Để viết tốt hơn các em cần phải luyện tập chăm chỉ cũng như tham khảo thêm ở bài văn mẫu Phân tích những yếu tố thần kì và chỉ ra vai trò của nó trong truyền thuyết “Thánh Gióng” lớp 6 tại chuyên trang của chúng tôi. Nó sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức về Phân tích những yếu tố thần kì và chỉ ra vai trò của nó trong truyền thuyết “Thánh Gióng” lớp 6 ý nghĩa phong phú và những từ ngữ hay hơn để áp dụng vào bài làm của mình.
Dưới đây là dàn ý và bài văn Phân tích những yếu tố thần kì và chỉ ra vai trò của nó trong truyền thuyết “Thánh Gióng” lớp 6 ngắn gọn, có ý nghĩa nhất được chia sẻ miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện hiệu quả. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo.
A. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về hình ảnh người anh hùng Thánh Gióng.
– Giới thiệu về những yếu tố thần kì trong truyền thuyết “Thánh Gióng”: những yếu tố thần kì luôn xoay quanh cuộc đời nhân vật để thể hiện những ý nghĩa biểu trưng khác nhau.
B. Thân bài
Giải thích khái niệm và vai trò của yếu tố thần kì đối với thể loại truyền thuyết
– Yếu tố thần kì là khái niệm bao gồm hai nét nghĩa chủ yếu: thần thánh và kì lạ, xuất phát từ thế giới quan thần linh của người xưa.
– Yếu tố thần kì có vai trò tô đậm và huyền ảo hóa cuộc đời của nhân vật lịch sử.
Chỉ ra những yếu tố thần kì và vai trò của những yếu tố đó trong truyền thuyết “Thánh Gióng”
– Từ lúc sinh ra đến lúc hóa thân, hành trang của nhân vật luôn được bọc trong chiếc áo khoác của yếu tố thần kì.
– Sự ra đời kì lạ: dự báo về cuộc đời, chiến công hiển hách của nhân vật.
– Tiếng nói đầu tiên mà cậu bé cất lên là tiếng nói đòi ra trận đánh đuổi giặc ngoại xâm, cho thấy tinh thần yêu nước trỗi dậy mạnh mẽ khi đất nước gặp hiểm nguy.
– Cậu bé lớn lên như thổi nhờ sự gom góp lương thực của dân làng: biểu tượng của tinh thần đoàn kết và sức mạnh cộng đồng.
– Hình ảnh Thánh Gióng bay lên trời cho thấy sự bất tử của hình tượng người anh hùng trong tâm thức dân gian.
C. Kết bài
Khái quát lại ý nghĩa của những yếu tố thần kì: khắc họa thành công Phù Đổng Thiên Vương với vẻ đẹp kì vĩ, cùng sức mạnh phi thường và trở thành biểu tượng biểu trưng cho những nét đẹp hào hùng nhất về người anh hùng chống ngoại xâm.
“Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai, lớn bổng nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân”
(Trích “Theo chân Bác”- Tố Hữu)
Những vần thơ giản dị của nhà thơ Tố Hữu đã khắc họa thành công chân dung người anh hùng Phù Đổng Thiên Vương. Đó là nhân vật trung tâm của truyền thuyết “Thánh Gióng” và xoay quanh nguồn gốc, sự ra đời, hành trang của nhân vật đều gắn với những yếu tố thần kì, tạo nên biểu tượng cao đẹp cho tinh thần yêu nước và sức mạnh cộng đồng của nhân dân. Đồng thời cho thấy quan niệm và mơ ước của nhân dân ta về hình tượng người anh hùng trong quá trình chống giặc ngoại xâm.
Yếu tố thần kì là khái niệm bao gồm hai nét nghĩa chủ yếu: thần thánh và kì lạ, vừa kì ảo, hoang đường vừa huyền diệu. Yếu tố này xuất phát từ thế giới quan thần linh của người xưa, nhìn nhận và giải thích thế giới theo khuynh hướng thần kì hóa. Trong những câu chuyện truyền thuyết, yếu tố thần kì có vai trò tô đậm và huyền ảo hóa cuộc đời của nhân vật lịch sử gắn với sự kiện lịch sử.
Trong truyền thuyết “Thánh Gióng”, yếu tố thần kì xoay quanh cuộc đời nhân vật được làm nổi bật ở những chi tiết: sự ra đời đầy kì lạ của chú bé Gióng, tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là đòi đánh giặc, sau đó bỗng nhiên lớn nhanh như thổi, trở thành một tráng sĩ, cuối cùng là đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp để lại và bay thẳng lên trời. Như vậy, từ lúc sinh ra đến lúc hóa thân, hành trang của nhân vật luôn được bọc trong chiếc áo khoác của yếu tố thần kì, mang rất nhiều ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
Sự ra đời hết sức kì lạ của cậu bé Gióng được mô tả thông qua mô típ sinh nở thần kì của người mẹ. Bà mẹ có thai sau khi ướm chân mình lên vết chân rất to ở ngoài đồng và mười hai tháng sau, bà sinh ra một cậu bé khôi ngô tuấn tú nhưng đứa trẻ lên ba vẫn không biết nói, không biết cười, không biết đi. Chi tiết thần kì đó mang tính dự báo về cuộc đời và chiến công của nhân vật ở chặng sau. Và đúng như tiền đề mà yếu tố thần kì đã dự báo, tiếng nói đầu tiên mà cậu bé cất lên là tiếng nói đòi ra trận đánh đuổi giặc ngoại xâm, cho thấy tinh thần yêu nước trỗi dậy mạnh mẽ khi đất nước gặp hiểm nguy.
Sau đó chú bé lớn lên như thổi, trở thành một tráng sĩ nhờ vào sự gom góp lương thực của dân làng đã thể hiện Gióng khôn chỉ là một anh hùng kiệt xuất mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết và sức mạnh cộng đồng. Và cuối cùng, sau khi đánh đuổi giặc Ân, Thánh Gióng bay thẳng về trời. Trong ngôn ngữ thông thường, “về trời” là cách nói giảm nói tránh của việc chết đi nhưng trong truyền thuyết này, Thánh Gióng không hề chết đi mà bay vào cõi bất tử và trở thành một trong Tứ bất tử của thánh điện Việt. Đôi cánh tưởng tượng của người xưa đã bay cao phủ lên hành trang nhân vật màu sắc kì ảo cho thấy người anh hùng không hề chết đi mà luôn sống mãi trong tâm thức dân gian. Hình ảnh Thánh Gióng bay lên trời đầy đẹp đẽ gửi gắm ý nghĩ kết thúc chiến tranh, đồng thời thể hiện quan điểm và ước mơ của người xưa về hình tượng người anh hùng.
Như vậy, tác giả dân gian đã vận dụng thành công yếu tố thần kì để xây dựng và ca ngợi nhân vật anh hùng. Phù Đổng Thiên Vương đã hiện lên với vẻ đẹp kì vĩ, cùng sức mạnh phi thường và trở thành biểu tượng biểu trưng cho những nét đẹp hào hùng nhất về người anh hùng chống ngoại xâm.
►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ Bài văn mẫu Phân tích những yếu tố thần kì và chỉ ra vai trò của nó trong truyền thuyết “Thánh Gióng” lớp 6 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.