Trong bài học các em sẽ được hướng dẫn cách tìm hiểu đề, lập dàn ý và thực hành viết dạng bài nghị luận văn học đầy đủ và hay nhất thông qua thực hiện các đề tài trong sách giáo khoa. Mời các em học sinh và quý thầy cô theo dõi tại đây.
Trong một bức thư bàn luận về văn chương, Nguyễn văn Siêu có viết: "Văn chương [...] có loại đáng thờ, có loại ko đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người". Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên.
Bài làm cần có các nội dung sau:
- Phân tích lí giải hai loại văn chương: "Chỉ chuyên chú ở văn chương" và loại "Chuyên chú ở con người".
+ Thế nào là văn chương "Chỉ chuyên chú ở văn chương"?
Đó là loại văn chương chỉ biết có nó, tức là coi hình thức nghệ thuật là trên hết, nhà văn khi sáng tác chỉ chăm lo cái đẹp của hình thức, không mấy chú ý đến nội dung tư tưởng và không quan tâm đến đời sống,vân mệnh con người, không có trách nhiệm đối với xã hội.
+ Thế nào là văn chương "chuyên chú ở con người"?
Đó là loại văn chương quan tâm trước hết đến cuộc sống con người vì con người, coi giá trị chủ yếu của văn chương ở chỗ nó có ích cho cuộc đời.
- Nêu ý kiến về quan niệm của Nguyễn Văn siêu:
+ Vì sao loại đáng thờ là loại "Chuyên chú ở con người" chứ không phải loại "Chuyên chú ở văn chương"?
NVS muốn nói đến chân giá trị của văn chương . Nếu văn chương không quan tâm đến con người thì văn chương sẽ tự đánh mất mình. Áng văn hay phải là áng văn tâm huyết của người cầm bút. Cái tâm thường nuôi dưỡng, phát huy cái tài.
- Liên hệ đến các nhà văn có cùng quan điểm như NVS.
Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: "Phong cách chính là người." Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?
Cần lưu ý những ý chính sau:
- Phong cách chính là nét độc đáo và phần đóng góp riêng của nhà văn cho đời sống văn học.
- Phong cách bao gồm cả phương diện nội dung và nghệ thuật:
+ Độc đáo về nội dung thể hiện ở quan niệm về cuộc sống và con người từ việc lựa chọn đề tài, xác định chủ đề, cách lí giải những vấn đề về cuộc sống và con người ... .
+ Độc đáo về nghệ thuật thể hiện ở phương thức biểu hiện, ở việc lựa chọn các thủ pháp nghệ thuật, tổ chức kết cấu, sử dụng ngôn ngữ ... .
- Điều thú vị khi đọc tác phẩm văn học là phát hiện được những nét độc đáo trong phong cách của mỗi nhà văn.
Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: "Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra".
Cần làm rõ một số ý sau:
- Tiêu chí để đánh giá một tác phẩm hay, theo La Bơ-ruy-e, là giá trị giáo dục của tác phẩm đó.
- Giá trị giáo dục của tác phẩm văn học: "Nâng cao tinh thần", gợi: "Những tình cảm cao quí và can đảm" của con người.
Đề 1: Nền văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 là "Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn". Anh (Chị) hãy trình bày ý kiến của mình về nhận định trên.
Cần nêu được một số ý sau:
- Sử thi và lãng mạn là gì?
- Vì sao văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám lại "Chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn"?
(Dựa vào những nội dung đã trình bày trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.)
+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã thể hiện trong các tác phẩm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám như thế nào? (Cần dẫn ra và phân tích được đặc điểm sử thi và lãng mạn qua nhiều tác phẩm thơ và văn xuôi đã được học ở SGK ngữ vănlớp 9: Làng (Kim Lân), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) ... còn lại chủ yếu là những tác phẩm thơ và văn xuôi trong chương trình 12: Tây Tiến (Quang Dũng), Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) ... .)
+ Bình luận về tác dụng của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.
Đề 2: Vì sao có thể nói văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người? Liên hệ thực tế văn học.
Cần nêu được một số ý sau:
- Thế nào là văn học chân chính:
+ Phản ánh cuộc sống của con người.
+ Phải góp phần đấu tranh cải tạo xã hội, đặc biệt là tác động sâu sắc đến tâm hồn tình cảm con người, bồi đắp cho tâm hồn con người trở nên trong sáng phong phú và sâu sắc hơn.
- Vì sao văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người?
+ Văn học chân chính tố cáo xã hội bóc lột đã đẩy con người vào trạng thái phi nhân tính và kêu gọi đấu tranh để thay đổi hoàn cảnh xã hội,làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn đối với con người. (Dẫn ra và phân tích một số tác phẩm của Nam Cao: Sống mòn, Chí Phèo ...)
+ Văn học chân chính đề cập trực tiếp đến những vấn đề nhân sinh quan: Thái độ trước lẽ sống và cái chết, thái độ lựa chọn con đường đi trong cuộc đời, đấu tranh cho một lí tưởng cao đẹp, cho cuộc sống có ý nghĩa (Từ ấy - Tố Hữu, Nhật kí trong tù - Hồ Chí minh.)
+ Những hình tượng mang tính chất gợi cảm, nhất là hình tượng thơ tác động mạnh mẽ vào tình cảm người đọc truyền cho người đọc có một tình yêu mãnh liệt đối với cái đẹp, cái cao cả (Hình tượng Bác Hồ trong bài "Bác ơi!" - Tố Hữu ...), đồng thời kích thích ở con người thái độ căm ghét cái xấu, sự tàn ác ... (Truyện Kiều - Nguyễn Du ...)
+ Văn học chân chính giúp ta nhận thức về xã hội và thế giới tự nhiên nhưng chủ yếu là tự nhận thức, giúp con người tự cải tạo và hoàn thiện đạo đức, nhân cách, làm cho con người sống tốt đẹp hơn.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn 12: Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học file PDF hoàn toàn miễn phí!