Logo

Giải Sinh học 11 Bài 35: Hoocmôn thực vật (đầy đủ nhất)

Hướng dẫn soạn Sinh học 11 Bài 35: Hoocmôn thực vật (đầy đủ nhất) bao gồm bộ câu hỏi trắc nghiệm, trả lời câu hỏi và giải bài tập trong SGK, lý thuyết trọng tâm. Hỗ trợ các em tiếp thu kiến thức mới hiệu quả.
3.3
2 lượt đánh giá

Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập SGK, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Lời giải Sinh học 11 Bài 35: Hoocmôn thực vật (đầy đủ nhất), giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.

Bài 35: Hoocmôn thực vật

Trả lời câu hỏi SGK

Trả lời câu hỏi 1 trang 139: 

Quan sát hình 35.1 và nêu nhận xét về ảnh hưởng của auxin đến sự sinh trưởng của quả dâu tây.

Lời giải:

- Quan sát hình 35.1 ta thấy, hạt là nguồn cung cấp auxin (AIA) cho quả phát triển.

    + Quả được tạo ra do thụ tinh bình thường có kích thước quả lớn.

    + Quả bị loại bỏ hạt và xử lí AIA ngoại sinh có kích thước tương đương với quả tạo ra do thụ tinh bình thường.

    + Quả bị loại bỏ hạt và không xử lí AIA có kích thước quả nhỏ hơn rất nhiều so với quả tạo ra do thụ tinh bình thường.

→ Auxin (AIA) kích thích sinh trưởng làm tăng kích thích quả dâu tây.

Trả lời câu hỏi 2 trang 140: 

Quan sát hình 35.2 và trình bày tác động của gibêrelin đối với sinh trưởng của thân cây ngô lùn.

Lời giải:

Quan sát hình 35.2 ta thấy cây ngô lùn được xử lí bằng gibêrelin thân cây cao vượt trội so với cây ngô lùn đối chứng.

→ Gibêrelin kích thích sự sinh trưởng kéo dài của thân cây ngô lùn làm cho nó đạt kích thước bình thường của cây ngô.

Trả lời câu hỏi 3 trang 140: 

Quan sát hình 35.3 và cho nhận xét về vai trò của xitôkinin đối với sự hình thành chồi trong mô callus (trong nuôi cấy mô thực vật).

Lời giải:

Quan sát hình 35.3 ta thấy:

- Khi một mảnh mô mềm từ thân được nuôi trong môi ttrường thiếu xitôkinin, tế bào sinh trưởng rất mạnh nhưng không phân chia.

- Nếu thêm xitôkinin cùng với auxin thì tế bào phân chia.

- Chỉ riêng xitôkinin thì mô không sinh trưởng. Tỉ lệ của xitôkinin với auxin có tác dụng điều hòa sự phân hóa tế bào.

    + Khi nồng độ của 2 hoocmôn này ở mức nào đó, khối tế bào tiếp tục sinh trưởng nhưng nó vẫn là một cụm tế bào không phân hóa gọi là mô sẹo.

    + Nếu mức xitôkinin tăng lên, các mầm chồi sẽ phát triển từ mô sẹo.

    + Nếu tăng auxin rễ hình thành.

→ Xitôkinin hoạt hóa sự phân hóa phát sinh chồi trong nuôi cấy mô callus.

Trả lời câu hỏi 4 trang 141: 

Quan sát hình 35.4 và cho biết người ta xếp quả chín cùng với quả xanh để làm gì.

Lời giải:

Quả đang chín sản sinh nhiều êtilen nên người ta xếp quả chín cùng với quả xanh để quả chín giải phóng êtilen kích thích tăng nhanh quá trình chín của các quả xanh được xếp chung.

Giải bài tập SGK

Bài 1 (trang 142 SGK Sinh 11): 

Hoocmôn thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng.

Lời giải:

    Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra, có tác dụng điều hòa hoạt động sống của cây.

    Các đặc điểm chung của hoocmôn thực vật:

     - Được tạo ra ở một nơi nhưng gây phản ứng ở một nơi khác trong cây, hoocmôn thực vật được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.

     - Với nồng độ rất thấp nhưng gây những biến đổi rất lớn trong cơ thể.

     - Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmôn động vật bậc cao.

Bài 2 (trang 142 SGK Sinh 11): 

Có mấy nhóm hoocmôn thực vật. Nêu tên các hoocmôn của mỗi nhóm và ví dụ về tác dụng của chúng.

Lời giải:

    Có 2 nhóm hoocmôn thực vật:

    * Nhóm kích thích sinh trưởng:

     - Auxin (AIA): kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào; tham gia vào hướng động, ứng động; kích thích hạt nảy mầm; kích thích ra rễ phụ; kích thích phát triển chồi đỉnh và ức chế sự sinh trưởng của chồi bên.

     - Gibêrelin (GA): tăng số lần nguyên phân, tăng sinh trưởng dãn dài tế bào; kích thích sự nảy mầm của chồi; tạo quả không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột; kích thích sinh trưởng tăng chiều cao thân.

     - Xitôkinin: kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già hóa của cơ thể; kích thích nảy chồi nách trong nuôi cấy mô thực vật khi kết hợp với auxin.

    * Nhóm ức chế sinh trưởng:

     - Êtilen: thúc quả nhanh chín, gây rụng lá ở cây.

     - Axit abxixic (AAB): kích thích sự rụng lá, sự ngủ của hạt và chồi cây; ảnh hưởng sự đóng mở khí khổng và loại bỏ hiện tượng sinh con.

Bài 3 (trang 142 SGK Sinh 11): 

Nêu 2 biện pháp sản xuất nông nghiệp có ứng dụng các hoocmôn thực vật.

Lời giải:

      2 biện pháp sản xuất nông nghiệp có ứng dụng các hooc môn thực vật là: (chọn 2 biện pháp bất kì).

      + Nuôi cấy tê bào và mô thực vật: sử dụng AIA, GA, xitôkinin với tỷ lệ phù hợp để nhân giống thực vật nhanh chóng.

      + Tạo quả không hạt: sử dụng GA.

      + Kích thích hạt nảy mầm, kích thích ra rễ ở cây con: AIA, GA.

      + Làm quả chín nhanh (đặt xen lẫn các quả chín ít với các quả chín nhiều sẽ làm nhanh quá trình chín của quả): êtilen, đất đèn,…

Bài 4 (trang 142 SGK Sinh 11): 

Điều cần tránh trong việc ứng dụng các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo là gì, vì sao?

Lời giải:

  Không nên sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo vào các sản phẩm trực tiếp làm thức ăn. Vì: Các chất nhân tạo không có các enzim phân giải, chúng sẽ được tích lũy lại trong nông phẩm gây độc hại cho người và gia súc.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Cho các cơ quan sau

  1. Chồi
  2. Hạt đang nảy mầm
  3. Lá đang sinh trưởng
  4. Thân
  5. Tầng phân sinh bên đang hoạt động
  6. Nhị hoa

Auxin có nhiều trong

  • A. (1), (2), (3), (5) và (6)        

  • B. (1), (2), (3), (4) và (5)
  • C. (1), (2), (4), (5) và (6)         
  • D. (1), (2), (3), (4) và (6)

Câu 2: Hoocmon thực vật có tính chuyên hóa: 

  • A. cao hơn hoocmon ở động vật bậc cao
  • B. thấp hơn hoocmon ở động vật bậc cao

  • C. vừa phải
  • D. không có tính chuyên hóa

Câu 3: Người ta sử dụng auxin tự nhiên (AIA)  và auxin nhân tạo (ÂN, AIB) nhằm mục đích

  • A. kích thích ra rễ ở cành giâm,  cành chiết, hạn chế tỉ lệ thụ quả,  tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ
  • B. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết,  tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ

  • C. hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết,  tăng tỷ lệ thụ quả,  tạo quả không hạt,  nuôi cấy mô và tế bào thực vật,  diệt cỏ
  • D. kích thích ra rễ ở cành giâm,  cành chiết,  tăng tỉ lệ thụ quả,  tạo quả không hạt,  nuôi cấy mô và tế bào thực vật,  diệt cỏ

Câu 4: Khi nói về vai trò điều tiết quá trình sinh trưởng và phát triển của hoocmon thực vật, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Sự phân hóa giới tính của hoa liên quan đến hàm lượng hoocmon trong cây
  • B. Ở cây non nhiều rễ phụ thì đa phần sẽ phát triển thành cây đực

  • C. Cây có rễ nhiều lá, có sự cân bằng hoocmon thì tỷ lệ hoa đực và hoa cái bằng nhau, giới tính đực cái cũng ở trạng thái cân bằng
  • D. Cây có nhiều rễ và ít lá, có sự cân bằng hoocmon thì tỷ lệ hoa đực bằng hoa cái, giới tính đực cái cũng ở trạng thái cân bằng

Câu 5: Gibêrelin có vai trò

  • A. làm tăng số lần nguyên phân,  tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân

  • B. làm giảm số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân
  • C. làm tăng số lần nguyên phân, giảm  chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân
  • D. làm tăng số lần nguyên phân và chiều dài của tế bào, giảm chiều dài thân

Câu 6: Khi nói về phitocrom, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và được chứa trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.

  • B. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, không có bản chất là protein và được chứa trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm
  • C. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và được chứa trong các lá được chiếu sáng
  • D. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, không có bản chất là protein và được chứa trong các lá được chiếu sáng

Câu 7: Xitôkinin chủ yếu sinh ra ở

  • A. đỉnh của thân và cành
  • B. lá, rễ
  • C. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả

  • D. Thân, cành

.....................

►► Nội dung bộ câu hỏi trắc nghiệm còn tiếp, mời các bạn xem full tại file tải về miễn phí...

Đáp án:

1-A 2-B 3-B 4-B 5-A 6-A 7-C 8-B 9-A 10-D 11-C 12-A 13-C 14-A 15-C

16-B 17-A 18-B 19-B 20-A 21-A 22-B 23-D 24-D 25-C

Lý thuyết trọng tâm

I. KHÁI NIỆM

Hoocmôn thực vật (còn gọi là phitôhoocmôn) là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây

Hoocmôn thực vật có những đặc điểm chung sau:

- Được tạo ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây.

- Trong cây, hoocmôn được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.

- Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể

- Hoocmôn thực vật được phân thành 2 nhóm nhỏ là hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế.

II. HOOCMÔN KÍCH THÍCH

1. Auxin

- Auxin phổ biến trong hầu hết các loại cây là axit inđôl axêtic (AIA)

- Auxin chủ yếu được sinh ra ở đỉnh của thân và cành. Auxin có nhiều trong chồi, hạt đang nảy mầm, lá đang sinh trưởng, trong tầng phân sinh bên đang hoạt động, trong nhị hoa.

- Tác động sinh lí của AIA

   + Ở mức tế bào, AIA kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào

   + Ở mức cơ thể, AIA tham gia vào nhiều hoạt động sống của cây như hướng động, ứng động, kích thích nảy mầm của hạt, chồi, kích thích ra rễ phụ, thể hiện ưu thế đỉnh (chồi đỉnh ức chế sự sinh trưởng của các chồi bên)

►►Tải free hướng dẫn soạn sinh học 11 bài 35: Hoocmon thực vật file word, pdf tại đường link dưới đây:

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo.

Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn sinh học như đề kiểm tra học kì, 1 tiết, 15 phút trên lớp, hướng dẫn giải sách giáo khoa, sách bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
3.3
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com