Logo

Soạn Sinh học lớp 6 Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt (ngắn gọn)

Hướng dẫn soạn Sinh học lớp 6 Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt đầy đủ bao gồm bộ câu hỏi trắc nghiệm, lời giải câu hỏi, bài tập ứng dụng, tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
5.0
0 lượt đánh giá

Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập ứng dụng, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt (ngắn gọn), giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.

Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt

Câu hỏi ứng dụng

Câu hỏi 1 trang 108: 

Sử dụng kết quả quan sát hạt đỗ đen và hạt ngô để trả lời cac câu hỏi trong bảng dưới đây

Hướng dẫn trả lời:

Câu hỏi 2 trang 109:

Nhìn vào bảng trên, hãy chỉ ra diểm giống và khác nhau giữa hạt đỗ đen và hạt ngô?

Hướng dẫn trả lời:

- Khác nhau:

     + Hạt đậu đen: phôi có 2 lá mầm

     + Hạt ngô: Phôi có 1 lá mầm

- Giống nhau:

     + Phôi đều gồm : Chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm

     + Hạt đều được bao bọc bởi vỏ

Bài tập ứng dụng

Bài 1 (trang 109 sgk Sinh học 6): 

Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây Hai lá mầm và hạt của cây Một lá mầm.

Hướng dẫn giải chi tiết:

   * Giống nhau:

      - Phôi gồm các bộ phận: lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm .

      - Vỏ hạt bao bọc và bảo vệ phôi.

  * Khác nhau:

Hạt cây hai lá mầm    

- Lá mầm chứa chất dinh dưỡng dự trữ

- Phôi mầm có 2 lá mầm

Hạt cây một lá mầm

- Phôi nhũ chứa chất dinh dưỡng dự trữ

- Phôi mầm có 1 lá mầm

Bài 2 (trang 109 sgk Sinh học 6): 

Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh ?

Hướng dẫn giải chi tiết:

  Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh vì: các hạt này có lượng chất dinh dưỡng cho phôi nhiều, phôi mầm khỏe mạnh, không có mầm bệnh xâm nhập nên sẽ có hiệu suất nảy mầm cao, cây con khỏe mạnh, phát triển tốt và đồng đều.

Bài 3 (trang 109 sgk Sinh học 6): 

Sau khi học xong bài này có bạn nói rằng : hạt lạc gồm có ba phần là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Theo em câu nói của bạn có chính xác không ? Vì sao ?

Hướng dẫn giải chi tiết:

  Câu nói trên của bạn là không chính xác. Vì hạt lạc gồm có hai phần là vỏ (bao bọc và bảo vệ phôi) và phôi (phôi gồm lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm). Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt lạc mằm trong lá mầm.

Bài tập (trang 109 sgk Sinh học 6): 

Có thể dùng những cách nào để xác định các hạt nhãn, mít là hạt của cây Hai lá mầm ?

Hướng dẫn giải chi tiết:

   Có 2 cách xác định hạt nhãn, hạt mít là hạt cây Hai lá mầm. Đó là:

– Bóc tách hạt tìm bộ phận phôi của hạt để quan sát được 2 lá mầm của phôi.

– Gieo cho hạt nảy mầm để có thể quan sát được số lá mầm ở cây mầm.

Lý thuyết trọng tâm:

1. Các bộ phận của hạt

- Hạt gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

- Phôi của hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.

- Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc phôi nhũ.

2. Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm

- Cây Hai lá mầm là những cây phôi của hạt có hai lá mầm. Ví dụ: cây đỗ đen, cây lạc, cây bưởi, cây cam,…

- Cây Một lá mầm là những cây phôi của hạt có một lá mầm. Ví dụ: cây ngô, cây lúa, cây kê…

Bộ câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Loại hạt nào dưới đây không chứa phôi nhũ ?

A. Cau      B. Lúa

C. Ngô      D. Lạc

Đáp án: D

Giải thích: Hạt lạc không chứa phôi nhũ – hạt của cây 2 lá mầm.

Câu 2. Ở hạt đậu xanh, chất dinh dưỡng được dự trữ ở đâu ?

A. Lá mầm      B. Phôi nhũ

C.       D. Chồi mầm

Đáp án: A

Giải thích: Hạt đậu xanh là hạt không có phôi nhũ, vì vậy chất dự trữ của hạt chứa trong lá mầm.

Câu 3. Ở hạt ngô, bộ phận nào chiếm phần lớn trọng lượng ?

A. R      B. Lá mầm

C. Phôi nhũ      D. Chồi mầm

Đáp án: C

Giải thích: Ở hạt ngô, phôi nhũ chiếm phần lớn trọng lượng để chứa chất dự trữ cho hạt.

Câu 4. Phôi trong hạt gồm có bao nhiêu thành phần chính ?

A. 4      B. 3

C.       D. 5

Đáp án: A

Giải thích: Phôi của hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm – Hình 33.1 – SGK trang 108.

Câu 5. Phôi của hạt bưởi có bao nhiêu lá mầm ?

A. 3      B. 1

C. 2      D. 4

Đáp án: C

Giải thích: Bưởi là cây 2 lá mầm vì vậy hạt của chúng có 2 lá mầm.

Câu 6. Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở đâu ?

A. Thân mầm hoặc rễ mầm

B. Phôi nhũ hoặc chồi mầm

C. Lá mầm hoặc rễ mầm

D. Lá mầm hoặc phôi nhũ

Đáp án: D

Giải thích: Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở lá mầm hoặc phôi nhũ – SGK trang 109.

Câu 7. Bạn có thể tìm thấy phôi nhũ ở loại hạt nào dưới đây ?

A. Hạt đậu đen

B. Hạt cọ

C. Hạt bí

D. Hạt cải

Đáp án: B

Giải thích: Phôi nhũ xuất hiện ở những hạt của cây 1 lá mầm. VD: cau, lúa, cọ…

Câu 8. Nhóm nào dưới đây gồm những cây Hai lá mầm ?

A. Cam, mít, cau, chuối, thanh long

B. Cao lương, dừa, mía, rau má, rau ngót

C. Rau dền, khoai lang, cà chua, cải thảo

D. Sen, sắn, khế, gừng, dong ta

Đáp án: C

Giải thích: Cây 2 lá mầm là phôi của hạt có 2 lá mầm: rau dền, khoai lang, cà chua, cải thảo.

Câu 9. Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và sâu bệnh ?

A. Tất cả các phương án đưa ra.

B. Vì những hạt này có thể nảy mầm trong bất kì điều kiện nào mà không bị tác động bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài.

C. Vì những hạt này có phôi khoẻ và giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng dự trữ. Đây là điều kiện cốt lõi giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển thành cây con khoẻ mạnh.

D. Vì những hạt này có khả năng ức chế hoàn toàn sâu bệnh. Mặt khác, từ mỗi hạt này có thể phát triển cho ra nhiều cây con và giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.

Đáp án: C

Giải thích: Người ta giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và sâu bệnh vì những hạt này có phôi khoẻ, giữ được chất dinh dưỡng dự trữ, giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển thành cây con khoẻ mạnh

Câu 10. Khi lột bỏ lớp vỏ ngoài, bạn có thể tách đôi rất dễ dàng loại hạt nào dưới đây ?

A. Hạt ngô      B. Hạt lạc

C. Hạt cau      D. Hạt lúa

Đáp án: B

Giải thích: Khi lột bỏ lớp vỏ ngoài, ta có thể tách đôi rất dễ dàng hạt lạc – có 2 lá mầm gắn với nhau.

File tải hướng dẫn soạn Sinh học lớp 6 Bài 33 (ngắn gọn nhất):

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo.

►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn sinh học như đề kiểm tra học kì, 1 tiết, 15 phút trên lớp, hướng dẫn giải sách giáo khoa, sách bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com