Mời các bạn cùng tham khảo văn mẫu Cảm nhận về hình ảnh ngọn lửa diêm trong truyện Cô bé bán diêm lớp 8 chọn lọc hay nhất Văn lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh mở rộng vốn từ và tham khảo thêm các ý tưởng cho bài viết của mình.
Đọc truyện “Cô bé bán diêm”, ta thấy hình tượng ngọn lửa là hình tượng lấp lánh nhất. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ vể mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi và sống trong tình thương. Từ những ngọn lửa diêm đã hóa thành những ngôi sao trên trời... để soi đường cho em bé bay lên ở với bà nội trên Thượng đế.
Qua ngọn lửa và ngôi sao, An-đec-xen đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những ước mơ hoặc bình dị, hoặc kì diệu của tuổi thơ. Vẻ đẹp nhân văn của truyện “Cô bé bán diêm” được thể hiện tài tình qua hình tượng ngọn lửa ấy.
Giấc mơ em bé thấy sau khi quẹt que diêm thứ tư là xúc động nhất. Em bé chìm dần vào ngọn lửa xanh. Em “nhìn rỗ ràng bà em đang mỉm cười với em”. Em mơ được sống lại những ngày êm ấm hạnh phúc thời bé thơ được sống bên bà. Diêm cháy sáng rồi tàn làm tan giấc mơ: “Que diêm tắt phụt, và ảo ánh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất”. Đã hơn một thế kỉ trôi qua, từ ngày An-đec-xen viết truyện “Cô bé bán diêm" (1845), người đọc khắp hành tinh gần xa, nhất là những bạn nhỏ, hình như vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây lời nguyện cầu tha thiết của em bé tội nghiệp: "... xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này... cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân, cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu”.
Chập chờn trong những cơn mơ. Đêm giao thừa càng về khuya càng rét, tuyết phủ dày mặt đất. Tối tăm, lạnh lẽo, cô đơn. Em bé quẹt hết cả bao diêm. Ngọn lửa diêm nối nhau cháy sáng. Em bé thấy bà nội hiện lên to lớn, hiền từ. Bà nội cầm tay em cùng bay lên cao, cao mãi “chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa” em nữa. Hai bà cháu “đã về chầu Thượng đế"
Cũng như Tiên, Phật, Bụt... trong truyện cổ dân gian Việt Nam, Thượng đế trong truyện cổ An-đec-xen là một biểu tượng về niềm tin hướng tới cái thánh thiện vô cùng cao cả, thiêng liêng, tốt đẹp. Thượng đế trong ước mơ chứ không phải Thượng đế trong Kinh thánh, trong đạo giáo. Mơ ước của em bé là mãi mãi muốn được sống bên bà trong yên vui, ấm no, hạnh phúc, vĩnh biệt hiện thực đói rét, đau khổ, côi cút, bước sang một thế giới hạnh phúc tốt đẹp, đó là lên trời với Thượng đế chí nhân.
Em bé đã chết đói, chết rét trong đêm giao thừa. Thế nhưng người đọc vẫn cảm thấy em không chết. Nói về giấc mơ em bé bán diêm, ngòi bút An-đec-xen chứa chan tình nhân đạo.
Nhắc đến truyện dành cho thiếu nhi không nhắc đến An-déc-xen một nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch là một thiếu sót rất lớn. Bạn đọc khắp năm châu đều biết đến ông bởi những tác phẩm của ông rất đặc sắc, huyền ảo mà mơ mộng gần gũi với trẻ thơ. Khi đọc truyện "cô bé bán diêm” của nhà văn, ta thấy thật ấn tượng với ngọn lửa diêm, phải chăng hình ảnh ngọn lửa diêm sáng lấp lánh trong truyện đã đem đến những giấc mơ kì diệu của em bé bán diêm, đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi và được sống trong tình yêu thương của bố mẹ, của bà và mọi người. Chính ngọn lửa diêm ấy đã đưa em đến với bà thương yêu- người đã bao bọc che chở cho em, yêu thương em hết mực để rồi hai bà cháu cùng bay lên trời về chầu Thượng Đế. Hình tượng ngọn lửa diêm sáng ngời lên vẻ đẹp nhân văn thể hiện cái nhìn đầy cảm thông, trân trọng, ngợi ca của tác giả về nỗi bất hạnh về ước mơ và những khát khao cháy bỏng trong tâm hồn của trẻ thơ- những thân phận nghèo khổ trên đời giữa cảnh đời nghiệt ngã. Thông qua hình tượng ngọn lửa diêm, ta thấy rõ tấm lòng nhân đạo, lòng nhân ái của tác giả đối với các em thiếu nhi, đồng thời nhà văn còn muốn gửi tới người đọc một thông điệp: đó là hãy biết san sẻ tình yêu thương, đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau, bất hạnh của các em nhỏ.
►► CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download văn mẫu Cảm nhận về hình ảnh ngọn lửa diêm trong truyện Cô bé bán diêm lớp 8 chọn lọc hay nhất Ngữ văn lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.