Để viết tốt hơn các em cần phải luyện tập chăm chỉ cũng như tham khảo thêm ở các bài văn mẫu Tả một phiên chợ vùng cao mà em đã từng được tham gia lớp 6 tại chuyên trang của chúng tôi. Nó sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức về Tả một phiên chợ vùng cao mà em đã từng được tham gia lớp 6 ý nghĩa phong phú và những từ ngữ hay hơn để áp dụng vào bài làm của mình.
Dưới đây là môt số bài văn Tả một phiên chợ vùng cao mà em đã từng được tham gia lớp 6 ngắn gọn, có ý nghĩa nhất được chia sẻ miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện hiệu quả. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo.
Trong một lần em cùng gia đình được đi thăm phiên chợ vùng cao. Em cảm thấy thích thú và lạ lùng trước cảnh đẹp nơi đây
Từ sáng sớm, màn sương mù vẫn còn bao phủ trắng xóa những đỉnh núi xa xa. Cây cỏ xanh mướt ướt đẫm sương đêm, giọt sương long lanh còn đọng lại trên những chiếc lá. Trời se se lạnh, những ngọn cây xa xa đang giơ tay ra múa hát với gió. Từ xa trên sườn núi các con đường mòn đã thấp thoáng những tốp người dân vùng núi xuống chợ. Người thì mang hàng đi bán nhưng có người lại đi tay không ăn mặc rất đẹp. Một số người mang ngựa theo để thồ hàng, có người mang đi bán để ở hai đầu gánh. Họ hầu như đi hết cả nhà, mỗi người một việc, đàn ông thì đến uống rượu còn phụ nữ thì đi bán hàng hoặc đi mua một số thứ cho gia đình. Tiếng nói cười rất nhộn nhịp, đông vui ngoài ra còn có tiếng thổi sáo, thổi kèn lá của những thanh niên, trai tráng trong làng cùng đi đã vang khắp nơi trên sườn núi.
Đến phiên chợ cũng là lúc mặt trời đang từ từ hé mở sau những đám mây trắng. Chợ lúc này đã náo nức, nhộn nhịp rất nhiều người qua lại mua bán, trao đổi hàng. Gió vẫn hiu hiu thổi, những con chim đang hót líu lo trên những cành cây như muốn cùng hòa chung vào dòng người tấp nập. Ở đây có bao nhiêu hàng khô: hàng cá, hàng tôm, măng, mộc nhĩ,… .Ngoài ra còn có một số hàng tươi sống: thịt lợn và các đặc sản thú rừng. Phía bên trái của chợ mùi thơm của các món thịt nướng như mời gọi các bạn đến thăm. Những trai bản ở đây thường kéo nhau vào uống rượu, họ nâng những bát rượu nói chuyện rất rôm rả. Khách du lịch đến đây ai cũng biết và muốn thưởng thức đặc sản nổi tiếng là món thắng cố.
Tiếp theo, phía bên phải là hàng quần áo với nhiều loại khác nhau. Tất các dân tộc vùng cao những bộ quần áo đủ màu sắc, nét đẹp riêng thể hiện lối sống, phong cách của các dân tộc. Không chỉ có các món ăn đặc sản mà có cả các hoạt động vui chơi như: ném còn, đá cầu hay múa khèn. Múa khèn ở đây chia ra các đôi nam nữ có khoảng bốn đến năm đôi cùng nhau nhảy, múa nam thì thổi khèn, nữ thì cầm ô múa. Tiếng khèn hòa vào tiếng nói cười rồi bay lơ lửng hòa vào núi rừng xanh thẳm. Những chú cu cậu loắt choắt chơi trốn tìm đang len lỏi qua đám người xem múa. Xung quanh thì cổ vũ nồng nhiệt cho các cặp đôi.
Mặt trời đang dần dần khuất sau những dãy núi cao một vài tia nắng còn sót lại. Tất cả mọi người đang nhanh tay thu dọn hàng hóa để đi về. Trên những sườn núi lại thấp thoáng bóng người và ngựa trở về sau phiên chợ đông vui, nhộn nhịp. Âm thanh cứ nhỏ lại dần rồi yên tĩnh chỉ còn lại tiếng gió vi vu.
Qua chuyến đi bổ ích này đã giúp cho em mở rộng kiến thức hiểu thêm về tập quán của dân tộc và cả phiên chợ vùng cao đầy hấp dẫn. Em sẽ cố gắng học thật giỏi, ngoan ngoãn sau này hiểu biết rộng được đi nhiều nơi có quang cảnh đẹp hấp dẫn, phong phú như phiên chợ vùng cao.
Trở lại Điện Biên Phủ, mảnh đất anh hùng mà cách đây hơn 50 năm, ông cha ta đã làm nên một kỳ tích "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Nằm cạnh ngã ba Điện Biên đi cửa khẩu Tây Trang sang nước bạn Lào, một đường đi Lai Châu, ngả kia về Tuần Giáo (lộ 279), vị trí ở trung tâm thành phố Điện Biên (mặt chính tượng đài Chiến Thắng hướng ra ngã ba này), cách đồi A1 khoảng 1km là chợ Điện Biên mà nhiều người vẫn thường gọi là "Hoa của vùng Tây Bắc".
Chợ Điện Biên là nơi hội tụ những sản phẩm, những mặt hàng đặc trưng của vùng rừng núi Tây Bắc mà không phải ở đâu ta cũng có thể tìm mua được. Ngoài những mặt hàng truyền thống, du khách còn có thể chọn và mua cho mình, cho bạn bè, người thân những bộ váy áo trang phục bằng chất liệu thổ cẩm do những bàn tay khéo léo của người con gái Thái dệt nên với mức giá khá hợp với túi tiền. Chợ Điện Biên còn có cả một dãy hành lang dành cho người bán những tổ ong mật, ong đất, ong rừng… thơm ngon mà nếm một lần nhớ mãi không quên. Theo lời kể của đồng bào dân tộc Thái ở bản Xa Mấn, huyện Điện Biên, thì những loài ong này thường làm tổ ở trong hốc đá, hốc cây to, bắt được một tổ phải mất một ngày, thậm chí vài ngày. Ngoài việc đi thăm lại chiến trường xưa của cha ông, các cụ già người cao tuổi còn có cơ hội mua cho mình ché rượu cần, những bình rượu ngâm tắc kè, bò cạp, ong đất. Ngoài cái thú vui tao nhã, du khách được thưởng thức chén rượu vùng cao, những loại rượu này còn có tác dụng bổ gân, chữa tê phù, thấp khớp rất tốt. Một điều khá lý thú là du khách còn được thưởng thức loại rượu chít (ngâm con sâu trong thân cây chít mà chỉ những cây mọc ở sườn núi cao không ra bông mới có sâu ở). Có phải chăng người Điện Biên – người Tây Bắc bày ra không phải để bán mà là để "mua" cái tình của du khách thập phương để giới thiệu những hương vị tinh khiết của vùng sơn cước, của vùng đất anh hùng? Đi chợ Điện Biên, du khách còn có thể mua những món quà nho nhỏ như quần áo, mũ, túi… in hình những di tích lịch sử của Điện Biên như tượng đài chiến thắng đồi D1, hầm Đờ Cát, những giò lan đủ loại, đủ màu sắc như lan tai châu, lan quế, điệp lan, lan nữ hoàng. Những con hươu, con nai nhỏ được những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tạo nên mà vật liệu đơn giản chỉ là gỗ rừng, rêu suối gần gũi, thân quen như con người với núi rừng Tây Bắc.
Đến Điện Biên, đi chợ Điện Biên có lẽ không có du khách nào quên không mua cho mình một cành hoa ban nhỏ. Loài hoa tinh khiết hội tụ những nét nguyên sơ, trong trắng của con người, của núi rừng nơi đây. Có người nói hoa ban là chúa của các loài hoa, có lẽ không sai nên cũng không phải ngẫu nhiên mà người ta ví hoa ban là biểu tượng, là tâm hồn của người con gái Tây Bắc… Mỗi độ xuân về lại bạt ngàn rừng ban trắng, hoa ban cũng được bày bán khắp chợ, người mua chủ yếu là nam thanh, nữ tú ở nơi xa đến; một là để thưởng ngoạn cái thơ mộng, quyến rũ của lòng người Tây Bắc; và để cầu chúc cho đôi lứa nên duyên.
Đến chợ Điện Biên không mua chỉ thưởng thức thôi cũng đã "đầy túi" rồi, rượu không uống cũng đã ngất ngây lòng người. Chia tay với Điện Biên – vùng đất một thời oanh liệt của cha ông ta, chia tay với chợ Điện Biên nhưng vẫn mãi còn đọng lại đâu đây giọng một người con gái Thái "Tặng anh cây ban nhỏ như tấm lòng người Tây Bắc bao la".
Chợ phiên vùng cao được mọi người biết đến như một "Thương hiệu" nổi tiếng. Chợ "phiên" miền núi lâu lâu mới họp một lần. Thường thì mỗi huyện có một chợ họp vào các ngày nhất định trong tuần. Vì vậy tuần nào cũng có phiên chợ. Người địa phương chờ được đi chợ như đi lễ hội. Chợ ở đây không chỉ đơn thuần là nơi mua bán trao đổi hàng hoá mà còn thể hiện rõ nét nhất những nét văn hoá đặc sắc của đồng bào, từ những sản vật ẩm thực độc đáo, món ăn, trang phục, tục lệ truyền thống đến việc giao lưu văn hoá, hát múa, thổi sáo, thổi khèn…Và bằng cách trao đổi hàng hoá như từ thời cổ đại vẫn còn sót lại như biểu tượng cho vẻ đẹp "mua bán" nguyên sơ của ngày thơ ấu nhân loại… Đặc biệt hơn, chợ còn là điểm vui chơi giải trí cho mọi người, mọi lứa tuổi.
Sa Pa! Nhắc đến tên thôi đã bao người mơ tưởng về một mảnh đất êm đềm, mát mẻ nơi Tây Bắc của Tổ quốc. Sa Pa mùa xuân đẹp lắm! Bao nhiêu vẻ đẹp, sự trù phú của Sa Pa được thể hiện hết trong phiên chợ mùa xuân.
Mùa xuân, Sapa vẫn còn hơi lạnh. Cây cối xanh mướt một màu nõn nà, tràn đầy sức sống. Trên đường đến chợ, hai bên rực rỡ những sắc đào đỏ thắm, trắng muốt những sắc hoa mơ hoa mận. Những loại hoa này của Sa Pa đã nổi tiếng từ lâu lắm, được tận mắt nhìn mới thấy hết vẻ đẹp của nó. Thân cây rất lớn, mọc tự nhiên bên đường, cành cây nâu mốc và quềnh quàng như cánh tay người già. Cái già nua của gồ càng làm tôn lên vẻ trẻ trung, tươi tắn của những cánh hoa thắm mịn, trắng bông mơ màng trong sương sớm.
Chợ Sapa cũng giống như nhiều chợ vùng cao khác, thường hợp theo phiên mỗi tháng vài ba lần. Chợ là dịp để người dân quanh vùng mang hàng hóa đến trao đổi, mua bán. Và hơn thế là để gặp gỡ, giao duyên. Đến với chợ Sa Pa có người dân của các dân tộc Mông, Dao Đỏ, Thổ, Khơ Mú,… và rất nhiều người Kinh đến buôn bán, tham quan, mua đồ lưu niệm.
Mới sáng sớm, trên những đỉnh đèo, đình dốc chon von đã thấp thoáng những bộ váy Mèo sặc sỡ: bà con dân tộc ở xa nên phải dậy từ sớm trèo đèo, lội suối, đi cả ngày đường, có khi mấy ngày mới đến nơi. Họ đến chợ bằng ngựa, xe máy, ô tô hoặc bằng chính đôi chân của mình. Những con ngựa nòi thấp nhưng dai sức và rất khỏe, nó thồ trên mình các loại hàng hóa, ở những đoạn đường bằng nó còn chở cả chủ nhân nữa.
Đến chợ, người bán hàng dỡ hàng rồi bày ra hàng hóa của mình: măng, dầu, muối, cá khô, vải, giấy… từ dưới xuôi mang đến, từ các địa phương khác mang về. Trong những gian hàng được xây cất thành từng ngăn như dưới xuôi là các loại hàng hóa của những người chuyên buôn bán lớn. Dọc hai bên đường đi quanh chợ là hàng của bà con bán hàng nhỏ lẻ, thường là bà con dân tộc. Những cây măng, những xấp vải, những cuộn chỉ màu được đặt trong gùi, trong giần,… Những bà những mẹ cười vui vẻ chào mời khách mua hàng. Làn da họ sạm đen, nhăn nheo càng làm tôn lên nụ cười thuần hậu, chất phác. Trên đầu họ đội những chiếc khăn tự dệt nhiều màu sắc. Nhất là những chiếc áo, chiếc váy được thêu dệt rất cầu kỳ.
Khách đến mua hàng phần nhiều là khách du lịch người Kinh, những con người của miền xuôi, của đồng bằng, của thành phố. Họ đi giày thể thao, mặc quần bò, áo ấm và nhìn cảnh tượng xung quanh với đôi mắt tò mò, háo hức vô cùng. Những xấp quần áo và vải thổ cẩm hấp dẫn những vị khách này hơn cả. Vải thổ cẩm được dệt từ những đôi tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc, có thêu những hoa văn tỉ mỉ hình vuông, hình con vật, hình bông hoa,., rất tinh tế, sinh động. Một mặt hàng nữa khiến khách đến chợ háo hức vô cùng đó là món thắng cố của đồng bào dân tộc! Đó là món ăn "đặc sản" của mảnh đất vùng cao này, món ăn là sự hòa trộn của nhiều loại nội tạng ngựa. Mỗi gian hàng có một nồi thắng cố lớn đang nghi ngút bốc khói. Khách đến ăn, ngồi xuống chiếu xếp tròn chân, chờ chủ hàng đặt bát thắng cố trước mặt,… Chợ Sapa có bao thứ hàng hấp dẫn lòng người như thế!
Đứng từ trên cao nhìn xuống, cảnh chợ thật tấp nập, đông vui. Người mua, người bán nhộn nhịp, náo nức. Những tiếng cười trong trẻo, hiền lành, phóng khoáng cứ đan xen nhau mà vang lên. Bất chợt, mé bãi đất trống cuối chợ cất lên tiếng khèn, tiếng hát réo rắt, thiết tha. Thì ra ở đó các chàng trai cô gái đang thổi khèn, thi hát, thi ném còn. Các cô gái khéo chọn cho mình những bộ váy áo sặc sỡ vô cùng nổi bật. Chị búi tóc, chị vấn khăn, đeo hoa tai – những chiếc vòng bạc to tròn rất bắt mắt, đeo vòng kiềng, mặc váy, chân quấn xà cạp,… Váy xòe của các chị được thêu xen các họa tiết màu đỏ, màu xanh,… Các chị Dao Đỏ trên trang phục còn có những quả cầu màu đỏ tươi rất nổi bật giữa nền đen chủ đạo của trang phục. Các chị người Mông thì lại có thêm chiếc ô xinh làm duyên. Cô gái nào cũng khéo khoe ra cái khéo léo, tinh tế của mình. Nụ cười trên môi rạng rỡ, các chị còn có đôi mắt sắc như dao thật đáng yêu! Các anh thì mặc trang phục tối màu, đơn giản hơn. Nhưng với các chàng trai ở đây, điều quan trọng nhất là thể hiện được cái tài thổi khèn của mình. Anh nào cũng cầm một chiếc khèn nứa, vừa thổi khèn vừa co chân nhảy lò cò quanh cô gái mình thích.
Ở miền núi, đất rộng người thưa nên khung cảnh thường vắng lặng và chỉ đông vui vào những ngày có phiên chợ chung của cả vùng. Em nhớ mãi phiên chợ Simacai vừa qua được mẹ cho đi theo sắm Tết.
Hai mẹ con em đi thật sớm. Phía Đông, mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt. Người đi chợ từ các ngả lục tục kéo xuống chợ. Dân vùng cao đi chợ không mang gồng gánh mà toàn đeo gùi sau lưng. Nhìn dáng đi cứ chúi về phía trước, em đoán là họ mang nhiều hàng lắm. Tuy vậy, họ vẫn bước nhanh thoăn thoắt, tay đánh nhịp đều đều. Thỉnh thoảng, cũng có người đi tay không hoặc cầm khèn, cầm sáo vừa đi vừa thổi. Chắc là họ chỉ đi chơi chợ.
Một đoàn thiếu nữ người Dao, người Thái, người H'mông… cô nào cũng xúng xính trong bộ áo váy dân tộc rực rỡ. Những chiếc vòng bạc lấp lánh trên tay, trên cổ. Gần đến chợ, mẹ nắm chặt tay em sợ lạc.
Ngay lối vào là dãy bán lá dong. Lá dong xếp thành từng đống lớn bên cạnh những bó ống dang để chẻ lạt gói bánh chưng. Hai thứ này dành cho những người mua buôn đem về xuôi. Kế đó là dãy bán măng khô, nấm hương, mộc nhĩ cùng với các loại cây thuốc như cam thảo, sa nhân, hồi, quế – những đặc sản của núi rừng. Mỗi khi có khách tới mua hàng, các cô gái e lệ mỉm cười. Khi đã đồng ý bán, các cô nghiêng gùi trút hàng vào bao cho khách.
Bên trái chợ là hàng hoa quả. Những sọt lê vàng tươi, những gùi táo chín tỏa hương thơm nức; những thúng quýt đỏ như son… Lại có quả phật thủ trông giống bàn tay người, thường được bày giữa mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết.
Đứng trước dãy hàng vải vóc và quần áo màu sắc sặc sỡ, em hoa cả mắt. Những tấm thổ cẩm, những tấm chăn dệt đủ loại hoa văn rất đẹp! Kẻ mua, người bán ồn ào tấp nập. Mấy cô gái ướm thử thứ mình định mua vào người xem có vừa không rồi nhìn nhau cười khúc khích. Mẹ chọn cho em một bộ quần tây xanh, áo sơ mi trắng. Em vui sướng hít mùi vải mới thơm thơm. Mẹ không quên mua cho bé Hương một chiếc áo len thật đẹp để diện Tết.
Chen giữa dòng người, hai mẹ con em như bị cuốn đi trong những tiếng chào mời tíu tít. Luồn lách mãi mới tới được quầy bánh kẹo. Mẹ em mua một hộp mứt và hai chai rượu để cúng tổ tiên, ông bà. Xong xuôi, mẹ dẫn em ra dãy hàng ăn uống. Những chảo thắng cố sôi sùng sục trên bếp lửa. Khách phần lớn là đàn ông. Họ uống rượu bằng bát, thứ rượu Mèo trong vắt, sủi tăm. Mặt người nào cũng đỏ gay, phừng phừng hơi men. Tiếng cười nói, chuyện trò rôm rả bằng các thứ tiếng dân tộc khác nhau. Mẹ mua cho em bát phở chua. Đang đói, em ăn thật ngon lành.
Trưa cuối năm, mây trắng phủ trên các đỉnh núi. Dọc đường về, mọi người tiếp tục trò chuyện, Tiếng khèn, tiếng sáo dập dìu trong gió. Mấy chị người Hmông lưng đeo gùi, tay che ô đi sau con ngựa lưng thồ hàng và chở cả người chồng đang ngất ngưởng vì say rượu.
Niềm vui của buổi chợ phiên theo chân mọi người về đến tận các bản làng xa xôi, hẻo lánh. Em nhớ mãi phiên chợ Tết vùng cao với những cảnh sắc độc đáo cùng những con người chân chất dễ thương.
►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ Bài văn mẫu Tả một phiên chợ vùng cao mà em đã từng được tham gia lớp 6 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.