Logo

Top 8 bài Dàn ý thuyết minh về cây bút máy lớp 8 (Chọn lọc)

Top 8 bài Dàn ý thuyết minh về cây bút máy lớp 8 (Chọn lọc) là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nâng cao khả năng viết văn để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 8
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo Văn mẫu dàn ý thuyết minh về cây bút máy lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh mở rộng vốn từ và tham khảo thêm các ý tưởng cho bài viết của mình.

Dàn ý thuyết minh về cây bút máy ngắn gọn mẫu 1 chi tiết nhất

Mở bài

– Bút máy là một dụng cụ học tập không thể thiếu được của người học sinh.

– Ta dùng để ghi chép lại tất cả nội dung bài học cần thiết lưu lại.

Thân bài

* Cấu tạo:

+ Ngày xưa bút (bút tay) chỉ có ngòi cắm vào cán bút (cán này không thể đựng mực hoặc dẫn mực được). Người viết phải luôn cầm theo lọ mựa, viết đến đâu chấm vào mực đến đó.

+ Ngày nay bút có câu tạo phức tạp hơn có phần ruột chứa được nhiều hơn, người viết chỉ cần bơm đầy mực là có thể sử dụng cả ngày không cần phải xách theo bình mực rất bất tiện gọi là bút máy. Bút máy có cấu tạo gồm hai phần:

Vỏ viết: Được làm bằng nhựa (có khi bằng sắt …). Bên dưới là phần thân viết bao bọc bên ngoài để bảo quản cho ruột viết. Phần nắp đậy phía trên phần thân. (hai phần này có khi đồng bộ cùng màu hoặc có màu sắc tương phản, phần nắp thường có màu sáng nổi bật).

Ruột viết: Phần đầu để viết (tạo nét chữ) gồm có ngòi bằng kim loại. Có một lưỡi gà đỡ ngòi viết và điều hoà mực vừa đủ khi ngòi tạo chữ.

– Phần dưới gồm một ống dẫn mực nhỏ xíu bên trong có một đầu cắm vào lưỡi gà. Một ống nhựa mềm dẻo đựng mực nối vào phần giữa bao bọc ngòi và lưỡi gà ở phần trên.

– Nhìn chung thì cấu tạo của cây viết rất đơn giản nhưng cũng rất tinh vi dần theo tháng năm.

* Các loại bút: Bút Hồng Hà, bút Hê-rô, bút Trung Quốc 307, bút Kim Tinh …

* Tác dụng, cách bảo quản:

– Bơm mực đầy ống nhựa bằng cách bóp mạnh rồi cấm phần đầu bút vào bình mực vào buông tay từ từ, mực bị hút vào ruột rất nhiều có thể sử dụng suốt buổi học rất tiện lợi. Không bị mực đổ vấy bẩn áo quần, tay chân, tập vở rất sạch sẽ.

– Phần ngòi bút là phần quan trọng cho nên khi mua bút, người sử dụng cần lựa chọn ngòi thật kĩ. An nhẹ mũi ngòi xuống giấy để tạo chữ kiểm tra độ êm tay của ngòi.

– Cần giữ ngòi không bị tróc ra (gai) thì sẽ không thể viết được. Tránh mạnh tay để xuống bàn, ngòi đâm mạnh vào vật cứng tưa ra, đầu viết sẽ bị sốc, khó viết. Khi viết xong phải đậy nắp bút lại rồi mới đặt xuống bàn.

– Mực lọc không có cặn để không làm tắc ống dẫn mực. Khi sử dụng lâu lâu ta cần phải rửa bút bằng nước nóng, lau khô bơm mực sử dụng tiếp.

– Không vặn nắp bút quá chặt tay, nắp sẽ bể. Bỏ bút vào trong hộp dựng tránh rớt xuống đất dễ hư ngòi, bể vỏ.

Kết bài

– Bút rất thiết thực của mọi người dân đặc biệt là với học sinh. Quí trọng và giữ gìn bút kĩ hơn.

Dàn ý chi tiết thuyết minh về cây bút máy mẫu số 2 chọn lọc

Mở bài

Bút máy là loại bút sử dụng mực nước. Trước khi có bút bi, cây bút máy được sử dụng phổ biến, là loại bút duy nhất dùng để viết chữ. Cây bút máy là vật dụng cần thiết nhất là đối với học sinh, giáo viên, cán bộ,…

Thân bài

Nguồn gốc ra đời:

- Người Ai Cập lần đầu tiên sáng tạo ra bút viết cách đây hơn 10 thế kỉ. Người Trung Quốc cũng có những sáng tạo lớn về bút viết. Thế nhưng, tất cả những loại bút ấy vẫn còn ở dạng thô sơ, chấm mực để viết.

- Tìm kiếm một thiết bị viết chữ tiện lợi hơn, nâng cao tốc độ viết và thu hẹp khổ chữ vẫn còn là một câu chuyện gian nan. Mãi đến năm 1884, Lewis Waterman, một nhân viên môi giới bảo hiểm người Mỹ đã sáng tạo ra bút máy, mở đầu cho lịch sử các loại bút viết sau này.

Đặc điểm cấu tạo:

Cấu tạo bên ngoài:

- Cũng như tất cả các loai bút khác, cây bút máy dài khoảng 14-15cm. Đây là kích thước vừa tay cầm của con người.

- Nhìn ở bên ngoài, bút máy cơ bản gồm 2 phần: thân và nắp. Thân bút hình trụ rỗng, bằng nhựa màu. Một đầu thân bút nhỏ nhọn, đó là đuôi thân. Một đầu to hơn, bên trong có ren vặn để khớp với phần đầu bút. Nắp bút cũng hình trụ tròn, rỗng, làm bằng loại mạ bạc hoặc vàng, có bộ phận đễ gài. Vở bút và thân bút thường được sơn màu hoặc mạ bạc làm tăng vẻ đẹp và sức hấp dẫn của cây bút.

Cấu tạo bên trong:

- Tìm ra nguyên tắc ống dẫn của bút máy là một sáng tạo có tính cách mạng trong kĩ thuật các công cụ viết. Tất cả đều được tích hợp bên trong một chiếc bút máy khi nó hoạt động.

- Bên trong gồm đầu bút và ruột. Đầu bút có ngòi bút và bộ phận giữ ngòi. Ngòi bút gồm hai bộ phận chính: lưỡi lưỡi gà và ống dẫn mực. Lưỡi gà làm bằng thép, nhọn một đầu. Phía đầu nhọn có khe rãnh (hoặc nhiều hơn) và một lỗ thông gió giúp lưỡi gà không bị nghẹt mực. Phía đầu lưỡi có một chấm tròn. Đây là bộ phận tạo nét chữ và giúp bút ko làm rách giấy.

- Ống dẫn xốp, nhọn một đầu. Dựa trên nguyên tắc dòng chảy chất lỏng trong ống dẫn và áp xuất khí quyển, bên trong ống dẫn có đường dẫn mực nhỏ dẫn mực từ ruột bút đến lưỡi gà mà không bị chảy tràn ra ngoài. Bên ngoài có các khe rãnh điều tiết mực.

- Đầu bút được gắn trực tiếp với ruột bút. Ruột bút là một ống cao su rỗng, có tính đàn hồi được đặt trong lớp vỏ bọc bằng kim loại mỏng. Khi hút mực vào, ruột bút căng đầy mực.

Nguyên lí hoạt động của bút máy:

- Bút máy hoạt động được hoàn toàn nhờ hiện tượng thẩm thấu và lưu dẫn chất lỏng trong ống dẫn hẹp. Khi bắt đầu viết, mực sẽ theo lưỡi gà dính vào giấy tạo thành nét chữ. Ở vị trí dòng mực vừa mất đi sẽ được thay thế bằng mực khác nhờ sự truyền lực từ ống dẫn và ruột chứa mực. Dòng mực từ ruột bút truyền ra ngoài dễ dàng nhờ các lỗ thông gió liên tục vận hành thế chỗ mực vừa mất đi. Cứ thế, mực cứ đều đặn chảy ra cho đến khi ruột bút hết mực. Khi không viết nữa, dòng mực lập tức bị chặn lại.

- Nếu mực điều tiết ra quá nhanh, các rãnh bên ngoài ống dẫn sẽ chứa mực, giúp người viết kịp thời điều chỉnh ngòi bút, không để mực kịp tràn ra giấy.

Cách sử dụng và bảo quản:

- Bút máy tạo nét chữ cũng giống như bút bi với nguyên lí ống dẫn chất lỏng trong khe hẹp. Khi viết, cần bơm đầy mực vào ruột bút. Việc bơm mực rất đơn giản. Người ta tháo rời đầu bút và ruột ra khỏi thân bút, chỉ cần vặn ruột bút rồi chấm ngòi bút vào lọ mực, sau đó thả ruột bút bung ra. Nhờ chênh lệch áp xuất, mực sẽ hút đầy vào ruột bút. Khi mực đã đầy, lắp đầu bút vào thân bút.

- Để tăng hay giảm độ đậm của nét chữ, người ta kéo ra hoặc đầy lưỡi gà vào. Nếu lưỡi gà dài hơn, nét chữ sẽ thanh nhạt. nếu lưỡi gà gần sát ống dẫn mực hơn, nét chữ sẽ đậm.

- Khi sử dụng bút máy, không được viết gằn tay mạnh vì như thế sẽ làm lưỡi gà mau mòn hoặc gãy lưỡi gà. Nếu muốn viết nét chữ thanh, người viết chỉ cần viết nghiêng lưỡi gà. Nếu muốn đạm hơn, người viết gằn mạnh lưỡi gà xuống giấy, nét chữ sẽ đậm hơn. Bởi tính năng ấy, ngày nay, người ta thường dùng bút máy để tạo các kiểu chữ hoa hoặc rèn luyện chữ viết.

- Ngòi bút mực mới mua về cần lau sạch dầu nhớt và sơn chống ăn mòn trước khi bơm mực vào. Các nhà sản xuất khuyên nên ngâm ngòi bút vào nước nóng. Một cách khác nửa là hơ ngòi bút trên ngọn lửa của que diêm – nhưng phải cẩn thận – sức nóng có thể làm thay đổi tình trạng của ngòi bút.

- Bút máy là loại bút sử dụng khá lâu bền và gắn bó với con người. Khi bút hết mực thì tiếp ục bơm mực vào để sử dụng, Nếu ngòi bút bị hư, có thể thay ngòi mới.

- Khi viết xong, lấy giẻ mềm lau nhẹ ngòi cho sạch. Đậy nắp bút để bảo vệ ngòi trước khi cất vào cặp. Ngòi bút phải được giữ sạch trong khi dùng hoặc đừng để mực chảy ra. Nên dùng miếng vải mềm để lau, rồi sau đó rữa và lau khô để chống bị ăn mòn. Cách tốt nhất để lau ngòi bút vẽ và viết là chùi nhẹ chúng bằng bàn chải chà răng ướt. Ngòi bút có lớp phủ nên dùng dao cạo hoặc chà sạch trước khi dùng. Bàn chải sợi thủy tinh cũng rất hữu ích.

- Khi cất giữ bút máy trong cặp, trên túi áo hay trong ngăn kéo, phải để đầu bút hướng lên trên để mực không bị chảy tràn ra ngoài do hiện tượng thẩm thấu. Cũng không được ném bút quá mạnh sẽ làm bút biến dạng hoặc gãy ngòi bút hoặc làm mực văng ra ngoài bám bẩn.

Vai trò và ý nghĩa:

- Lúc mới ra đời, bút máy là công cụ viết tiện lợi nhất, thây thế hoàn toàn cây bút lông và các công cụ viết trước đó. Cây bút máy thực sự làm nên một cuộc cách mạng chữ viết của loài người. Dù sau này, cây bút bi ra đời với nhiều tính năng ưu việt hơn nhưng vẫn không thể nào loại bỏ hòn toàn được vị trí cây bút máy trong đời sống của con người.

- Bút máy giúp người viết rèn luyện nét chữ tốt hơn bút bi. người viết sẽ cẩn thận hơn khi viết và làm chủ được nét bút của mình. Với tính năng nét thanh nét đậm, bút máy giúp người viết tạo ra được những nét chữ như ý mà bút bi không thể nào làm được. Chính vì thế, nét chữ bút máy mang tính điêu luyện và nghệ thuật cao.

- Sử dụng bút máy thể hiện phong cách sống của con người. Người có tính cẩn thận thường lựa chọn bút máy hơn là bút bi. Với một cây bút máy cao cấp còn thể hiện đẳng cấp của con người trong xã hội. Người thành đạt thường thích dùng một cây bút máy trong công việc của mình.

Kết bài:

Cây bút máy gần gũi với những người lao động trí óc, với việc học tập hằng ngày của học sinh. Nó không chỉ là một công cụ dùng để viết mà còn là một người bạn thân thiết gắn bó với mỗi con người. Ngày ngày, cây bút máy cùng học sinh đến lớp. Mỗi học sinh đều coi cây bút máy như người bạn nhỏ không thể tách rời.

Dàn ý thuyết minh về cây bút máy mẫu số 3 

Mở bài: Bút máy là vật dụng quen thuộc trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là những người làm công việc văn phòng, học sinh…

II.Thân bài

1. Giới thiệu nguồn gốc

- Chữ viết ra đời là thành tựu đánh dấu vào nền văn minh. Chữ viết giúp chúng ta ghi lại ý nghĩ và công việc và bút máy là một trong những công cụ giao tiếp có ích bằng chữ viết.

- Trước khi cây bút ra đời thì con người đã sử dụng nhiều thứ khác nhau để viết chữ . Người nguyên thủy đã sử dụng những hòn đá nhọn đầu để khắc hình vẽ lên tường hoặc trong hang hay nhúng những đầu ngón tay vào nhựa cây , thậm chí vào máu động vật để vẽ lên tường và sử dụng phấn, đất sét để viết.

- Về sau người ta đã biết sử dụng lông ngỗng, xương voi, bút lông để viết. Vào khoảng năm 1880, thì bút máy đầu tiên đã xuất hiện ở Mỹ.

2.Cấu tạo:

- Bút máy thường có chiều dài là 12 - 13 cm và đường kính là 15cm.

- Cây bút máy có 4 bộ phận:

- Quản bút: là thân cây bút bằng nhựa hoặc bằng kim loại, có nhiệm vụ bảo vệ ruột bút khỏi bị gãy. Ngoài ra vỏ bút còn giúp cho người dùng dễ cầm bút và tăng thêm tính thẩm mỹ cho cây bút.

- Nắp bút: bằng thiếc, mạ vàng có bộ phận để gài vào miệng túi áo. Nắp bút giúp mực ở đầu ngòi bút không bị khô và khi chúng ta vô tình làm rơi bút, nắp còn giúp bảo vệ ngòi bút không bị hỏng

- Ruột bút: (còn gọi là ruột gà) làm bằng cao su dẻo có tính đàn hồi để lấy mực vào và chứa mực. Bên trong ruột bút có một ống nhựa rất nhỏ là ống mao dẫn mực có tác dụng dẫn nguồn mực chảy đều xuống ngòi viết . Bao quanh ruột bút là khoang chứa không khí nhằm tạo áp suất cho dòng mực lưu chuyển xuống ngòi bút qua ống mao dẫn mực

- Ngòi bút: bằng chất thép mạ vàng hợp kim osimi-iridi có tác dụng chống đỡ độ mài mòn khi viết

3. Nguyên lý hoạt động

- Trước khi sử dụng, phải hút mực vào trong ống mực. Mực bút máy là mực dạng nước. Ta chỉ việc nhúng cây viết vào bình mực, ngập phần ngòi bút. Dùng tay bóp nhẹ phần ruột bút, mực sẽ theo ngòi bút vào ống mao dẫn mực và chảy vào ống.

- Khi viết, mực sẽ theo ống mao dẫn đến ngòi bút và ta viết được chữ

- gần đây xuất hiện loại bút máy sử dụng mực ở trạng thái rắn (mực khô). Bút này có ngăn chứa mực và chứa nước riêng. Nước từ ngăn nước thẩm thấu qua van một chiều vào ngăn chứa mực khô. Khi nước vào ngăn chứa mực, mực ở trạng thái rắn gặp nước sẽ tan đến mức bão hoà, qua ống mao dẫn mực đến ngòi bút.

4. Lợi ích

- Dùng bút máy sẽ giúp học sinh viết chữ nắn nót thành nét thanh nét đậm, đẹp hơn khi viết bằng bút bi và nó còn thẻ hiện vẻ thanh lịch cho người viết.

- Giúp học sinh rèn luyện tính cẩn thận.

- Sử dụng lâu bền, hết mực có thể bơm lại để dùng tiếp

- Giá cả rẻ, phù hợp túi tiền học sinh

- Nhược điểm: mực ở dạng nước nên sử dụng mau hết, phải bơm mực thường xuyên; khi bơm mực và khi sử dụng dễ bị dây bẩn tay; dễ tắc nghẹt mực; viết tốc độ chậm...

5. Cách bảo quản

- Khi viết xong, nên đậy nắp bút ngay để tránh khô mực và rơi bút gây hỏng ngòi.

- Mực nạp phải đúng loại mực mà bút đang dùng, nếu không màu mực viết ra sẽ khác và có thể gây nghẹt

6. BÚT MÁY trong đời sống:

- Bút máy là đồ dùng học tập vô cùng cần thiết của học sinh, nhất là học sinh tiểu học. Bút máy gợi nhớ một thời cắp sách tới trường. Nhãn hiệu quen thuộc là Hero, Hồng Hà, giá cả phải chăng chỉ từ 12.000 đến 15.000đ/c

- Bút máy không chỉ là vật dụng để viết mà còn là quà tặng có ý nghĩa của bạn bè dành cho nhau, của trò với thầy...

- Đối với quý ông, bút máy của những nhãn hiệu cao cấp còn là thời trang thể hiện sự sành điệu và sang trọng vì giá cả không phải rẻ. Những chiếc bút máy hiệu Parker, Cross giá thấp nhất cũng 130.000đ, còn lại từ 500.000 đ đến 2 triệu đồng một chiếc.

III. Kết bài (HS tự viết)

Dàn ý thuyết minh về cây bút máy mẫu số 4

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Cây bút máy là vật dụng cần thiết, nhất là đối với học sinh, giáo viên, cán bộ...

2. Thân bài:

* Các bộ phận và chất liệu:

+ Cấu tạo bên ngoài:

- Cây bút dài 14 cm, gồm 2 phần: thân và nắp. Thân bút hình trụ rỗng, bằng nhựa màu. Nắp bút bằng kim loại mạ bạc hoặc vàng, có bộ phận để gài.

+ Cấu tạo bên trong:

- Ngòi bút bằng thép, đầu có một chấm tròn nhỏ gọi là hạt gạo. Có lưỡi gà, ống dẫn mực. Ruột bút là một ống cao su rỗng đặt trong lớp vỏ bọc bằng kim loại mỏng. Khi hút mực vào, ruột bút căng đầy mực.

* Cách bảo quản:

- Khi viết xong, lấy giẻ mềm lau nhẹ ngòi cho sạch. Đậy nắp bút để bảo vệ ngòi trước khi cất vào cặp.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Cây bút máy gần gũi với những người lao động trí óc, với việc học tập hằng ngày của học sinh.

- Đã gần năm nay rồi mà cây bút bố mua cho em vẫn còn mới.

- Ngày ngày, cây bút máy cùng em đến lớp. Em coi cây bút máy như người bạn nhỏ thân thiết.

Dàn ý thuyết minh về cây bút máy mẫu số 5 ngắn gọn

1. Mở bài: 

Nêu khái quát vai trò của bút máy trong xã hội ngày nay (Bút máy là một dụng cụ học tập rất cần thiết cho người học sinh. Trong thời đại ngày nay, khi bút bi đang chiếm ưu thế thì bút máy vẫn được nhiều người sử dụng với ưu điểm mà bút bi không có được.)

2. Thân bài:

* Cấu tạo:

+ Ngày xưa bút (bút tay) chỉ có ngòi cắm vào cán bút (cán này không thể đựng mực hoặc dẫn mực được). Người viết phải luôn cầm theo lọ mựa, viết đến đâu chấm vào mực đến đó.

+ Ngày nay bút có câu tạo phức tạp hơn có phần ruột chứa được nhiều hơn, người viết chỉ cần bơm đầy mực là có thể sử dụng cả ngày không cần phải xách theo bình mực rất bất tiện gọi là bút máy. Bút máy có cấu tạo gồm hai phần:

Vỏ viết: Được làm bằng nhựa (có khi bằng sắt …). Bên dưới là phần thân viết bao bọc bên ngoài để bảo quản cho ruột viết. Phần nắp đậy phía trên phần thân. (hai phần này có khi đồng bộ cùng màu hoặc có màu sắc tương phản, phần nắp thường có màu sáng nổi bật).

Ruột viết: Phần đầu để viết (tạo nét chữ) gồm có ngòi bằng kim loại. Có một lưỡi gà đỡ ngòi viết và điều hoà mực vừa đủ khi ngòi tạo chữ.

- Phần dưới gồm một ống dẫn mực nhỏ xíu bên trong có một đầu cắm vào lưỡi gà. Một ống nhựa mềm dẻo đựng mực nối vào phần giữa bao bọc ngòi và lưỡi gà ở phần trên.

-> Nhìn chung thì cấu tạo của cây viết rất đơn giản nhưng cũng rất tinh vi dần theo tháng năm.

* Các loại bút: Bút Hồng Hà, bút Hê-rô, bút Trung Quốc 307, bút Kim Tinh …

* Tác dụng, cách bảo quản:

- Bơm mực đầy ống nhựa bằng cách bóp mạnh rồi cấm phần đầu bút vào bình mực vào buông tay từ từ, mực bị hút vào ruột rất nhiều có thể sử dụng suốt buổi học rất tiện lợi. Không bị mực đổ vấy bẩn áo quần, tay chân, tập vở rất sạch sẽ.

- Phần ngòi bút là phần quan trọng cho nên khi mua bút, người sử dụng cần lựa chọn ngòi thật kĩ. An nhẹ mũi ngồi xuống giấy để tạo chữ kiểm tra độ êm tay của ngòi.

- Cần giữ ngòi không bị tróc ra (gai) thì sẽ không thể viết được. Tránh mạnh tay để xuống bàn, ngòi đâm mạnh vào vật cứng tưa ra, đầu viết sẽ bị sốc, khó viết. Khi viết xong phải đậy nắp bút lại rồi mới đặt xuống bàn.

- Mực lọc không có cặn để không làm tắc ống dẫn mực. Khi sử dụng lâu lâu ta cần phải rửa bút bằng nước nóng, lau khô bơm mực sử dụng tiếp.

- Không vặn nắp bút quá chặt tay, nắp sẽ bể. Bỏ bút vào trong hộp dựng tránh rớt xuống đất dễ hư ngòi, bể vỏ.

Kết bài: 

Bút rất thiết thực của mọi người dân đặc biệt là với học sinh. Quí trọng và giữ gìn bút kĩ hơn.

Dàn ý thuyết minh về cây bút máy mẫu 6 tuyển chọn

1. Mở bài: 

Nêu khái quát vai trò của bút bi trong xã hội ngày nay (Bút máy là một dụng cụ học tập rất cần thiết cho người học sinh. Trong thời đại ngày nay, khi bút bi đang chiếm ưu thế thì bút máy vẫn được nhiều người sử dụng với ưu điểm mà bút bi không có được.)

2. Thân bài:

* Cấu tạo:

+ Ngày xưa bút (bút tay) chỉ có ngòi cắm vào cán bút (cán này không thể đựng mực hoặc dẫn mực được). Người viết phải luôn cầm theo lọ mựa, viết đến đâu chấm vào mực đến đó.

+ Ngày nay bút có cấu tạo phức tạp hơn có phần ruột chứa được nhiều hơn, người viết chỉ cần bơm đầy mực là có thể sử dụng cả ngày không cần phải xách theo bình mực rất bất tiện gọi là bút máy. Bút máy có cấu tạo gồm hai phần:

Vỏ viết: Được làm bằng nhựa (có khi bằng sắt …). Bên dưới là phần thân viết bao bọc bên ngoài để bảo quản cho ruột viết. Phần nắp đậy phía trên phần thân. (hai phần này có khi đồng bộ cùng màu hoặc có màu sắc tương phản, phần nắp thường có màu sáng nổi bật).

Ruột viết: Phần đầu để viết (tạo nét chữ) gồm có ngòi bằng kim loại. Có một lưỡi gà đỡ ngòi viết và điều hoà mực vừa đủ khi ngòi tạo chữ.

- Phần dưới gồm một ống dẫn mực nhỏ xíu bên trong có một đầu cắm vào lưỡi gà. Một ống nhựa mềm dẻo đựng mực nối vào phần giữa bao bọc ngòi và lưỡi gà ở phần trên.

-> Nhìn chung thì cấu tạo của cây viết rất đơn giản nhưng cũng rất tinh vi dần theo tháng năm.

* Các loại bút: Bút Hồng Hà, bút Hê-rô, bút Trung Quốc 307, bút Kim Tinh …

* Tác dụng, cách bảo quản:

- Bơm mực đầy ống nhựa bằng cách bóp mạnh rồi cấm phần đầu bút vào bình mực vào buông tay từ từ, mực bị hút vào ruột rất nhiều có thể sử dụng suốt buổi học rất tiện lợi. Không bị mực đổ vấy bẩn áo quần, tay chân, tập vở rất sạch sẽ.

- Phần ngòi bút là phần quan trọng cho nên khi mua bút, người sử dụng cần lựa chọn ngòi thật kĩ. Ấn nhẹ mũi ngòi xuống giấy để tạo chữ kiểm tra độ êm tay của ngòi.

- Cần giữ ngòi không bị tróc ra (gai) thì sẽ không thể viết được. Tránh mạnh tay để xuống bàn, ngòi đâm mạnh vào vật cứng tứa ra, đầu viết sẽ bị sốc, khó viết. Khi viết xong phải đậy nắp bút lại rồi mới đặt xuống bàn.

- Mực lọc không có cặn để không làm tắc ống dẫn mực. Khi sử dụng lâu lâu ta cần phải rửa bút bằng nước nóng, lau khô bơm mực sử dụng tiếp.

- Không vặn nắp bút quá chặt tay, nắp sẽ bể. Bỏ bút vào trong hộp dựng tránh rớt xuống đất dễ hư ngòi, bể và hỏng

Kết bài: 

Bút rất thiết thực của mọi người dân đặc biệt là với học sinh. Quí trọng và giữ gìn bút kĩ hơn.

Dàn ý thuyết minh về cây bút máy mẫu 7 chọn lọc

1. Mở bài

– Từ xưa đến nay, muốn viết, muốn vẽ ta đều phải dùng bút.

– Có nhiều loại bút: Bút lông, bút dạ, bút bi, bút máy…

– Mỗi loại bút lại có cấu tạo và công dụng ít nhiều khác nhau.

– Bút máy là loại bút được nhiều người sử dụng và yêu thích.

2. Thân bài

a) Nguồn gốc, lịch sử của chiếc bút

Bút viết có từ rất lâu đời.

– Trong nền văn minh Ai Cập, những người chép sử đã dùng cây sậy, nhai dập đầu rồi chấm vào chất màu để viết.

– Thế kỉ XVI, người ta dùng lông chim thiên nga để viết bằng cách vót nhọn đầu lông, đổ mực vào ruột rỗng của lông rồi viết.

– Giữa thế kỉ XIX, chiếc bút máy đầu tiên xuất hiện ở Mĩ.

– Khoa học phát triển, qua nhiều lần cải tiến, chúng ta có chiếc bút như ngày nay.

b) Cấu tạo của chiếc bút máy

Bút máy gồm có 3 phần: Vỏ bút, ruột bút và ngòi bút:

– Vỏ bút: Nắp bút và thân bút. (Dùng để bảo vệ ngòi bút và ruột bút). Có khi vỏ bút được làm bằng nhôm, nhôm mạ đồng, bằng nhựa. Thậm chí, có một số chiếc bút vỏ được làm bằng vàng.

– Ruột bút: Ống nhựa nhỏ, deo, mềm dùng đế đựng mực.

– Ngòi bút: Làm bằng kim loại. Khi viết, mực từ ruột bút theo đường ống chảy xuống ngòi bút.

c) Công dụng của bút máy

– Chiếc bút máy là đồ dùng không thể thiếu được cho những người đi học: Học sinh, sinh viên, học viên.

– Chiếc bút là đồ dùng không thể thiếu được của những người làm việc văn phòng.

– Chiếc bút là đồ dùng chủ yếu cho việc sáng tác thơ văn, chép sử,… khi chưa có máy vi tính.

– Chiếc bút còn là vũ khí chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã viết:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.

– Bút máy được dùng để luyện viết chữ đẹp.

3. Kết bài

– Dẫu cho có rất nhiều loại bút khác nhau thì bút máy vẫn được nhiều người yêu thích và sử dụng.

– Bút máy sẽ mãi là đồ dùng không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta.

Dàn ý thuyết minh về cây bút máy mẫu 8 chi tiết

I. Mở bài

- Đúng vào dịp sinh nhật, em được tặng một cây bút máy.

- Cây bút đó rất tốt, em mới dùng khi vào học lớp sáu.

II. Thân bài

a. Tả bao quát hình dáng bên ngoài

- Bút đặt trong một chiếc hộp nhựa trong.

- Hình dáng cây bút: Dài và thon thon, trông rất xinh xắn.

b. Tả từng bộ phận

- Thân bút và nắp bút bằng nhựa, màu hồng... Cái cài bút màu vàng sáng loáng.

- Nắp bút đậy vừa khít vào thân bút.

- Mở nắp thấy rõ ngòi bút màu vàng; đầu ngòi tròn, chắc nịch.

- Cái lưỡi gà màu đen có những rãnh nhỏ, hơi vót nhọn phía đầu; nó nằm dưới ngòi bút.

- Ruột bút làm bằng một thứ nhựa tốt, nằm giữa hai mảnh sắt nhỏ như hình cái nhíp. Bên trong ruột là một ống dẫn nước, bé như que tăm.

III. Kết luận

Tác dụng của chiếc bút và cách em giữ nó.

Ví dụ: Chiếc bút giúp em viết đẹp hơn trước. Vì vậy em bảo quản nó rất cẩn thận...

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download Văn mẫu Lập dàn ý thuyết minh về cây bút máy Ngữ văn lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
Có thể bạn quan tâm
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com