Logo

Tự đánh giá: Khoảng trời, hố bom trang 87, 88, 89, 90 SGK Ngữ văn 10 Cánh Diều

Soạn bài: Tự đánh giá Khoảng trời, hố bom trang 87, 88, 89, 90 SGK Ngữ văn 10 Cánh Diều ngắn gọn nhất, giúp các em trả lời các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa đầy đủ nhất.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn soạn bài Tự đánh giá Khoảng trời, hố bom SGK Ngữ văn 10 Cánh Diều được đội ngũ giáo viên biên soạn bám sát chương trình trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10 Bộ Cánh Diều. Giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.

Tự đánh giá: Khoảng trời, hố bom SGK Ngữ văn 10 Cánh Diều

Đọc văn bản “Khoảng trời, hố bom” (trang 87 - 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6):

Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều)

Chọn đáp án: A. “Em” – cô thanh niên xung phong

Câu 2 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Chọn đáp án: C. Hình ảnh biểu tượng cho sự bất tử của vẻ đẹp thanh xuân và tâm hồn người nữ thanh niên xung phong

Câu 3 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Chọn đáp án: A. Khổ 1.

Câu 4 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Chọn đáp án: C. Nỗi đau đớn, bị thương trước sự hi sinh của người nữ thanh niên xung phong.

Câu 5 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Cánh Diều):

Chọn đáp án: B. Hóa dụ - Sự khẳng định vẻ đẹp tâm hồn bất tử của người nữ thanh niên xung phong.

Câu 6 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Chọn đáp án: B. Tình yêu cao cả dành cho Tổ quốc

Câu 7 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Nhan đề “Khoảng trời, hố bom” gợi ra sự đối lập giữa: trên – dưới, rộng – hẹp, bình yên – chết chóc, sự vô tận – cái kết thúc. Nếu “khoảng trời” mà một không gian cao rộng, thanh bình thì “hố bom” là nơi dẫn đến sự chết chóc, hiểm nguy. Đặt hai cụm từ mang ý nghĩa trái ngược cạnh nhau, tác giả vừa làm nổi bật hiện thực chiến tranh tàn khốc, ác liệt vừa cho thấy tinh thần lạc quan, dũng cảm của con người.

Câu 8 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh + so sánh

“Em nằm dưới đất sâu

 Như khoảng trời đã nằm yên trong đất”

Tác dụng: chỉ người chiến sĩ đã hi sinh trong chiến đấu, nhưng sự ra đi của họ nhẹ nhàng, bình yên, thanh thản như một giấc ngủ, qua đó, giảm nhẹ đi nỗi đau thương, mất mát.

Câu 9 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

- Những gì chúng ta đang có và hưởng thụ ngày hôm nay đều nhờ vào những hi sinh, cống hiến của thế hệ trước. Vì vậy, chúng ta cần sống có trách nhiệm, trân trọng cuộc sống hiện tại, luôn hết mình cống hiến, phụng sự Tổ quốc bằng cách chăm chỉ học tập, lao động, sáng tạo,...

Câu 10 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Để đất nước của chúng ta được như ngày hôm nay, biết bao con người đã anh dũng hi sinh. Họ là những con người vô danh trong hàng ngàn người chiến sĩ anh dũng: "Gương mặt em, bạn bè tôi không biết / Nên mỗi người có gương mặt em riêng". Trong bài thơ “Khoảng trời, hố bom”, người con gái mở đường ra đi nhưng “em” đã thành công dẫn lối, mở đường cho tương lai tươi sáng của dân tộc. “Em” ra đi thầm lặng, dù không ai nhớ mặt, đặt tên nhưng những con người như “em” đã làm nên đất nước và được mọi người ghi nhớ công ơn.

Để tải về tài liệu hướng dẫn soạn bài: Tự đánh giá Khoảng trời, hố bom SGK Ngữ văn 10 Cánh Diều, mời bạn click vào nút TẢI VỀ dưới đây:

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com