Mời các bạn cùng tham khảo Văn mẫu Thuyết minh về cầu Chữ Y Ngữ Văn lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh mở rộng vốn từ và tham khảo thêm các ý tưởng cho bài viết của mình.
“Nhất Y, nhì Mống, tam Bông, tứ Đường, năm Nghè, sáu Lợi” là câu vần nói về sáu cây cầu cổ, nổi tiếng của TP.HCM: cầu chữ Y, cầu Mống, cầu Bông, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Thị Nghè và cầu Bình Lợi. Câu vần này không nói rõ về quy mô, thứ tự, trình tự thời gian xây dựng từng cầu.
đến nay cầu chữ Y vẫn là cây cầu cổ, độc nhất của TP cùng lúc vượt trên ngã ba của ba nhánh kênh Tẻ, Đôi và Tàu Hủ. Về mặt đường thủy, nó nằm trên trục kết nối phía Đông với phía Tây TP để nhánh Tàu Hủ đi theo bến Hàm Tử - Trần Văn Kiểu (xưa - nay là một phần của đại lộ Đông Tây - Võ Văn Kiệt) hình thành nên vùng sông nước trên bến dưới thuyền ở khu vực Chợ Lớn - Bến Bình Đông; nhánh kênh Đôi rộng hơn thì để cho ghe, thuyền lớn đi xa hơn nữa về miền Tây Nam bộ qua kênh Chợ Đệm.
Do “trấn” ở ngã ba ba nhánh kênh lớn nên ở cả ba hướng dòng chảy vào cầu đều có ba mặt dựng của ba trụ đỡ cho tam giác trung tâm phía trên mặt cầu. Trên ba mặt dựng này đều có các hình tròn biểu tượng cho mặt trời ở phía dưới và biểu tượng cây búa trừ tà, âm binh, thủy tặc ở phía trên. Chưa hết, trên doi đất giữa ba kênh, ở hướng kênh Tẻ đổ vào có một lô cốt kiên cố hướng ra như một trụ chống va và phía trên có bót canh với lỗ châu mai xỉa súng ra lòng kênh (ở các cầu lớn như Sài Gòn cũ, Bình Lợi… bót canh cầu đều nằm trên bờ sông).
Về mặt kỹ thuật, cầu chữ Y là “bài học” lớn, “kinh điển” về tĩnh không của cầu phù hợp với cấp độ, chiều rộng của sông, kênh. Với độ cao 6,3 m nó là độ cao chuẩn cho tất cả cầu sau này (cầu quay Khánh Hội cũ, cầu Calmette, cầu Chà Và cũ… không đạt chuẩn này và đều là cầu thấp nên sau này phải xóa bỏ). Sau này khi làm 11 cầu dọc theo đại lộ Đông Tây người ta đều phải lấy cao độ tĩnh không 6,3 m của cầu chữ Y làm chuẩn.
Nhưng cầu chữ Y cũng là bài học đau đớn nhất về tổ chức giao thông khi nó cho phép cùng rẽ phải, trái ở khu vực trung tâm ba nhánh. Điều này dẫn đến xung đột, ùn tắc thường xuyên giữa cầu. Từ bài học này, những năm gần đây khi làm các cầu sắt chữ Y vượt các ngã ba, giao lộ (như Cây Gõ, Tân Sơn Nhất, ngã sáu Gò Vấp…) người ta chỉ làm các nhánh nhập, tách các dòng xe theo chiều tay phải.
Đến nay, chứng tích ghi lại những ngày đầu Nam bộ kháng chiến ở khu vực cầu Chữ Y là tấm bia đặt ở Công viên Dạ Nam, ngửa mặt ra đường Phạm Thế Hiển, cách cầu khoảng 150m. Chiếc cầu lịch sử này còn tiếp tục là trận địa của hàng loạt trận đánh lớn, nhỏ kéo dài sau đó. Đặc biệt nó hứng chịu khá nhiều bom đạn từ các trận đánh.
Cầu Chữ Y thường được dùng để chỉ cây cầu nằm về phía đông của Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, nối liền Quận 5 với Quận 8. Cầu có hình chữ Y, từ đường Nguyễn Biểu bắc qua hai con kênh là kênh Tàu Hủ và kênh Đôi sang khu vực chợ Rạch Ông và khu vực cù lao Chánh Hưng của Quận 8.
Xưa, khi xứ này còn nằm trong địa hạt Chợ Quán, các nhánh kinh nói trên đều thuộc mạng lưới rạch Bến Nghé. Về sau nhiều đoạn kinh bị san lấp để xây dựng hệ thống đường bộ nên các nhánh kinh bị tách rời, đồng đổ ra Tân Bình Giang và được đặt lại mỗi đoạn một cái tên khác nhau.
Cầu có ba nhánh tạo thành chữ Y, nên được người dân đặt luôn tên này, lâu ngày trở thành tên chính thức.
Tại Việt Nam còn có một số cầu chữ Y khác, nhưng không được biết đến nhiều như cầu chữ Y ở Trà Ôn, Vĩnh Long, hoặc ở Phụng Hiệp, Hậu Giang, ở Đà Lạt, Lâm Đồng...
►► CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download Văn mẫu Thuyết minh về cầu Chữ Y Ngữ văn lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.