Nội dung dàn ý và các bài văn mẫu Viết tập làm văn số 3 lớp 10 - Văn tự sự được chúng tôi sưu tầm và tuyển chọn giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu để tham khảo hoàn thành tốt bài viết số 3 của mình.
Dưới đây là dàn ý và bài làm văn mẫu viết tập làm văn số 3 - Văn tự sự lớp 10 đề 1 được trình bày chi tiết, dễ hiểu nhất mời các bạn học sinh tham khảo:
Mở bài
- Trương Sinh giới thiệu về bản thân mìn mình (tên, gia cảnh, tính cách)
- Trương Sinh dẫn dắt vào câu chuyện (Có một câu chuyện làm tôi ân hận suốt đời, dù có chết tôi cũng không tha thứ cho bản thân).
Thân bài
1. Quá trình kết hôn và chung sống với Vũ Nương
- Vợ tôi là Vũ Nương, xinh đẹp, đảm đang, khéo léo
- Chúng tôi chung sống với nhau rất hòa thuận, hạnh phúc, háo hức chờ đốn đứa con đầu lòng.
- Đang trong thời gian mặn nồng, hạnh phúc, chiến tranh phi nghĩa xảy đến, tôi phải từ biệt mẹ già, vợ trẻ để đi chiến đấu.
- Chia tay vợ trong niềm lưu luyến, nhớ thương. Tôi xúc động nhất khoảnh khắc vợ rót chén rượu đưa tiễn tôi và nói nàng không cần vinh hoa phú quý, chỉ cần tôi được bình yên.
2. Thời gian xa nhà (Được nghe những người hàng xóm kể lại)
- Tôi đi được một tuần thì vợ sinh con trai đặt tên là Đản
- Mẹ tôi ở nhà vì quá thương nhớ tôi nên sinh bệnh
- Vợ tôi ở nhà chăm nom mẹ tôi ân cần, chu đáo, ai ai cũng phải công nhận sự hiền thảo đó
- Khi mẹ mất, vợ tôi khóc thương và lo liệu cho mẹ tôi được mồ yên mả đẹp.
- Tôi thầm tự hào và biết ơn vợ, tự nhủ với lòng sẽ yêu thương và trân trọng nàng suốt đời
3. Trương Sinh trở về và nghi oan cho vợ.
- Ba năm sau tôi trở về, trước sự ra đi của mẹ tôi đau đớn, xót xa vô cùng.
- Tôi định bế con trai ra mộ để cùng thắp nén hương cho mẹ, nhưng nó khóc lóc, không chịu nhận tôi, nói cha nó chỉ nín thin thít, đêm nào cũng đến
- Tính tôi đa nghi lại vội vàng nên vô cùng giận giữ, không để cho vợ thanh minh mà ngay lập tức đuổi đi.
4. Vũ Nương thanh minh, được giải oan và sự hối hận của chàng Trương.
- Trước cơn thịnh nộ của tôi, Vũ Nương hết lời giải thích, thanh minh, nàng hỏi tôi chuyện kia nhưng tôi cố tình không nói, tôi vẫn mắng nhiếc thậm tệ và đuổi đi mặc cho hàng xóm can ngăn
- Sau đó, vợ tôi tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang tự tử để chứng minh lòng thành. Dù vẫn còn rất giận nhưng biết tin nàng tự tử tôi cũng động lòng thương, vớt xác lên nhưng không thấy.
- Một đêm, nằm cùng bé Đản, bé chỉ tay lên chiếc bóng trên vách tường và nói đó là cha mình. Tôi bàng hoàng nhận ra nỗi oan tày đình của vợ. Tôi đau đớn, dằn vặt tự trách mình.
- Cạnh bến sông có người tên Phan Lang, vì được Linh phi dưới thủy cung đền ơn cứu mạng nên đã được cứu vớt trong một lần chạy giặc Minh.
- Ở dưới thủy cung, ông ta gặp lại vợ tôi. Nàng đã nhờ Phan Lang chuyển lời và chuyển kỉ vật đến tôi. Ban đầu không tin nhưng khi nhìn thấy vật cũ của vợ mới hốt hoảng tin theo.
- Hôm sau, tôi nghe theo lời dặn, lập đàn giải oan cho vợ, Vũ Nương hiện về đẹp lung linh. Tôi xúc động, nghẹn ngào gọi vợ, nàng chỉ thấp thoáng giữa nói vọng vào lời từ biệt tôi.
- Tôi đau đớn, ân hận, giày vò, giẵng xé vì những cơn nghen mù quáng của mình.
Kết bài
- Trương Sinh tự rút ra cho mình bài học: Vợ chồng phải biết yêu thương tôn trọng và đặt niềm tin ở nhau mới có hạnh phúc bền lâu
- Trương Sinh tự hứa với lòng sẽ ở vậy, chăm con thật tốt, bù đắp sai lầm.
Bóng nàng ẩn hiện trên sông, nói lời tạ từ tôi và con, rồi nàng biến mất…. Tôi tha thiết gọi tên nàng để níu kéo nhưng nàng đã vĩnh viễn biến mất, vĩnh viễn rời xa cha con tôi. Tất cả cũng chỉ tại tính ghen tuông mù quáng, mà giờ tôi đã mất người vợ thảo hiền, nết na.
Tôi vốn quê ở Nam Xương, nhà giàu có nhưng tôi lại ham chơi hơn ham học, nên vừa ngoài hai mươi, mẹ tôi đã kén vợ cho tôi. Nàng tên Vũ Nương người con gái thùy mị nết na, lại thêm phần tư dung tốt đẹp. Tôi hài lòng về vợ mình lắm, nhưng tính tôi lại hay ghen, sợ vợ mình xinh đẹp, thùy mị như vậy sẽ nhiều người theo đuổi nên tôi vẫn hết sức phòng ngừa. Biết tôi tính như vậy nên Vũ Nương cũng hết sức giữ gìn, bởi vậy gia đình tôi luôn được êm đềm, yên ấm. Bởi vậy, tôi càng yêu nàng hơn.
Nhưng cuộc sống gia đình hạnh phúc chẳng được bao lâu, chiến tranh xảy ra, tôi đứng đầu trong danh sách đi lính. Ngày đưa tiễn tôi lên đường cả mẹ và nàng đều khóc hết nước mắt, mong tôi bình an trở về. Những năm tháng ở chiến trường tôi nhớ gia đình tha thiết, nhớ mẹ già ở nhà mong ngóng, nhờ người vợ hiền thục. Tôi chỉ mong chiến tranh nhanh nhanh kết thúc để tôi được trở về bên gia đình.
Ba năm chiến tranh qua đi, tôi về nhà lòng đầy hứng khởi, mong nhớ. Nhưng ngày tôi về lại ấp xuống biết bao tai họa. Mẹ tôi vì thương nhớ tôi quá nhiều mà sinh bệnh nên đã mất. Tôi bế đứa con nhỏ hơn một tuổi ra thăm mộ mẹ, nhưng bé Đản khóc lớn, không chịu đi cùng tôi, tôi dỗ dành:
Nín đi con, đừng khóc! lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!
Con tôi nói:
"Ông cũng là cha tôi ư?" Ông lại biết nói chứ không giống như cha trước kia chỉ nín thin thít.
Tôi ngạc nhiên, sững sờ, tim bỗng nhói đau, máu ghen trong người nổi lên, tôi hỏi dồn thằng bé về người đàn ông đó. Thằng bé hồn nhiên đáp lại:
- Đêm nào cũng có một người đến, mẹ ngồi người đó cũng ngồi, mẹ đi người đó cũng đi, nhưng người đó không bao giờ bế Đản cả.
Đến giờ tôi không còn đủ bình tĩnh nữa, vợ tôi thảo hiền, nết na chỉ là cái vỏ bề ngoài. Tôi đi lính đã lập tức thất tiết với tôi. Tôi nổi giận đùng đùng, về nhà đánh đuổi vợ tôi đi. Nàng tha thiết van xin:
- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.
Nhưng những lời nàng đối với tối lúc đó chỉ là gian dối, ngụy biện, tôi gạt phát đi và dùng những lời lẽ đay nghiến, trì triết để đuổi nàng đi. Giá lúc ấy tôi bình tĩnh hơn, nói rõ nguyên do cho nàng giải thích thì gia đình tôi đã không phải chịu cảnh li tán như ngày hôm nay.
Uất ức vì không được giãi bày, Vũ Nương đã tắm gội chay sạch và tìm đến bến sông Hoàng Giang để tự vẫn nhằm minh chứng cho tấm lòng trong sạch của mình. Lúc ấy tôi vẫn chưa biết rõ sự tình nhưng biết vợ tự vẫn cũng hết sức đau lòng, tôi ra bến sông để vớt xác nhằm chôn cất nàng chu đáo nhưng không tài nào tìm thấy, tôi và con đành trở về nhà.
Cuộc sống một mình gà trống nuôi con quả chẳng dễ dàng, đêm ấy tôi thắp đèn bỗng bé Đản reo lớn:
- Cha Đản lại đến kìa. Chính là người cha vẫn đến cùng mẹ đó.
Bấy giờ tôi mới biết mình đã nghi oan cho vợ. Trong những ngày xa tôi, vì thương nhớ và cũng muốn bù đắp cho con, để bé Đản được nhận tình yêu đủ đầy của cha và mẹ mà nàng đã trỏ bóng mình bảo cha Đản. Tôi lại ghen tuông mù quáng, nghe lời đứa trẻ ngây thơ, không tìm hiểu rõ nguồn cơn nên đã gây nên cái chết oan nghiệt cho nàng. Tôi ân hận lắm.
Thời gian cứ thế thấm thoát trôi qua. Bỗng một hôm Phan Lang người cùng làng tôi mang chiếc hoa mà ngày xưa vợ vẫn hay dùng đến và nói lời Vũ Nương nhắn gửi, bảo tôi lập đàn giải oan trên sông, đốt cây đăng chiếu xuống nước để Vũ Nương trở về. Tôi nghe xong bán tín bán nghi, nhưng nhìn chiếc hoa đúng là của vợ tôi thật. Tôi đành lập một đàn giải oan trên sông, Vũ Nương trở về thật, nhìn thấy tôi nàng đã nói:
- Thiếp cảm tạ tấm lòng chàng, ơn đức Linh Phi cứu mạng thiếp đã hứa sẽ ở đó cùng Linh Phi, sông chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng về nhân gian được nữa.
Tôi còn chưa kịp nói lời xin lỗi nàng, Vũ Nương đã biến mất…
Nàng trở về chẳng hề trách cứ, oán thán tôi một lời. Điều ấy càng làm tôi đau đớn, day dứt hơn. Chỉ một phút nóng nảy, chỉ vì tính ghen tuông tôi đã cướp đi tình yêu thương của mẹ mà bé Đản vốn được hưởng, và tôi đã đánh mất hạnh phúc của chính mình, mất người vợ thảo hiền, dịu dàng. Cả đời này tôi sẽ sống trong day dứt, đau khổ, và mãi mãi không quên nàng…
Mời các bạn tham khảo dàn ý và bài văn mẫu viết tập làm văn số 3 lớp 10 đề 2 hay nhất tại đây:
Mở bài
- Que diêm giới thiệu về sự xuất hiện của mình
- Bằng lời que diêm, dẫn dắt vào câu chuyện (là vật luôn bên cạnh cô bé nên chúng tôi hiểu và thương cảm cho câu chuyện cuộc đời cô)
Thân bài
1. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm
- Cô bé tâm sự với chúng tôi về hoàn cảnh trong quá khứ của mình:
+ Mẹ mất sớm, ở với cha, cha và bà nội
+ Bà nội mất, gia sản tiêu tán, cô phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn để chui rúc vào xó tối, lạnh buốt, thường xuyên nghe lời chửi rủa của cha, phải đi bán những que diêm chúng tôi để được kiếm sống.
→ Chúng tôi rất thương cảm cho cảnh ngộ của cô gái nhỏ bé.
- Chúng tôi tận mắt chứng kiến cuộc sống thực tại của cô bé:
+ Đêm đông lanh buốt, ngoài trời tối tăm cô bé vẫn đầu trần chân đất đi ngoài đường.
+ Cô không dám về nhà vì sợ cha đánh mắng bởi cả ngày hôm nay hôm nay cô không kiếm được một xu nào.
+ Cô bé ngồi nép trong góc tường hai chân thu lại, trời mỗi ngày một lạnh
→ Chứng kiến hoàn cảnh tội nghiệp của cô bé, anh em chúng tôi vô cùng xót xa.
2. Những lần quẹt diêm của cô bé
Chúng tôi bàn bạc nhau và quyết định đem đến những phép màu cho cô bé, dù là những mộng tưởng tạm thời.
- Thấy cô bé lạnh buốt, một anh bạn trong chúng tôi đã dùng ngọn lửa mình tạo ra đem đến cho cô bé mộng tưởng về một chiếc lò sưởi.
- Ngọn lửa tắt, cô bé trở về với hiện thực, chúng tôi lại dùng ánh sáng của mình đem đến cho cô bé mộng tưởng về một bữa ăn sang trọng, thịnh soạn.
- Sức chúng tôi có hạn, ngọn lửa nhanh chóng tắt đi, chúng tôi vẫn tiếp tục nỗ lực đem đến mộng ước cho cô bé về một cây thông nô-en.
- Biết những thứ vật chất đó chưa đủ để xoa dịu nỗi đau của cô bé, chúng tôi quyết định biến hóa lần thứ tư, đem đến giấc mộng cho cô bé về người bà mà cô kính yêu và thương nhớ nhất. Cuộc gặp gỡ này vô cùng xúc động.
- Chúng tôi chỉ có thể đem lại niềm vui cho cô bé trong khoảnh khắc, cô bé nhanh chóng quay trở về với thực tại đau buồn. Để níu kéo bà, cô bé đã đốt anh bạn cuối cùng trong bao diêm. Cuối cùng cô đã cùng bà bay lên trời xanh, chúng tôi không thể cản được.
3. Cái chết của cô bé bán diêm
- Tận mắt chứng kiến cái chết của cô bé, chúng tôi rất đau buồn
- Sáng hôm sau, chúng tôi chỉ còn là những tàn diêm xung quanh cô bé, cô đã ra đi rất thanh thản đôi má còn hồng đôi môi còn đang mỉm cười.
- Những người qua đường chỉ biết cô bé chết vì đói rét, không ai có thể biết được những điều kì diệu mà đêm qua chúng tôi và cô bé đã cùng trải qua.
Kết bài
- Những que diêm nói lời kết cho câu chuyện bằng những suy nghĩ, tình cảm cảm xúc về cuộc đời của cô gái nhỏ bé, tội nghiệp.
Hôm nay đã là ngày cuối cùng của năm, ai nấy cũng tất bật sắm sửa đồ đạc cho bữa cơm chào đón năm mới. Nhưng tôi (que diêm) và cô chủ (cô bé bán diêm) vẫn cần mẫn đi bán hàng, chúng tôi đều mong có thể bán hết sớm để trở về nhà.
Cô bé là một người có số phận hết sức đáng thương. Trước đây cô cũng có cuộc sống hạnh phúc, ấm no như biết bao bạn nhỏ khác. Nhưng mẹ và bà mất, gia đình sa sút, cô phải sống cùng người cha vô lương tâm, suốt ngày say sỉn và sẵn sàng đánh cô bất cứ lúc nào, nếu cô không mang được đồng xu nào về nhà. Đêm nào tôi cũng được nghe tiếng khóc thút thít, tức tưởi của cô.
Hôm nay, cũng như biết bao ngày khác, cô mang chúng tôi đi bán, nhưng trời đã về muộn mà cô vẫn chưa bán được bao diêm nào. Cô lo lắng, sợ hãi chẳng dám trở về nhà. Càng về chiều gió rét càng mạnh lên. Bóng tối đổ ập xuống bao chùm khắp bốn phía. Cùng lúc đó những cơn mưa tuyết ào ạt đổ xuống, chẳng mấy chốc phố phường đã phủ một màu trắng xóa, người đi lại cũng thưa thớt dần. Chỉ còn một mình cô bé lang thang trên đường. Bộ quần áo mỏng mảnh, rách rưới khiến cái lạnh ngấm vào da thịt, đôi chân cô không mang giày, mỗi bước đi đều run lên vì lạnh. Mỗi đợt gió đến, cô bé lại run lên bần bật. Cô tìm một góc tường thật sâu, ngồi nép vào đó để đỡ lạnh. Cô lần lượt lấy từng que diêm ra. Đây là lần đầu tiên tôi thấy gương mặt cô, đôi môi đỏ hồng, bé xinh, nước da trắng xanh của một đứa bé thiếu chất và thiếu tình thương, đẹp nhất là đôi mắt to và sáng của cô. Cô mâm mê chúng tôi trên tay, có lẽ cô định đốt sao. Nhưng làm sao cô dám, cô đã không bán được bao diêm nào nếu đốt nữa chắc chắn sẽ bị cha đánh.
Cô ngắm chúng tôi một lúc rồi cô bất ngờ đốt que diêm lên, cô xuýt xoa, hơ hơ đôi bàn tay, có lẽ cô thấy trước mắt là chiếc lò sưởi lớn. Cô sung sướng hòa mình vào cái ấm áp mà cô tưởng tượng ra. Nhưng nhanh chóng que diêm vụt tắt. Cô lấy que diêm thứ hai ra và bật sáng, tôi thấy cô xoa bụng và miệng như đang nhai, có lẽ cô thấy bàn ăn với những chú ngỗng quay béo ngậy, vàng suộm. Nhưng niềm vui của cô cũng nhanh chóng tắt ngấm, que diêm cháy hết, xung quanh cô lại là bóng tối bao phủ. Cô bé rút que diêm thứ ba và quẹt cô reo lên sung sướng khi ánh lửa vàng lóe sáng:
- Ôi, cây thông thật to và đẹp quá.
Trước mắt cô là cây thông lung linh, đẹp đẽ với những đồ vật trang trí, những ánh đèn nhấp nháy khiến cây thông trở nên huyền ảo hơn. Nhưng một cơn gió mạnh thổi qua, que diêm tắt và cây thông vụt tan vào hư không. Cô bé thẫn thờ, tiếc nuối nhìn vào khoảng tôi đen vô tận.
Và rồi tiếp tục rút que diêm thứ ba, ánh mắt cô lần này rạng rỡ khác thường, đôi mắt ầy còn ầng ậc nước, trong giọng nói nghẹn ngào cô gọi:
- Bà, bà của con. Sao bà đi lâu thế? Sao bà không sớm trở về với con.
Cô bé vụt đứng dậy ôm chầm vào bà mà thực chất là ôm vào khoảng không tối đen. Niềm vui và sự hạnh phúc của cô bé chẳng được bao lâu, que diêm lại tắt. Như để níu kéo bà, cô lôi tất số diêm còn lại ra và quẹt, ánh sáng bừng lên là người bà lại xuất hiện, cô được sống trong hơi ấm tình thương, sự bao bọc chở che mà bấy lâu nay cô không được cảm nhận. Khi que diêm cuối cùng – là tôi, cũng là lúc cô bé bay về cõi thiên đường cùng bà.
Khi tôi còn chưa tắt ngấm hẳn, tôi vẫn cố le loi để nhìn cô bé. Nơi cô bé ra đi thật lãnh lẽo, đơn độc, cô chẳng có lấy một người thân bên cạnh. Nhưng trên khuôn mặt cô vẫn rạng rỡ, nụ cười mỉn, dường như cô bé chẳng hề trách móc ai, cô bé ra đi nhẹ nhàng, thanh thản và bình yên.
Tôi thấy thương và tội nghiệp cho cô bé biết chừng nào. Giá như bố của cô bé quan tâm tới cô hơn một chút, giá như những người xung quanh bỏ ra vài hào lẻ mua phong diêm cho cô để cô trở về nhà thì có lẽ cô đã không phải chịu cái chết cô đơn đến như vậy.
Cô bé hồn nhiên, nhân hậu, lương thiện, tấm lòng trong sáng, đáng nhẽ phải được hưởng cuộc sống yên vui, hạnh phúc nhưng thực tế cuộc sống của cô lại quá đỗi bất hạnh khi không nhận được tình yêu thương trong gia đình và những người xung quanh. Tình yêu thương có vai trò vô cùng to lớn đối với con người, nó giúp sưởi ấm trái tim, tâm hồn và đem lại cuộc sống hạnh phúc cho họ.
Hướng dẫn chi tiết nhất dàn ý và bài làm văn mẫu đề 3 bài tập làm văn số 3 lớp 10 - Văn tự sự được trình bày hay nhất dưới đây:
Tôi tên là Oanh liệt. Vâng cái tên này cậu đã đặt cho tôi đúng vào cái ngày tôi hạ gục đối phương để vươn lên làm bá chủ trên sới chọi gà. Ôi cái ngày huy hoàng ấy đối với tôi sao mà đáng nhớ biết bao. Vậy mà giờ đây, quá khứ của tôi mãi mãi chỉ là quá khứ.
Tôi sinh ra trong một gia đình đông đúc có tới trên dưới chục anh em. Mẹ tôi hiền lành và chăm chỉ. Bà thường rong ruổi đi rất nhiều nơi để kiếm về cho anh em chúng tôi những miếng mồi thơm ngon và bổ. Nhờ mẹ mà anh em chúng tôi đứa nào đứa nấy đều có dáng vóc và sức khỏe khác thường. Từ khi còn rất nhỏ, chúng tôi đã được dự báo sẽ trở thành những chiến binh hùng mạnh.
Thực ra người để lại cho anh em chúng tôi nhiều ấn tượng hơn cả lại là bố của tôi. Khi còn trẻ bố tôi hùng tráng và oai phong lắm. Nghe nói bố tôi đã từng qua tay nhiều ông chủ và giành được nhiều giải thưởng trên khắp các sới gà. Khi bố tôi sắp không thi đấu nữa, anh em chúng tôi cũng được xem ông lên đài vài trận nữa. Những trận ấy ông đều thắng cả và quả thực ông đã trở thành một tấm gương lớn, trở thành niềm kiêu hãnh cho cả gia tộc chúng tôi.
Anh em tôi lớn lên tất cả đều đi theo con đường của bố. Ông cũng chính là người dạy anh em chúng tôi những thế đánh đầu tiên. Bao giờ cũng vậy, đã thành lệ, cứ một anh em nào đó trong gia đình của tôi sắp đi theo một ông chủ mới thì bố mới truyền cho những thế đánh tuyệt vời để chiến đấu và để hộ thân. Ngày tôi đi theo chủ mới, bố cũng dạy tôi điều đó.
Ông chủ của tôi nghe đâu là một người ham mê gà chọi lắm. Ông đã từng đi khắp nơi để chọn gà và tôi cũng chưa hiểu lý do nào khiến ông chủ lại chọn lựa gia đình của chúng tôi. Tôi cứ nghĩ ông chủ tôi già lắm thế nhưng khi gặp tôi mới biết ông còn rất trẻ và vì thế, từ đấy để cho thân thiết tôi đổi gọi ông là cậu chủ.
Ngày đầu tiên về nhà mới, cậu chủ rất chăm chút cho tôi. Cậu cho tôi ở trong một ngôi nhà rộng rãi và thoáng mát. Tôi nghĩ nó thật xứng đáng với cái vóc dáng và sự oai vệ của tôi. Đúng một tháng sau đó, tôi bước vào một sới chọi chính thức lần đầu tiên. Hôm ấy tôi gặp một cậu choai hung hăng lắm. Cậu ta to khỏe và lực lưỡng hơn tôi nhưng những miếng đòn thì xem ra dở ẹc. Chính vì thế mà chỉ chưa đầy ba hồ đấu, tôi đã hạ gục cậu choai kia.
Hôm ấy cậu chủ hí hửng và vui mừng lắm. Cậu đã bế tôi đi để khoe mẽ khắp với bạn bè. Cậu nói cậu tin tôi sẽ là một con chọi oanh liệt nhất. Nghe những lời nịnh nọt của cậu chủ, tôi kiêu hãnh lắm.
Kể từ ngày ấy, tuần nào tôi cũng tung hoành trên các sới chọi khắp đó đây. Cậu chủ quả là người đi nhiều và biết nhiều nơi thật. Những lần cùng cậu chủ đi chu du như thế, tôi đã tha hồ học được thêm nhiều miếng đánh khác nhau. Kinh nghiệm trận mạc của tôi ngày càng thêm dày dạn. Thú thực trong những lần ra quân ấy, có trận tôi hạ gục đối thủ rất nhanh nhưng có trận tôi cũng suýt nữa thì toi mạng. Nhưng trong tất cả những lần như thế, nhờ những miếng đánh gia truyền, cuối cùng tôi đều đã áp đảo được đối phương.
Trong đời chiến, đã dự bao nhiêu lần, tôi cũng không nhớ. Nhưng có hai trận đấu mà tôi không thể nào quên. Trận thứ nhất là trận tranh giải quán quân với một anh chọi nổi danh đã từng ẵm cái giải ấy một năm về trước. Nghe đâu, người ta gọi anh là Hùng xám. Và quả thực khi mạnh, thế đánh của hắn ta dữ thật. Mỗi lần hắn ta vỗ cánh vung chân là một lần đối phương phải tối tăm mặt mũi, nhưng khi yếu hắn ta lại thủ thế rất vững vàng. Nghe nói mấy anh bạn trước đây của tôi đều bị nó đánh cho tàn phế.
Hôm ấy, trời nắng rất to. Tôi với nó đánh đã hết bốn hồ mà không phân chia thắng bại. Hai bên đều mệt lử, chỉ còn tinh thần là vẫn vững vàng thôi. Sang hiệp thứ năm, tôi bị Hùng xám cựa cho toác đầu chảy máu. Nhưng nghĩ đến danh dự của cha tôi, tôi đã quyết dùng miếng đánh hiểm cuối cùng. ấy là miếng đánh mà bố tôi đã dạy trước khi tôi về nhà cậu chủ. Bố tôi dặn kỹ nếu không thực sự rơi vào lúc lâm nguy, tôi không được phép dùng thế đó. Quả nhiên thế đánh thật là hiểm ác. Chỉ cần vung ra hai cựa, tôi đã lấy đi đôi mắt của đối phương. Trận chiến hôm ấy kết thúc, phần thắng thuộc về tôi nhưng tôi chẳng lấy gì làm vui mừng lắm.
Sau lần ấy, tôi yếu hẳn đi. Hai tháng sau, tôi theo cậu chủ lao vào một cuộc thách đấu. Nhưng lần này tôi bại rất nhanh bởi một tay mặt mày còn non choẹt. Trận đấu kết thúc nhanh và cậu chủ thì vô cùng thất vọng. Sau trận ấy, đến một tháng sau tôi chẳng thấy cậu chủ để ý đến tôi. Tôi nghĩ chắc cậu không còn dùng tôi nữa. Giờ đây chắc cậu lại đi tìm một chú choai khác thay tôi. Nhưng không, cậu chủ không chơi gà chọi nữa. Nghe nói cậu có nhiều trò chơi mới ham thích hơn cơ. Cậu thường đi từ rất sớm và về rất muộn. Hãn hữu lắm cậu mới rẽ qua vứt vài nắm gạo cho tôi nhưng lại chẳng thèm ngó ngàng gì.
Cuộc sống của tôi cứ thế trôi đi buồn tẻ và chán nản. Giờ đây, tôi không lâm trận nữa và cũng chẳng được sống những ngày có ý nghĩa như của cha tôi. Tôi đang nằm đây và chờ đợi. Tôi mơ về quá khứ và chờ đợi về một điều tồi tệ sẽ đến ở tương lai. Ôi cái kết cục cho một chiến binh oanh liệt thật là buồn tẻ. Tôi không trách giận và đâu có quyền trách giận cậu chủ tôi. Cuộc đời của tôi dành cho chiến trận. Và khi không còn sức mà đánh nhau được nữa thì sự tồn tại của tôi cũng đâu có ích chi. Với tôi hiện tại thật là đáng tiếc nhưng một quá khứ oai hùng cũng đủ để tôi cảm thấy tự hào và kiêu hãnh với cha tôi.
Mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu về dàn ý và bài làm văn mẫu số 3 đề 4 lớp 10 hay nhất dưới đây:
Năm tôi 13 tuổi, bố gọi tôi và hai cậu em trai vào phòng đọc sách. Tôi rất lấy làm hứng chí. Gọi là phòng đọc sách nhưng chúng tôi biết thừa nó là phòng trò chơi, nơi những "người đàn ông" thường cùng đua xe, câu cá nhựa hoặc xem phim.
- Mỗi đứa mang một cuốn vở và một cái bút tới đây! – Bố ra lệnh ngay khi chúng tôi vừa bước tới cửa phòng.
Chúng tôi đứng sững nhìn nhau lo lắng! Yêu cầu của bố nghe rất bất thường và đáng e ngại – cứ như là sắp làm bài tập ấy.
Khi đã tìm được vở và bút cho mình, quay lại "phòng chơi", chúng tôi thấy bố đã bày sẵn bàn với ba cái ghế nhựa, kèm theo một tấm bảng lớn treo trên tường. Bố chỉ chúng tôi ngồi vào ghế nhựa, chứ không phải là cái ghế đệm bông êm ái, dù nó chỉ cách chúng tôi có một gang tay.
- Bố muốn các con phải tập trung hết sức, bố nói như một buổi kinh doanh - đó là lý do các con cần ngồi ghế nhựa, chứ không phải là ghế đệm bông!
Ngay lập tức chúng tôi rên lên:
- Mẹ đâu rồi ạ? Hay là chúng ta đợi mẹ! – cậu em út tính kế hoãn binh.
- Có lâu không ạ? – Cậu em kế tôi thở dài.
Tôi thì chỉ ngồi im lặng trên ghế nhựa cứng đơ.
- Mẹ đi chợ phải vài tiếng nữa mới về, và việc này không liên quan đến mẹ, bố nói. - Và việc này kéo dài bao lâu là tuỳ thuộc ở các con. Các con càng hợp tác thì chúng ta càng hoàn thành nhanh chóng. Hiểu không?
- Rồi ạ! Chúng tôi đáp lại uể oải.
- Từ bây giờ chúng ta sẽ có buổi học vào các sáng thứ bảy. Chỉ "những người đàn ông" chúng ta mà thôi. Bố sẽ dạy các con những gì bố đã học về cuộc sống. Đó là trách nhiệm của bố để chuẩn bị cho các con thành những người đàn ông - những người sẽ đóng góp cho cộng đồng và cho cả thế giới. Trách nhiệm này, bố thấy rất quan trọng và nghiêm túc.
Tôi ngắt lời:
- Bố sẽ dạy bọn con mọi điều về cuộc sống ạ?
- Tất cả những gì có thể.
- Nhưng như thế thì mãi mãi cũng không học hết!
- Có thể...- Bố nói nhỏ, vẻ suy nghĩ, rồi bắt đầu viết lên bảng - có thể lắm...
Trong suốt ba năm, dù khoẻ hay ốm, bố vẫn giữ đúng lịch dạy chúng tôi về kĩ năng và những ứng xử đời sống vào thứ bảy hàng tuần. Bố dạy rất nhiều: Vệ sinh cá nhân, tuổi dậy thì, các nghi thức xã giao, cách đối xử bình đẳng, sự kính trọng người già, tôn trọng những ngư¬ời phụ nữ, đạo đức nghề nghiệp, quản lý tiền nong, trách nhiệm với cộng đồng... Chúng tôi viết kín hết cuốn vở này đến cuốn vở khác.
Năm nay, tôi đã 16 tuổi và đã trở thành một học sinh Trung học phổ thông, những bài học đã bớt dần đi. Tôi và các em cũng đã lớn lên dần. Chúng tôi bắt đầu bận rộn và cũng bắt đầu vấp váp với những khó khăn. Những lúc ấy, chúng tôi thường ngồi lại, nghĩ tới những điều bố cho ghi trong vở ngày xa, vì những điều ấy trước đây bố đã từng nhắc tới.
Mới đây, bố gọi riêng tôi ra và nói:
- Bố sẽ dạy con đến khi con 18 tuổi, phần còn lại của "bài học" con bắt đầu phải tự gom nhặt trong cuộc sống mà thôi!
Tôi khoanh tay lễ phép:
- Thưa bố! Giờ đây con đã hiểu những việc làm của bố từ trước đến nay. Con chỉ mong sau này mỗi khi đi xa trở về, bố lại chữa những bài tập về cuộc sống hết sức phong phú này cho con.
CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download Mẫu viết bài tập làm văn số 3 lớp 10 file word, pdf hoàn toàn miễn phí.