Logo

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 9: Sự đa dạng của chất - Kết nối tri thức

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 9: Sự đa dạng của chất - Kết nối tri thức chi tiết và chính xác, bám sát yêu cầu trong SGK KHTN lớp 6. Hỗ trợ học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 9: Sự đa dạng của chất - Kết nối tri thức được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 9: Sự đa dạng của chất - Kết nối tri thức

Giải mở đầu trang 28 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Xung quanh ta có nhiều chất khác nhau. Mỗi chất có những tính chất đặc trưng nào để phân biệt chất này với chất khác?

Lời giải:

Mỗi chất có những tính chất đặc trưng riêng, để phân biệt chất này với chất khác ta dựa vào:

+) Tính chất vật lí: trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu, mùi vị, tan hay không tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt ...

+) Tính chất hóa học: là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.

I. Chất quanh ta

Giải câu hỏi mục I trang 28 SGK KHTN lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1:

Quan sát hình 9.1, cho biết đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống và vật sống

Lời giải:

Vật thể tự nhiên: núi đá vôi, con sư tử, mủ cao su

Vật thể nhân tạo: bánh mì, cầu long biên, nước ngọt có gas

Vật thể sống: sư tử

Vật thể không sống: bánh mì, cầu Long Biên, mủ cao su, nước ngọt có gas.

Câu 2:

Hãy kể ra một số chất có trong vật thể mà em biết

Lời giải:

Tinh bột là chất có trong vật thể bánh mì

Sắt là chất có trong vật thể cửa sắt

Polime là chất có trong tiền VND mệnh giá 50.000

II. Một số tính chất của chất

Giải câu hỏi mục II trang 29 SGK KHTN lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1:

Sự biến đổi tạo ra chất mới là tính chất vật lí hay tính chất hóa học?

Lời giải:

Sự biến đổi tạo ra chất mới là thể hiện tính chất hóa học 

VD: Than đá là chất rắn màu đen, khi cháy tạo ra chất mới là khí carbon dioxide không nhìn thấy bằng mắt thường.

Câu 2:

Nhận xét nào sau đây đúng về tính chất hóa học của sắt?

a. Đinh sắt cứng, màu trắng xám, bị nam châm hút

b. Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sách màu nâu, giòn, và xốp

Lời giải:

(a) Nêu lên đặc điểm về màu sắc, trạng thái và tính từ nên thể hiện về tính chất vật lí của chất

(b) Sắt để ngoài không khí có xuất hiện chất mới nên thể hiện tính chất hóa học

Giải hoạt động mục II trang 29 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Chuẩn bị: đường, muối ăn, nước, 2 cốc thủy tinh, 2 bát sứ, 1 đèn cồn

Tiến hành:

- Quan sát màu sắc, thể (rắn, lỏng hay khí) của muối ăn và đường trong các lọ đựng muối ăn và đường tương ứng

- Cho 1 thìa muối ăn vào cốc nước thứ nhất, 1 thìa đường vào cốc nước thứ hai, khuấy đều và quan sát.

- Cho 3-5 thìa muối ăn vào bát sứ thứ nhất, 3-5 thìa đường vào bát sứ thứ hai. Đun nóng hai bát. Khi bát đựng muối có tiếng nổ lách tách thì ngừng đun. Khi bát đựng đường có khói bốc lên thì ngừng đun.

Quan sát hiện tượng và trả lời

Câu 1: Hãy mô tả màu sắc, mùi vị, thể và tính tan của đường và muối ăn

Lời giải:

Đường: không màu, không mùi, vị ngọt, dễ tan trong nước

Muối: màu trắng, không mùi, vị mặt, dễ tan trong nước

Câu 2:

Khi đun nóng, chất trong bát nào đã bị biến đổi thành chất khác? Đây là tính chất vật lí hay tính chất hóa học của chất

Lời giải:

Khi đun nóng, chất trong bát đường đã bị biến đổi màu sắc từ không màu sang nâu đen

=> Có sự chuyển hóa thành chất khác

=> Đây là tính chất hóa học của chất

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 9: Sự đa dạng của chất - Kết nối tri thức file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com