Logo

Giải Lịch sử lớp 10 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn

Giải Lịch sử lớp 10 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn có đáp án và lời giải hay, cách trả lời ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ ý giúp học sinh nắm chắc kiến thức chương trình Lịch sử lớp 10
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn giải sách giáo khoa Lịch Sử lớp 10 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 25 Lịch sử 10 trang 127 - 128

(Trang 127 SGK Lịch Sử 10): - Hãy đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn.

Trả lời:

- Tích cực: Giữ được quan hệ thân thiện với các nước láng giềng nhất là Trung Quốc

- Hạn chế: Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu, không tạo điều kiện cho đất nước giao lưu với các nước và các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, dẫn đến tụt hậu và trì trệ.

(Trang 127 SGK Lịch Sử 10): - Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Thống nhất hệ thống đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh huyện ngày nay.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.

(Trang 128 SGK Lịch Sử 10): - Em hãy nhận xét về thủ công nghiêp nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX.

Trả lời:

- Các nghề thủ công tiếp tục phá triển, xuất hiện nghề thủ công mới. Tuy nhiên do chế độ công tượng hà khắc nên việc tiếp cận công nghiệp cơ khí bị hạn chế.

- Các làng nghề thủ công không phát triển bằng trước.

(Trang 128 SGK Lịch Sử 10): - Em có nhận xét gì về người thợ thủ công Việt Nam

Trả lời:

Người thợ thủ công Việt Nam tài hoa, sáng tạo có thể làm ra các sản phẩm đẹp, chất lượng tốt. Tuy nhiên bị kìm kẹp bởi chế độ công tượng hà khắc.

(Trang 128 SGK Lịch Sử 10): - Đánh giá chính sách hạn chế ngoại thương của nhà Nguyễn?

Trả lời:

- Hạn chế sự giao lưu buôn bán với các nước bên ngoài, kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Giải Lịch sử Bài 25 lớp 10 SGK trang 129

Câu 1 (trang 129 SGK Lịch Sử 10): Trình bày khái quát và nhận xét quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn.

Lời giải:

- Bộ máy chính quyền ngày càng hoàn thiện từ thời Nguyễn Ánh và Minh Mạng.

- Năm 1802 khi lên ngôi Nguyễn Ánh đã tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến các địa phương quy củ chặt chẽ. Tổ chức các đơn vị hành chính: cả nước được chia thành ba vùng: Bắc Thành, Gia Định thành và các trực doanh do triều đình trực tiếp quản lý.

- Đến thời Minh Mạng, năm 1831 – 1832, bộ máy chính quyền hoàn chỉnh hơn, Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ.

- Về luật pháp: Ban hành bộ luật Gia Long với các quy định chặt chẽ về việc bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.

- Nhận xét:

     + Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẽ.

     + Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ

     + Những cải cách đó nhằm tập trung quyền lực vào vua vì vậy nhà nước thời Nguyễn vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tâp quyền.

Câu 2 (trang 129 SGK Lịch Sử 10): Hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX.

Lời giải:

a) Ưu điểm

- Nông nghiệp

     + Nhà nước thực hiện chính sách quân điền song do diện tích đất công ít nên tác dụng không lớn.

     + Công tác khai hoang được khuyến khích nên diện tích khai hoang được mở rộng.

- Thủ công nghiệp

     + Nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng để sản xuất vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức.

     + Thợ quan xưởng đã đóng được tàu thủy, tiếp cận với kĩ thuật chạy bằng máy hơi nước.

     + Trong nhân dân nghề thủ công truyền thống được duy trì

     + Nhiều nghề mới xuất hiện

b) Hạn chế

- Nông nghiệp

     + Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, lạc hậu.

- Thủ công nghiệp

     + Do chế độ công tượng hà khắc nên việc tiếp cận công nghiệp cơ khí hạn chế.

     + Các làng nghề thủ công không phát triển bằng trước.

- Thương nghiệp

     + Phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của nhà nước.

     + Nhà nước nắm độc quyền buôn bán với các nước láng giềng, việc giao lưu với các nước phương Tây bị hạn chế. Điều này làm cho kinh tế chậm phát triển.

Câu 3 (trang 129 SGK Lịch Sử 10): Hãy nêu các thành tựu văn hóa tiêu biểu dưới thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX.

Lời giải:

- Giáo dục: Giáo dục Nho học được củng cố song không bằng các thế kỉ trước.

- Tôn giáo: Độc tôn Nho học, hạn chế Thiên Chúa giáo, tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển.

- Văn học: Văn học chữ Nôm phát triển với nhiều tên tuổi: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du.

- Sử học: Quốc sử quán thành lập, nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều Hiến chương loại chí, Gia Định thành thông chí,...

- Kiến trúc: Kinh đô Huế, lăng tẩm, cột cờ Hà Nội,...

- Nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triển.

Câu 4 (trang 129 SGK Lịch Sử 10): Em hãy đánh giá chung về nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX.

Lời giải:

- Tích cực:

     + Nhà Nguyễn vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tổ chức bộ máy nhà nước quy củ và hoàn chỉnh.

     + Kinh tế có bước phát triển, nhất là trong nông nghiệp với công cuộc khẩn hoang được mở rộng.

     + Văn hóa đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực

- Hạn chế

     + Chính sách ngoại giao, hạn chế sự giao lưu tiếp xúc với bên ngoài.

     + Chính sách ngoại thương hạn chế kìm hãm sự phát triển kinh tế.

     + Chính sách cấm đạo khắt khe của nhà Nguyễn là cái cớ đê Pháp xâm lược Việt Nam.

     + Khoa học – kĩ thuật có ít những thành tựu về kĩ thuật và khoa học tự nhiên.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải bài tập SGK Lịch Sử Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) lớp 10, chi tiết, đầy đủ nhất file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com