Logo

3 Mẫu soạn văn 11 Vào phủ Chúa Trịnh (Ngắn gọn)

Soạn văn Vào phủ Chúa Trịnh. Là bức tranh chân thực, sống động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa; vẻ đẹp nhân cách thanh cao và tâm hồn của tác giả: khinh thường danh lợi, sống thanh đạm. Với nghệ thuật bút pháp kí sự tài tình và chân thực: miêu tả tỉ mỉ, quan sát tinh tế
5.0
1 lượt đánh giá

Chúng tôi sưu tầm và giới thiệu các em học sinh tài liệu tham khảo 3 mẫu soạn văn 11 bài Vào phủ Chúa Trịnh ngắn gọn, xúc tích nhất. Nội dung bao gồm: tác giả, tác phẩm, bố cục, tóm tắt, hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK, luyện tập. Giúp học sinh tham khảo và chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới.

Soạn văn bài Vào phủ Chúa Trịnh lớp 11

Mẫu 1: Soạn văn lớp 11 bài Vào phủ Chúa Trịnh

Tác giả

Lê Hữu Trác (1720 ? - 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên).

Ông là một danh y không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.

Lê Hữu Trác còn là một nhà văn, nhà thơ với những đóng góp đáng ghi nhận cho văn học nước nhà.

Ông để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng, tiêu biểu là Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất thời trung đại Việt Nam.

Tác phẩm

Thượng kinh kí sự (Kí sự lên đô) là tập kí sự bằng chữ Hán, hoàn thành năm 1783 tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa. Qua đó, người đọc thấy được thái độ coi thường danh lợi của tác giả.

Đoạn Vào phủ chúa Trịnh nói vê việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dắt vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi 

Câu 1: Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào?

Quang cảnh phủ chúa được miêu tả: Đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương. Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp.

Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa: Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi. Vệ sĩ canh giữ cửa cung, ai muốn ra vào phải có thẻ.

Cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống phủ chúa:

- Choáng ngợp trước sự giàu sang đến mức phung phí nơi phủ chúa.

- Lê Hữu Trác vốn là người ngay thẳng, chính trực nên đứng trước sự xa hoa, lộng lẫy của cung điện cũng không làm người lay động mà ngược lại càng bộc lộ sự coi thường danh lợi hư ảo của người.

Câu 2: Những chi tiết “đắt” làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm:

Đó là những chi tiết đối lập như: thế tử - người bị bệnh - ngồi chễm chệ trên sập vàng cho thầy thuốc - một cụ già - quỳ lạy và ban lời khen: "Ông này lạy khéo!".

Chi tiết: "Đột nhiên thấy ông ta (quan Chánh đường) mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào. Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy…; Thánh thượng đang ngự" ("có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng làm nổi màu mặt phấn và màu áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt"),..

→ Những chi tiết tuy nhỏ nhưng rất ấn tượng làm nổi bật sự xa hoa, thói hưởng lạc của nhà chúa khiến tự nó phơi bày ra trước mắt người đọc.

Câu 3: Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu thêm nhiều điều về con người này:

Ông là một vị thầy thuốc tài giỏi và vô cùng có tâm. Ông rất muốn chữa cho thế tử khỏi bệnh, tuy nhiên suy nghĩ sâu xa rằng nếu thế tử khỏi bệnh ngay thì mình sẽ bị ràng buộc bởi danh lợi và không thể về lại nơi mình sinh sống. Nhưng suy cho cùng, cha ông mình đời đời chịu ơn của nước, ta phải dốc hết cả lòng thành nên đã kê đơn thuốc để nhà vua nhanh khỏi bệnh.

Tuy tài giỏi là thế nhưng ông không màng đến danh lợi, không ham vinh hoa phú quý, luôn chữa bệnh cho mọi người bằng tâm huyết của mình.

Câu 4: Những nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả:

- Sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế và sắc sảo; bút pháp tả cảnh sinh động: cảnh xa hoa, lộng lẫy trong phủ chúa.

- Nội dung ghi chép trung thực.

- Kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn, hấp dẫn, đặc biệt là những chi tiết nhỏ có tính chất tạo nên cái thần của cảnh và việc.

- Giọng điệu châm biếm, phê phán một cách nhẹ nhàng, kín đáo.

- Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm tạo sức hút, tăng giá trị hiện thực, gây ấn tượng sâu sắc về cảnh và người nơi phủ chúa.

Mẫu 2: Ngữ văn 11 Vào phủ Chúa Trịnh

Để xem thêm các mẫu soạn bài khác đã được chúng tôi biên soạn, các em hãy CLICK vào file tải miễn phí bên dưới chuẩn bị tốt cho bài học của mình.

File tải miễn phí soạn văn vào phủ Chúa Trịnh lớp 11:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải bài soạn ngữ văn 11 bài Vào phủ Chúa Trịnh chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác được chia theo từng khối lớp tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com