Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 41 (có đáp án): Bảo quản hạt, củ làm giống chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.
Câu 1: Quy trình bảo quản hạt giống mà bà con nông dân thực hiện phổ biến theo quy mô gia đình được làm theo thứ tự:
A. Thu hoạch - Tách hạt - Làm khô - Phân loại - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.
B. Thu hoạch - Tách hạt - Phân loại, làm sạch - Làm khô - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.
C. Thu hoạch - Làm khô - Tách hạt - Phân loại - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.
D. Thu hoạch - Phân loại - Làm khô - Tách hạt - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.
Câu 2: Để bảo quản hạt giống dài hạn cần
A. Giữ ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường
B. Giữ ở nhiệt độ bình thường, độ ẩm 35-40%
C. Giữ ở nhiệt độ 30-40oC, độ ẩm 35-40%
D. Giữ ở nhiệt độ -10oC, độ ẩm 35-40%
Câu 3: Ý nghĩa của việc làm khô trong quy trình bảo quản hạt giống là
A. làm giảm độ ẩm trong hạt.
B. làm tăng độ ẩm trong hạt.
C. làm cho chín những hạt còn xanh khi thu hoạch.
D. diệt mầm bệnh, vi khuẩn.
Câu 4: Để bảo quản củ giống dài hạn (trên 20 năm) cần:
A. Xử lí chống vi sinh vật, xử lí ức chế nảy mầm, bảo quản trong kho lạnh
B. Phơi khô, xử lí ức chế nảy mầm, bảo quản trong kho lạnh
C. Xử lí ức chế nảy mầm, xử lí chống vi sinh vật, bảo quản trong kho lạnh, độ ẩm 35-40%
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 5: Quy trình bảo quản củ giống khác với bảo quản hạt giống là
A. không làm khô, bảo quản trong bao, túi kín, xử lí chống vi sinh vật hại
B. xử lí chống vi sinh vật gây hại, làm khô, xử lí ức chế nảy mầm
C. không bảo quản trong bao, túi kín, không làm khô, xử lí chống vi sinh vật gây hại, xử lí ức chế nảy mầm.
D. xử lí ức chế này mầm, bảo quản trong bao tải
Câu 6: Củ giống bảo quản cần có mấy tiêu chuẩn?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 7: Thời gian bảo quản củ giống có gì khác so với bảo quản hạt giống?
A. Củ giống không thể bảo quản trung hạn và dài hạn.
B. Củ giống không thể bảo quản ngắn hạn và trung hạn.
C. Củ giống không thể bảo quản dài hạn.
D. Củ giống không thể bảo quản trung hạn.
Câu 8: Mục đích của việc bảo quản hạt giống là
A. bảo quản để ăn dần.
B. tăng năng suất cây trồng cho vụ sau.
C. giữ được độ nảy mầm của hạt.
D. giữ nguyên lượng nước để hạt nảy mầm.
Câu 9: Hạt làm giống cần có các tiêu chuẩn nào sau đây?
A. Khô, sức sống tốt, không sâu bệnh
B. Sức sống cao, chất lượng tốt, không sâu bệnh
C. Chất lượng tốt, thuần chủng, không sâu bệnh
D. Khô, sức chống chịu cao, không sâu bệnh
Câu 10: Quy trình bảo quản củ giống gồm bao nhiêu bước?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 1:
Đáp án: B. Thu hoạch - Tách hạt - Phân loại, làm sạch - Làm khô - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.
Giải thích: Quy trình bảo quản hạt giống mà bà con nông dân thực hiện phổ biến theo quy mô gia đình được làm theo thứ tự: Thu hoạch - Tách hạt - Phân loại, làm sạch - Làm khô - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng – SGK trang 123
Câu 2:
Đáp án: D. Giữ ở nhiệt độ -100 C, độ ẩm 35-40%
Giải thích:Để bảo quản hạt giống dài hạn cần: Giữ ở nhiệt độ -10oC, độ ẩm 35-40% - SGK trang 123
Câu 3:
Đáp án: A. làm giảm độ ẩm trong hạt.
Giải thích: Ý nghĩa của việc làm khô trong quy trình bảo quản hạt giống là làm giảm độ ẩm trong hạt – SGK trang 123
Câu 4:
Đáp án: D. Cả A, B, C đều sai
Giải thích: Do cr giống chỉ bảo quản tốt tối đa được từ 4-8 tháng – SGK trang 125
Câu 5:
Đáp án: C. không bảo quản trong bao, túi kín, không làm khô, xử lí chống vi sinh vật gây hại, xử lí ức chế nảy mầm.
Giải thích: Quy trình bảo quản củ giống khác với bảo quản hạt giống là: không bảo quản trong bao, túi kín, không làm khô, xử lí chống vi sinh vật gây hại, xử lí ức chế nảy mầm – SGK trang 124,125
Câu 6:
Đáp án: D. 6
Giải thích:Củ giống bảo quản cần có 6 tiêu chuẩn – SGK trang 125
Câu 7:
Đáp án: A. Củ giống không thể bảo quản trung hạn và dài hạn.
Giải thích:Thời gian bảo quản củ giống khác so với bảo quản hạt giống là: Củ giống không thể bảo quản trung hạn và dài hạn – SGK trang 124,125
Câu 8:
Đáp án: C. giữ được độ nảy mầm của hạt.
Giải thích:Mục đích của việc bảo quản hạt giống là: được độ nảy mầm của hạt – SGK trang 124
Câu 9:
D. Khô, sức chống chịu cao, không sâu bệnh
Đáp án: C. Chất lượng tốt, thuần chủng, không sâu bệnh
Giải thích: Hạt làm giống cần có các tiêu chuẩn: Chất lượng tốt, thuần chủng, không sâu bệnh – SGK trang 123
Câu 10:
Đáp án: B. 6
Giải thích: Quy trình bảo quản củ giống gồm 6 bước – SGK trang 125
►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 41 (có đáp án): Bảo quản hạt, củ làm giống chi tiết, đầy đủ nhất, file pdf hoàn toàn miễn phí.