Logo

Giải Vật lý lớp 7 Bài 12: Độ to của âm SGK

Giải Vật lý lớp 7 Bài 12: Độ to của âm SGK, hỗ trợ học sinh ôn tập và củng cố kiến thức trọng tâm bài học, luyện giải các dạng bài tập thành thạo. Chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới.
5.0
1 lượt đánh giá

Chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh tài liệu giải bài tập môn Vật lý Bài 12: Độ to của âm SGK chi tiết, dễ hiểu nhất. Mời các em tham khảo.

Trả lời các câu hỏi SGK Vật lý 7 Bài 12

Bài C1 (trang 34 SGK Vật Lý 7): Quan sát dao động của đầu thước, lắng nghe âm phát ra rồi điền vào bảng 1:

Lời giải:

Bài C2 (trang 35 SGK Vật Lý 7): Từ những dữ liệu thu thập trên, hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng..., biên độ dao động càng..., âm phát ra càng .....

Lời giải:

* Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều, biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to.

Hoặc:

* Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng ít, biên độ dao động càng nhỏ, âm phát ra càng nhỏ.

Bài C3 (trang 35 SGK Vật Lý 7): Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Quả cầu bấc lệch càng …, chứng tỏ biên độ dao động của mặt càng …, tiếng trống càng .....

Lời giải:

Quả cầu bấc lệch càng nhiều, chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn, tiếng trống càng to.

Hoặc: Quả cầu bấc lệch càng ít, chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng nhỏ, tiếng trống càng nhỏ.

Kết luận: Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.

Bài C4 (trang 36 SGK Vật Lý 7): Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to hay nhỏ? Tại sao?

Lời giải:

Gảy mạnh dây đàn thì tiếng đàn sẽ kêu to vì biên độ dao động của dây đàn lớn.

Bài C5 (trang 36 SGK Vật Lý 7): Hãy so sánh biên độ dao động của điểm giữa sợi dây đàn (điểm M) trong hai trường hợp vẽ ở hình 12.3.

Lời giải:

Ta thấy khoảng cách từ điểm M đến đường nằm ngang (nét đứt - tức vị trí cân bằng - hay vị trí ban đầu của dây khi chưa dao động) ở hình trên lớn hơn hình dưới nên biên độ dao động của điểm M ở hình trên lớn hơn biên độ dao động của điểm M ở hình dưới.

Bài C6 (trang 36 SGK Vật Lý 7): Khi máy thu thanh phát ra âm to, âm nhỏ thì biên độ dao động của màng loa khác nhau như thế nào?

Lời giải:

Máy thu thanh phát ra âm to → biên độ dao động của màng loa lớn.

Máy thu thanh phát ra âm nhỏ → biên dộ dao dộng của màng loa nhỏ.

Bài C7 (trang 36 SGK Vật Lý 7): Hãy ước lượng độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng nào?

Lời giải

Tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi khoảng 40 dB đến 60 dB [từ tiếng nói thường đến tiếng nói to (nhạc to)

Lý thuyết Bài 5 Lý 7

1. Biên độ dao động – Âm to, âm nhỏ

- Trong quá trình dao động, độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động .

- Biên độ dao động của vật càng lớn thì âm do vật đó phát ra càng to. Ngược lại, biên độ dao động của vật càng nhỏ thì âm do vật đó phát ra càng nhỏ.

2. Độ to của một số âm- Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben (kí hiệu là dB).

- Khi độ to của âm càng lớn (không được quá 70dB) thì ta nghe âm càng rõ. Nếu độ to của âm quá 70 dB và trong một thời gian dài thì ta nghe không còn rõ và dễ chịu nữa. Vậy độ to của âm ở mức 70 dB gọi là giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn.

- Khi độ to của âm bằng hay lớn hơn 130 dB thì âm thanh làm cho tai nhức nhối rất khó chịu và có thể làm điếc tai. Vậy độ to của âm ở mức 130 dB gọi là ngưỡng đau có thể làm điếc tai.

Bảng cho biết độ to của một số âm:

Lưu ý: Biên độ là độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng ban đầu chứ không phải là khoảng cách lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng ban đầu.

►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập Vật lí 7 Bài 12: Độ to của âm hay nhất file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com