Để viết tốt hơn các em cần phải luyện tập chăm chỉ cũng như tham khảo thêm ở bài văn mẫu Miêu tả làng quê bác Tôn Đức Thắng lớp 6 tại chuyên trang của chúng tôi. Nó sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức về Miêu tả làng quê bác Tôn Đức Thắng lớp 6 ý nghĩa phong phú và những từ ngữ hay hơn để áp dụng vào bài làm của mình.
Dưới đây là bài văn Miêu tả làng quê bác Tôn Đức Thắng lớp 6 ngắn gọn, có ý nghĩa nhất được chia sẻ miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện hiệu quả. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo.
Nhắc đến bác Tôn – chủ tịch Tôn Đức Thắng kính yêu là chúng ta sẽ nhớ về người thợ, người lính thủy, người chiến sĩ trung kiên ấy đã xa cố hương từ tuổi thanh niên, khi dấn thân vào con đường cách mạng đầy bão táp. Một lần được về thăm làng quê bác Tôn – vùng đất Mĩ Hòa Hưng là một lần được sống trong khung cảnh làng quê yên bình vùng đất Nam Bộ, nơi chôn rau cắt rốn của một vị chủ tịch đáng kính.
Nằm giữa dòng sông Hậu, được phù sa bồi đắp quanh năm, xã Mỹ Hòa Hưng hay còn gọi là Cù lao Ông Hổ (Long Xuyên, An Giang) bốn mùa lúa rập rờn xanh tốt, cây trái trĩu cành, không gian thoáng đãng, hiền hòa và chính nơi đây đã sinh ra người cộng sản trung kiên, nhà lãnh đạo kiệt xuất, người con ưu tú của quê hương: chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Vùng đất Trung Bộ nơi đây vốn nổi tiếng với sự trù phú, phì nhiêu màu mỡ sẵn có của nó. Nơi này có những thửa lúa xanh rì, trải rộng như tấm thảm khổng lồ mướt mát. Những con kênh nước trong hiền hòa uốn lượn tạo nên cái nét mềm mại cho mảnh đất nơi này. Không chỉ có vậy, vùng đất cù lao Ông Hổ còn là vùng đất của những miệt vườn xanh tươi hoa trái bốn mùa.
Người ta tìm đến nơi này không chỉ để thăm thú một danh lam thắng cảnh mà còn để thưởng thức những cây trái miệt vườn ngon ngọt đặc trưng của vùng Nam Bộ. Từng hàng dừa sai quả có mặt khắp ngóc ngách trên vùng đất này như một nét đặc trưng để người đi xa nhớ về. Rồi cả những trái bưởi năm roi quả xanh sai trĩu cành, vị ngọt thanh mát khó quên. Những vườn thanh long trái xanh trái đỏ và còn vô vàn những thức quả lạ miệng mà chỉ người nơi đây mới rõ hết được.
Không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp trù phú xanh ngọt của cây trái miền quê, quê hương của bác Tôn còn nổi tiếng bởi những nghề truyền thống, mà nó đã tạo nên bức tranh sinh hoạt sống động khi về thăm nơi đây. Người thân quen xứ này sẽ chẳng còn lạ lẫm gì với những ghe xuồng đánh cá xuôi ngược mà dân nơi đây vẫn hò nhau nghe:
“Bao phen quạ nhắn với diều
Cù lao Ông Hổ có nhiều cá tôm”.
Hay
“Thương chồng nấu cháo le le,
Nấu canh bông bí, nấu chè hạt sen”
Những hình ảnh, âm thanh thân thuộc ấy của quê nhà đã in sâu vào tâm hồn và luôn mang theo trong trái tim khi người thủy thủ lênh đênh bên trời Âu, khi người chiến sĩ cộng sản, chân tay mang nặng xích xiềng bị kẻ thù đẩy vào tù ngục…
Từ tháng tám đến tháng chạp là mùa tôm cá, lưới chài, vờn, đáy. Ban ngày, dọc theo sông cái, ghe xuồng đánh cá san sát ngược xuôi. Cảnh người dân chài quăng những mẻ lưới trải rộng trên sông nước mênh mông, gõ nhịp thuyền gọi cá rồi thu về cả mẻ những cá tôm lấp lánh nom mới đẹp và đầy sức sống làm sao! Đêm giăng xuống, những ngọn đèn trên những chiếc xuồng câu tôm nhấp nháy, mờ tỏ trên dòng nước bạc. Tiếng búng tí tách của bầy tôm, tiếng cá nhảy, tiếng chim lạc đàn kêu đêm tạo một vẻ đẹp đặc trưng cho vùng đất sông nước.
Không chỉ đẹp trong tự nhiên, đẹp trong phong cảnh mà đến với quê hương bác Tôn, người ta còn cảm nhận được cả cái đẹp trong con người nơi đây. Họ là những con người sông nước chân chất giản dị mà mộc mạc. Họ thân thương mến khách và chung tình với mảnh đất này đến lạ, ngay chính con người của chủ tịch Tôn Đức Thắng cũng vậy. Bác yêu vùng đất quê hương, đi xa là nhớ, nhớ thuở lúa quê, nhớ cánh cò cánh vạc mải miết tìm ăn, nhớ câu hò kéo lưới của dân chài. Mỗi lần gặp người thân quê hương, bác Tôn lại thầm hỏi, thầm nhắc: “ơi… Mỹ Hòa Hưng, nhiều thương nhớ!…”.
Con sông Hậu hàng ngày vẫn hiền hòa chảy trôi, ôm ấp mảnh đất Mỹ Hòa Hưng vào lòng mà thương mà nhớ. Gió sông Hậu vẫn thổi vào lòng người những tình cảm dạt dào của một vùng đất yêu người hiếu khách. Đến Mỹ Hòa Hưng, không những chúng ta được nghe nhiều mẩu chuyện về Bác Tôn và gia đình Bác, mà còn được nghe nhiều giai thoại về vùng đất và con người nơi đây. Giai thoại vì sao nơi đây mang tên là Cù lao Ông Hổ.
Cù Lao ông Hổ – một mảnh đất với cây cối xanh um, hiển hiện ra giữa dòng sông Hậu, bao bọc trong tình yêu thương của những người hồn hậu chất phác. Một mai xa sẽ nhớ mãi những hình ảnh đẹp của mảnh đất nơi đây. Người dân Mỹ Hòa Hưng đang cùng chung tay xây dựng quê hương giàu đẹp, xứng đáng là quê hương của Bác Tôn kính yêu. câu đối của nhà thơ Hồ Thanh Điền về con người và vùng đất này vẫn còn hiện mãi.
►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ Bài văn mẫu Miêu tả làng quê bác Tôn Đức Thắng lớp 6 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.