Mời các bạn cùng tham khảo Văn mẫu Giải thích bài ca dao "Rủ nhau xuống bể mò cua ..." lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh mở rộng vốn từ và tham khảo thêm các ý tưởng cho bài viết của mình.
Đề bài:
"Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau"
Em hãy giải thích ý nghĩa của bài ca dao trên, để thấy rõ lối sống tình nghĩa của nhân dân ta.
Trong nhịp sống ồn ào hiện thời, có lẽ chúng ta đã quen với những âm thanh sôi động hối hả của các loại nhạc pop, rock... mà cứ tưởng như tâm hồn ta được nuôi dưỡng, được lớn lên từ những khúc nhạc hiện đại này. Trong đời bạn, đã bao giờ bạn đọc đi đọc lại để suy ngẫm về ý nghĩa của một bài ca dao nào đó để những âm hưởng ngọt ngào, dịu nhẹ lắng đọng trong tâm hồn? Nơi đó là cội nguồn và bản sắc làm nên vẻ đẹp độc đáo cho văn học, cho âm nhạc của dân tộc mình. Cũng không cần phải tìm kiếm ở đâu xa lạ, ta hãy đến với sự kì diệu của thơ, của ngôn ngữ, của nhạc điệu trong bài ca dao sau:
Rủ nhau xuống bể mò cua,
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
Em ơi chua ngọt đã từng,
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.
Tìm hiểu sâu ý nghĩa của bài ca dao, ta mới cảm nhận được hết sự mộc mạc chân chất và tinh tế trong tâm hồn dân tộc.
Để hiểu rõ ý nghĩa ẩn chứa trong bài ca dao, ta cần nắm được nội dung của bài. Phải chăng đây là một lời tâm tình, nhắn nhủ của người xưa về lòng chung thủy. Lòng chung thủy là biểu hiện cao nhất, đẹp đẽ nhất trong đạo lí làm người. Tác giả dân gian đã dùng hình ảnh ẩn dụ để nói về cuộc sống mà nơi đây có hai con người đã gắn bó với nhau trong gian khổ, trong sung sướng.
Rừng, bể là những nơi thường xảy ra bão táp, sóng gió, luôn có mối nguy hiểm rình rập con người. Họ cùng rủ nhau xuống bể, cùng đem về, từ ngữ mang ý nghĩa thật hàm súc mà bình dị. Nó giúp ta hình dung được đây là một cuộc sống hạnh phúc. Hai con người gắn bó cùng nhau, đi đâu cũng có nhau, cùng trải qua bao vui buồn sướng khổ. Họ đã từng trải qua những gian khó, lúc lên thác xuống ghềnh, luôn có nhau. Thực tế đã chứng minh tấm lòng chung thủy của họ:
Rủ nhau xuống bể mò cua,
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
Đôi lứa ở đây đang sống trong vị ngọt của tình yêu, tuy rằng vẫn còn đó những vị đắng của cuộc đời. Ở hai câu sau, ta gặp hai cụm từ non xanh, nước bạc. Khi nói về non và nước, chúng ta thường liên tưởng đến sự vĩnh hằng của thiên nhiên. Nhưng ở đây non xanh, nước bạc chỉ sự đổi thay.
Từ câu ca dao này, ta hiểu được rằng cuộc sống dù có nhiều đổi thay, nhưng cuối cùng người ta vẫn hướng về sự thủy chung, gắn bó. Trái tim không tự đếm nhịp đập của mình, nhưng ta có thể đo được tần số nhịp đập của trái tim khi ta muốn tìm hiểu về nó. Cũng như khi sáng tác bài ca dao, tác giả dân gian có lẽ cũng không trải qua quá trình giải thích, phân tích tình cảm của mình. Nhưng ta tìm hiểu ý nghĩa của bài ca dao để không mơ hồ, không thờ ơ với những lời nói như gan ruột của người xưa gửi gắm trong ca dao. Có lẽ ít khi ta dừng lại để ngẫm nghĩ rằng mình đã và đang sống như thế nào. Nhưng khi đọc bài ca dao, ta thấy được lòng chung thủy, sự gắn bó trong tình người. Đó là sức mạnh giúp con người có thể vượt qua mọi gian khổ để đi tới hạnh phúc, và khi đạt được hạnh phúc cần có ý thức giữ gìn.
Tôi thường liên tưởng đến một ý thơ của nhà thơ Chế Lan Viên:
Hãy biết ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn.
Phải chăng vị muối làm nên chất mặn cho ca dao đó là cuộc sống với bao đắng cay nhọc nhằn của người lao động và trong cuộc sống đó, tâm hồn của họ luôn lấp lánh một tình yêu cuộc sống. Có lẽ lớn lao hơn hết là những lời nhắn nhủ sâu thẳm của người xưa về đạo lí, nghĩa tình. Đến bây giờ và mãi mãi về sau, ta còn cảm nhận được sức ngân vang đến vô cùng của những vần thơ dân dã.
Trong nhịp sống ồn ào đa dạng hiện thời. Có lẽ chúng ta đã quen với những âm thanh sôi động hối hả của các loại nhạc pop, rock… mà cứ tưởng tâm hồn ta được nuôi dưỡng, được lớn lên từ những khúc nhạc tân kì này. Trong đời bạn, đã bao giờ đọc đi đọc lại, suy ngẫm về ý nghĩa của một bài ca dao nào đó để những âm hưởng ngọt ngào, dịu nhẹ lắng đọng trong tâm hồn ta hay chăng. Nơi đó là cội nguồn về bản sắc làm nên vẻ đẹp độc dáo cho văn học, cho âm nhạc dân tộc mình. Cũng không cần tìm hiểu đâu xa, ta hãy đến với sự kỳ diệu của thơ, của ngôn ngữ, của nhạc điệu trong bài ca dao sau:
Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả me chua trên rừng
Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.
Tìm hiểu sâu ý nghĩa của bài ca dao, ta mới cảm nhận được hết sự mộc mạc chân chất và tinh tế trong tâm hồn dân tộc.
Để hiểu rõ ý nghĩa ẩn chứa trong bài ca dao, ta cần biết nội dung của bài ca dao là gì? Phải chăng đây là một lời tâm tình, nhắn nhủ của người xưa về lòng chung thuỷ. Lòng chung thuỷ là biểu hiện cao nhất, đẹp đẽ nhất trong đạo lí làm người. Tác giả dân gian đã dùng hình ảnh ẩn dụ để nói về cuộc sống mà hai con người đã gắn bó với nhau trong gian khổ lẫn khi sung sướng.
Xuống bể, lên rừng thường xảy ra bão táp, sống gió luôn có mối nguy hiểm rình rập con người. Họ cùng rủ nhau xuống, cùng đem về từ ngữ ở đây mang ý nghĩa thật hàm xúc mà bình dị. Nó giúp ta hình dung được một cuộc sống hạnh phúc. Hai con người trong ca dao đi đâu cũng có nhau, cũng như vui buồn sướng khổ họ cùng trải qua.
Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.
Từ chua ngọt ở đây: Em ơi chua ngọt đã từng cho ta biết sự đối lập giữa các mùi vị của suộc sống, hàm ý nói về sự khác nhau giữa sung sướng và gian khổ, vui và buồn trong cược sống lứa đôi. Con người đã từng trải qua những thăng trầm, họ luôn có nhau. Thực tế này dã chứng minh tấm lòng thuỷ chung của họ.
Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
Đôi lứa ở đây đang sống trong vị ngọt của tình yêu, tuy rằng vẫn còn đó vị đắng của cuộc đời. Ở hai câu sau, ta gặp từ non xanh, nước bạc. Khi nói về non và nước, chúng ta thường liên tưởng đến sự vĩnh hằng của thiên nhiên. Nhưng ở đây tác giả dân gian muốn nói đến sự khác biệt, thay đổi của cuộc sống: non xanh, nước bạc. Nghĩa xanh và bạc trong bài ca dao gợi cho ta liên tưởng đến hai câu thơ của Hồ Xuân Hương:
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
Non xanh, nước bạc nói về sự thay đổi, sự quên lãng, sự tráo trở nhưng vẫn có một quy luật: cuối cùng vẫn phải trở về cái thuỷ chung gắn bó.
Trái tim không tự đếm nhịp đập của mình, nhưng ta có thể đo được tần số nhịp đập của trái tim khi ta muốn tìm hiểu về nó. Cũng như khi sáng tác bài ca dao, tác giả dân gian có lẽ cũng không trải qua quá trình giải thích, phân tích tình cảm của mình. Nhưng ta nên tìm hiểu ý nghĩa của bài ca dao để không mơ hồ, không thờ ơ với những lời nói như gan ruột người xưa đã gửi gắm. Có lẽ ta ít khi dừng lại để ngẫm nghĩ rằng mình đã và đang sống như thế nào. Nhưng khi đọc bài ca sao này, ta vẫn nhận thấy một điều rất sâu xa, đó là lòng thuỷ chung, sự gắn bó trong tình người. Đó là sức mạnh giúp con người có thể vượt qua mọi khó khăn gian khổ để đi tới hạnh phúc, và khi đạt được hạnh phúc phải có ý thức giữ gìn.
Tôi thường liên tưởng tới một ý thơ của nhà thơ Chế Lan Viên:
Hãy biết ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn.
Phải chăng vị muối làm nên chất mặn cho ca dao là cuộc sống với nhiều đắng cay, nhọc nhằn của người lao động. Trong cuộc sống đó, tâm hồn của họ luôn lấp lánh một tình yêu, để mỗi khi lời thơ cất lên đều trở thành tiếng lòng, là sự gửi gắm nỗi niềm ước vọng. Có lẽ lớn lao hơn hết là những lời nhắn nhủ sâu sắc của người xưa về đạo lí, tình nghĩa. Đến bây giờ và mãi mãi sau này, ta còn cảm nhận được sức ngân vang vô cùng, vẻ đẹp lấp lánh của những vần thơ tiếng Việt.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, chúng ta nhận thấy có biết bao lời ca dao bình dị. Nhưng hơn hết, có lẽ những câu ca dao về tình yêu gia đình, về sự son sắt thuỷ chung chính là những lời ca dao hay, dễ thương và rất tế nhị. Thông qua ca dao các nghệ sĩ dân gian của tầng lớp lao động muôn gởi gắm tâm tư tình cảm… Có thể là những tiếng than thân, những lời ca ngợi tình yêu quê hương, yêu gia đình. Cũng có thể là những lời hẹn ước, lời nhắn gửi và đề cao tâm lòng thuỷ chung như ca dao:
Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi! Chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.
Những câu ca về tình yêu đôi lứa, tình yêu vợ chồng được thể hiện hết sức tốt đẹp, tế nhị. Bài ca dao mở ra chính là hình ảnh lao động cần cù của những con người chân chất:
Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
Tuy hai câu đầu không nói đến một đối tượng cụ thể nào nhưng đã vẽ nên một bức tranh sống động về sinh hoạt của những người dân nghèo khổ. Bức tranh đó gợi lên trong chúng ta lời ca dao khác:
Rủ nhau đi cấy đi cày
Hai tiếng rủ nhau nghe thật thân thiết, giúp chúng ta cảm nhận được sự đồng tâm hiệp lực cùng làm việc, sát cánh bên nhau. Hai câu đầu của bài ca dao, qua hình ảnh xuống bể, lên rừng của cuộc sống lao động vất vả gian nan còn cho chúng ta nhận thấy cái tình, cái nghĩa trong tình cảm vợ chồng. Họ cùng nhau xuống bể rồi lại lên trên rừng. Họ cùng nhau phấn đấu làm việc, nương tựa vào nhau giúp đỡ, động viên nhau vượt qua những sóng gió trong cuộc sống hàng ngày. Từ và ý thơ đối nhau như mở ra một khoảng không gian rộng lớn với biết bao khó khăn cực nhọc. Và chính những người lao động ấy phải vượt không gian ấy để tìm lấy miếng ăn bình dị trong cuộc sống. Bài ca dao được nối tiếp bởi một tiếng gọi thân thương:
Em ơi! Chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.
Em ơi – Tiếng gọi sao thân thương và trìu mến đến thế! Lời gọi như chứa chan bao tình cảm thiết tha dạt dào trong tình nghĩa vợ chồng. Hai tiếng ấy như một nút nhấn trong bài ca dao, như nhân vang trong lòng người, như tích tụ mọi lời thương yêu đằm thắm. Đó cũng chính là nét hay trong tâm hồn người Việt Nam. Hình ảnh cùng nhau lao động ở hai câu đầu chợt ùa về làm ta xúc động. Bát canh cua nấu có vị chua chua của mơ, vị ngọt của cua được hai vợ chồng chung sức làm nên rồi cùng nhau thưởng thức. Hai tính từ đối nhau chua ngọt có thể hiểu rằng đó chính là những buồn, vui, sự sung sướng hay khổ cực của cuộc đời. Họ đã cùng nhau trải qua bao gian lao thử thách, cùng nhau vui hưởng hạnh phúc. Lúc nào, ở đâu họ cũng bên nhau, chính vì vậy mà tình cảm của họ ngày thêm sâu đậm chua ngọt đã từng là cả một quá trình đồng cam cộng khổ, sát cánh bên nhau vượt qua bao thăng trầm, bao sóng gió của cuộc đời. Cũng như ta đã biết câu ca dao:
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đẩu khen ngon.
Đó chính là sự hoà thuận, đầm ấm trong gia đình, là sự son sắt thuỷ chung của tình cảm trong nghĩa vợ chồng. Để có được niềm tin ở nhau, để có được sự bền bỉ vượt qua mọi khó khăn, để cố được lòng son sắt thuỷ chung, người lao động phải thực sự có tình yêu mãnh liệt, cố nghĩa nặng thâm sâu. Câu thơ cuối cùng trong bài ca dao như một lời nhắn gửi hẹn ước: Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau. Lời thơ nhẹ nhàng như thầm thì những đầy tình cảm. Non xanh nước bạc như nói đến sự vĩnh cửu, đến sự bất biến của thiên nhiên. Thiên nhiên vẫn vậy, mãi mãi không bao giờ thay đổi mà có lẽ, dù cho thiên nhiên có đổi thay, vật có đổi, sao có dời thì lòng thuỷ chung của đôi vợ chồng vẫn trước sau như nhau, đừng quên những kỉ niệm sướng khổ buồn vui, đừng quên những lúc càng nhau vượt qua bao gian khổ. Lời thơ cuối cùng như một lời thề tha thiết, một lời nhắn nhủ sâu nặng.
Trải qua bao sóng gió chua ngọt đã từng, trải qua bao cực khổ trong quá trình lao động và trong cuộc sống, thì càng cần gắn bó thuỷ chung với nhau. Lời thề ấy, như một minh chứng làm rõ tấm lòng son sắt chung thuỷ, không đổi thay. Nhịp thơ nhẹ nhàng, tiết tấu chậm rãi, cùng với vần làm cho câu ca dao thấm vào lòng ngươi sâu hơn.
Bài ca dao đã khép lại nhưng nó vẫn còn ngân vang mãi trong mỗi chúng ta. Ta xúc động vì sự son sắt thuỷ chung, sự gắn bó hoà thuận trong nghĩa vợ tình chồng. Đó là sức mạnh giúp chúng ta đi lên trong cuộc sống, và có niềm tin trước mọi khó khăn. Nghệ sĩ dân gian gởi vào ca dao những tâm tình nhắn nhủ của mình và cất tiếng hát lời ca yêu đời và yêu người, động viên con người sống cổ tình có nghĩa, có trước có sau.
Bài ca dao trên cũng như bao lời ca dân gian mềm mại khác giúp cho ta nhận biết rõ hơn về tình người. Nó hàm chứa một lời thề sâu đậm.
Bài ca đã mở ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ về tình cảm, tâm hồn con người Việt Nam, nó hướng chúng ta theo một quan niệm sống, một lẽ sống tốt đẹp, thuỷ chung và tiềm ẩn trong đó tính cách cao đẹp của truyền thống dân tộc ta từ xưa đến nay.
CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download Văn mẫu Giải thích bài ca dao "Rủ nhau xuống bể mò cua ..." Ngữ văn lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.