Logo

Soạn Bài 5: Vệ sinh an toàn thực phẩm Công nghệ lớp 6 VNEN

Soạn Bài 5: Vệ sinh an toàn thực phẩm Công nghệ lớp 6 VNEN trang 47, 48, 50, 52, 53, 54 hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả .
3.0
2 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập Công nghệ 6 Bài 5: Vệ sinh an toàn thực phẩm VNEN chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp học sinh trong quá trình học tập.

Giải VNEN Công nghệ 6 Bài 5: Hoạt động khởi động

Câu 1 (Trang 47 Công nghệ 6 VNEN). Em đã từng chứng kiến trường hợp bị ngộ độc thực phẩm nào chưa? Hãy kể với các bạn về hiện tượng ngộ độc thực phẩm mà em biết

Trả lời:

Em đã chứng kiến trường hợp ngộ độc thực phẩm trên báo. Các bạn ăn uống ở căng tin bị ngộ độc do thực phẩm không đảm bảo chất lượng.

Câu 2 (Trang 47 Công nghệ 6 VNEN). Em cho rằng ngộ độc thực phẩm do những nguyên nhân nào?

Trả lời:

Ngộ độc thực phẩm chủ yếu do nguyên nhân thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Để lâu ngày không được bảo quản dẫn đến ôi thiu. Một số nguyên nhân là do thực phẩm có độc mà ta thiếu kiến thức không phân biệt được, một số thực phẩm bị dính dịch bệnh nhưng bị một số người tuồn ra buôn bán.

Câu 3 (Trang 47 Công nghệ 6 VNEN). Em hãy kể tên những sự việc, trường hợp mà em cho rằng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nơi em sống

Trả lời:

Thực phẩm cạnh những nhà máy, nguồn nước ô nhiễm, trong vùng dịch bệnh là những thực phẩm có không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Giải VNEN Công nghệ lớp 6 Bài 5: Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm

a) Đọc thông tin

b) Thực hiện nhiệm vụ (trang 48 Công nghệ 6 VNEN).

Trả lời câu hỏi vì sao cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?

Quan sát hình 16 ghép mỗi nội dung trong bảng sau với hình A, B, C, D ở hình 16 sao cho phù hợp.

Trả lời:

Thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập, phá huỷ. Khi không bảo đảm vệ sinh, thực phẩm không những không giữ được giá trị dinh dưỡng vốn có, mà còn là nguồn gây bệnh, độc hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính

2. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

a) Đọc thông tin và quan sát hình 17

b) Thực hiện nhiệm vụ (trang 50 Công nghệ 6 VNEN).

Trả lời câu hỏi:

+ Thế nào là ngộ độc thực phẩm? Ngộ độc thực phẩm do những nguyên nhân nào?

+ Thảo luận với bạn về những tình huống, việc làm có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm trên đây. Mỗi tình huống việc làm trên có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm do nhóm nguyên nhân nào? xếp các tình huống theo nhóm nguyên nhân sao cho phù hợp

Trả lời:

+ Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lí xảy ra do ăn uống phải thức ăn bị nhiễm các chất độc hại đối với sức khỏe con người do các nhóm nguyên nhân chính sau đây:

  •     Do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật
  •     Do thức ăn bị nhiễm hóa chất độc hại như: thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia, hóa chất, thuốc tẩy, phẩm màu....
  •     Do thức ăn bị ôi hỏng, biến chất.
  •     Do bản thân thức ăn có sẵn độc như: khoai tây mọc mầm, cá nóc, cóc, nấm độc, măng và một số loại đậu đỗ...

- Việc làm có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm

3. Các biểu hiện khi bị ngộ độc thực phẩm

a) Đọc thông tin

b) Thực hiện nhiệm vụ (trang 52 Công nghệ 6 VNEN).

- Trả lời câu hỏi

+ Có mấy dạng ngộ độc thực phẩm? Đó là những dạng nào?

+ Phân biệt các dạng ngộ độc thực phẩm? Điền thông tin vào bảng sau cho phù hợp

Trả lời:

+ Có hai dạng ngộ độc thực phẩm là: ngộ độc cấp tính và nhiễm độc tiềm ẩn.

+ Phân biệt các dạng ngộ độc thực phẩm:

4. Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm

a) Đọc thông tin

b) Thực hiện nhiệm vụ (Trang 53 – sgk Công nghệ VNEN)

Trò chơi tiếp sức: Mỗi nhóm là một đội, trong thời gian 3 phút , lần lượt nêu các biện pháp cần thực hiện để phòng tránh ngộ độc thức ăn theo mẫu bảng sau

Trả lời:

Giải VNEN Công nghệ 6 Bài 5: Hoạt động luyện tập

Câu 1 (Trang 53 Công nghệ 6 VNEN). Hãy xác định những việc "nên" hay " không nên" làm để phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Đánh dấu (x) vào cột tương ứng trong bảng sau

Trả lời:

Câu 2 (Trang 53 Công nghệ 6 VNEN). Liên hệ thực tế bản thân, gia đình và địa phương, nêu thêm và ghi vào vở những việc nên hoặc không nên làm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trả lời:

- Ăn chín uống sôi

- Không ăn tiết canh hay những thực phẩm sống.

Giải VNEN Công nghệ lớp 6 Bài 5: Hoạt động vận dụng

Câu 1 (Trang 54 Công nghệ 6 VNEN). Mẹ Trung đi làm về mua một túi táo thật ngon. Bé Hoa, em của Trung thích quá cầm một quả ăn ngay. Là bạn Trung, em sẽ làm gì trong trường hợp này?

Trả lời:

- Rửa táo bằng nước sạch, ngâm nước muối trước khi ăn để đề phòng ngộ độc. Giải thích cho bé Hoa về tác hại của ngộ độc thực phẩm để lần sau em không ăn táo hay trái cây khi chưa được rửa sạch.

Câu 2 (Trang 54 Công nghệ 6 VNEN). Bữa trưa nhà Mai có món thịt kho rất ngon. Mẹ ăn xong trước, có việc phải đi ngay. Mẹ dặn Mai ăn xong sau cất dọn thức ăn. Do vội đi học thêm, Mai đã quên cất thức ăn còn thừa như lời mẹ dặn. Thời tiết mùa hè nóng nực, buổi chiều về bát thịt kho đã bốc mùi thiu. Mai định đun lại tiếp tục ăn vào bữa chiều. Theo em, Mai làm như vậy có nên hay không? Nêu là Mai, em sẽ phải làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường hợp này?

Trả lời:

Thức ăn ăn dở thường đã bị nhiễm khuẩn. Muốn thực phẩm không bị vi khuẩn phá huỷ, sau khi ăn xong, bạn Mai cần dồn phần thức ăn còn lại vào hộp hay chén/bát sạch đậy lại và cất vào tủ lạnh. Nhiệt độ trong tủ lạnh giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, trước khi ăn bữa sau cần đun lại cho sôi kĩ. Nếu không có tủ lạnh thì phần thức ăn còn dư cần được đun lại để diệt khuẩn trước khi bảo quản (trong nhiệt độ thường), chống ôi thiu để sử dụng ở bữa sau.

Nếu thức ăn không đun lại, không để tủ lạnh, đến bữa chiều đã có mùi ôi thiu thì không được đun lại để tiếp tục ăn vì khi vi khuẩn hoạt động, không những phá huỷ chất dinh dưỡng của thức ăn mà còn sinh ra các chất độc có hại cho cơ thể.

Câu 3 (Trang 54 Công nghệ 6 VNEN). Em quan sát không gian bếp và những hoạt động phục vụ cho bữa ăn trong nhà mình. Ghi ra những việc cần làm để đảm bảo an toàn thực phẩm. Bản thân em thực hiện và chia sẻ với gia đình để cùng thực hiện.

Trả lời:

- Dọn dẹp bếp sạch sẽ sau khi nấu nướng.

- Không để đồ ăn sống gần khu vực bát đũa ăn cơm khi nấu.

Giải VNEN Công nghệ 6 Bài 5: Hoạt động tìm tòi mở rộng

Câu 1 (Trang 54 Công nghệ 6 VNEN). Hiện nay, ở nhiều vùng, một số người vẫn thích ăn món tiết canh. Em có biết những nguy cơ gì trong món tiết canh không?

Trả lời:

Tiết canh là một món ăn được chế biến từ máu của gia súc như lợn, gia cầm như ngan, vịt... Đây là một môi trường giàu protein, thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Trong quá trình cắt tiết, chế biến, vi khuẩn rất dễ sinh sôi. Trong quá trình cắt tiết, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào máu sinh sôi. Chưa kể trong máu của động vật có sẵn các loại vi sinh vật. Vì vậy đây là một món ăn chứa nhiều nguy cơ gây bệnh với cơ thể.

Rất nhiều trường hợp ăn tiết canh bị mắc các bệnh như: sán náo, sốt cao, xuất huyết hoaị tử dưới da, nhiễm trùng huyết, viêm não, hoại tử cơ....

Câu 2 (Trang 54 Công nghệ 6 VNEN). Em hãy tìm hiểu thêm thông tin trên tivi, báo đài và mạng internet về những loại thức ăn hoặc các hiện tượng đang được cảnh báo mất vệ sinh an toàn thực phẩm?

Trả lời:

- Thức ăn nhanh là một loại thực phẩm tiện lợi nhanh chóng nhưng cũng đồng thời chứa nhiều chất béo có hại cho cơ thể con người, gây nguy cơ béo phì.

- Ngoài ra còn có các món ăn vặt được bày bán các cổng trường như nem rán, viên chiên, xúc xích rán,… là những thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ, làm từ thịt lợn ôi thiu, rán bằng dầu bẩn sử dụng nhiều lần.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Công nghệ lớp 6 Bài 5: Vệ sinh an toàn thực phẩm sách VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com