó hình thành tốt kỹ năng sống và giá trị sống để vận dụng vào thực tiễn hàng ngày. Hiện nay, một số trường học đã thực hiện việc tổ chức các trò chơi dân gian cho các học sinh trong giờ ra chơi, các buổi sinh hoạt ngoại khóa,… để vừa giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống vừa tạo sân chơi lành mạnh cho các em thoát khỏi những trò tiêu khiển hiện đại góp phần phát triển toàn diện trong công tác giáo dục. 

Viết đoạn văn nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian - mẫu 2

Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là thú tiêu khiển của trẻ em mà còn rèn luyện cho trẻ khỏe mạnh về thể chất, về sự phán đoán, óc tư duy sáng tạo và đặc biệt là rèn cho trẻ sớm có tính tự lập, chủ động, biết yêu thương con người, yêu thương thiên nhiên và cuộc sống quanh mình từ đó hình thành tốt kỹ năng sống và giá trị sống để vận dụng vào thực tiễn hàng ngày. Hiện nay, một số trường học đã thực hiện việc tổ chức các trò chơi dân gian cho các học sinh trong giờ ra chơi, các buổi sinh hoạt ngoại khóa,… để vừa giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống vừa tạo sân chơi lành mạnh cho các em thoát khỏi những trò tiêu khiển hiện đại góp phần phát triển toàn diện trong công tác giáo dục.

Viết đoạn văn nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian - mẫu 3

Xã hội ngày càng phát triển, nền công nghệ điện tử cũng ngày một hiện đại góp phần tạo ra vô vàn những trò chơi điện tử đa dạng. Trò chơi điện tử thu hút người chơi bởi sự hiện đại, phong phú và nội dung lôi cuốn thế nhưng chúng ta không thể phủ nhận một số những ưu điểm nổi bật của trò chơi dân gian so với trò chơi có sử dụng các thiết bị công nghệ. Trò chơi dân gian như cướp cờ, đá cầu, kéo co,…không những tạo không khí vui vẻ, mang tính tập thể, tinh thần đoàn kết khi chơi mà còn góp phần rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhanh nhẹn, tinh mắt, khả năng phán đoán và chuyển hướng hợp lí,… cho người chơi. Đặc biệt trò chơi giân dan còn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân Việt Nam.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Văn 7 Bài: Trò chơi cướp cờ trang 45 Tập 2 - Chân trời sáng tạo file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.4
16 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com