Logo

Giải Vật lý lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm SGK

Giải Vật lý lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm SGK, hỗ trợ học sinh ôn tập và củng cố kiến thức trọng tâm bài học, luyện giải các dạng bài tập thành thạo.
5.0
0 lượt đánh giá

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn bài tập môn Vật Lí lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Trả lời các câu hỏi SGK Vật lý 7 Bài 8

Bài C1 (trang 22 SGK Vật Lý 7): Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm ở thí nghiệm trên là ảnh gì? So với cây nến thì lớn hơn hay nhỏ hơn?

Lời giải:

Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn). So với cây nến thật thì ảnh lớn hơn.

Bài C2 (SGK trang 22 Vật Lý 7): Hãy bố trí một thí nghiệm để so sánh ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm với ảnh của cùng vật đó tạo bởi gương phẳng. Mô tả cách bố trí thí nghiệm. Nêu kết quả so sánh.

Lời giải:

* Bố trí thí nghiệm: Đặt hai cây nến giống nhau thẳng đứng ở phía trước và cách đều hai gương (gương phẳng và gương cầu lõm) một khoảng bằng nhau.

* Kết quả thí nghiệm: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương phẳng.

* Kết luận: đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.

Bài C3 (trang 23 SGK Vật Lý 7): Quan sát chùm tia phản xạ xem nó có đặc điểm gì?

Lời giải:

* Quan sát thấy chùm tia phản xạ trên gương cầu lõm giao nhau (hội tụ) tại một điểm ở trước gương.

Kết luận: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ (hội tụ) tại một điểm trước gương.

Bài C4 (trang 23 Vật Lý 7 SGK): Hình 8.3 là một thiết bị dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời để nung nóng vật. Hãy giải thích vì sao vật đó lại nóng lên.

Lời giải:

Mặt trời ở rất xa nên chùm sáng từ mặt trời tới gương cầu lõm coi như chùm tia tới song song mang năng lượng nhiệt, cho chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở phía trước gương.

Do vậy ánh sáng mặt trời được tập trung nhiệt lượng tại điểm hội tụ và làm cho vật đặt tại đó nóng lên.

Bài C5 (trang 23 Vật Lý 7): Bằng cách di chuyển đèn pin, hãy tìm vị trí của S để thu được chùm phản xạ là một chùm sáng song song.

Lời giải:

Các bạn học sinh tự làm thí nghiệm để tìm vị trí của đèn, vị trí này tùy thuộc vào gương mà các em dùng trong phòng thí nghiệm.

Kết luận: Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp sẽ thu được một chùm sáng phản xạ song song.

Bài C6 (trang 24 SGK Vật Lý lớp 7): Xoay pha đèn đến vị trí thích hợp để thu được chùm phản xạ song song từ pha đèn chiếu ra.

Giải thích vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin có thể chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ?

Lời giải:

* Nhờ có pha đèn mà đèn pin có thể chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ vì:

+ Ngọn đèn phát ra nguồn sáng là chùm phân kỳ, loe rộng ra xa, khi đó năng lượng ánh sáng sẽ phân bố trên vùng rộng, không tập trung theo một phương hướng cần chiếu sáng. Nhưng nhờ có gương cầu lõm trong pha đèn pin nên khi xoay pha đèn đến vị trí thích hợp sẽ thu được một chùm sáng phản xạ song song được tạo ra từ chùm phân kỳ của nguồn sáng, khi đó đa phần năng lượng của ngọn đèn chỉ tập trung theo một phương cần chiếu sáng nên đèn pin có thể chiếu sáng đi xa mà vẫn sáng rõ.

Bài C7 (trang 24 SGK Vật Lý 7): Muốn thu được chùm sáng hội tụ từ đèn ra thì phải xoay pha đèn để cho bóng đèn ra xa hay lại gần gương?

Lời giải:

Thực nghiệm cho thấy muốn được chùm tia phản xạ hội tụ, ta phải xoay pha đèn sao cho bóng đèn ra xa gương

Lý thuyết Bài 5 Lý 7

1. Gương cầu lõm là gì?

Gương cầu lõm là một phần mặt cầu, phản xạ tốt ánh sáng, có mặt phản xạ nằm phía trong mặt cầu.

2. Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm

Vật đặt gần sát gương cầu lõm cho ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và luôn lớn hơn vật.

Lưu ý: Thực ra ảnh tạo bởi gương cầu lõm có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo tùy theo vị trí của vật đối với gương.

3. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm

- Chiếu một chùm tia sáng song song tới gương cầu lõm cho chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm F ở trước gương.

- Một nguồn sáng nhỏ đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp (F) tạo ra một chùm tia sáng phân kì cho chùm phản xạ là chùm sáng song song.

Như vậy: Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia sáng tới song song thành chùm tia sáng phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại biến đổi một chùm tia sáng tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

4. Ứng dụng

Gương cầu lõm dùng trong đèn pha ô tô, mô tô, đèn pin; gương tập trung năng lượng ánh sáng Mặt Trời.

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập Vật lí 7 Bài 8: Gương cầu lõm hay nhất file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com