Bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến các em học sinh và thầy cô: Tài liệu văn mẫu lớp 7: Viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống (gồm 5 bài viết mẫu + dàn ý chi tiết). Tất cả mời các em tham khảo dưới đây.
Mở bài:
Thân bài:
Kết bài:
Bài văn mẫu 1:
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lí vô cùng tốt đẹp, được xây dựng và phát triển trên nền tảng của tư tưởng nhân đạo. Một trong những tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất đạo đức của con người chính là lòng nhân ái và lối sống vị tha. Từ xưa, ông cha ta đã quan tâm dạy dỗ con cháu những bài học đạo lí qua ca dao, tục ngữ mà câu: Thương người như thể thương thân là một ví dụ điển hình.
Thế nào là thương thân? Thương thân là thương mình xót xa cám cảnh cho mình khi lâm vào cảnh đói không cơm, rét không áo, ốm không thuốc và lúc hoạn nạn không ai giúp đỡ. Thế nào là thương người? Người ở đây là mọi người sống quanh ta; là anh em, cha mẹ, xóm giềng cùng chung quê hương, đất nước. Thương người như thể thương thân có nghĩa là ta yêu quý bản thân ta thế nào thì hãy chia sẻ, cảm thông, thương yêu người khác như thế. Nếu ta từng trải qua đau đớn, bệnh hoạn, ngặt nghèo thí khi thấy người khác lâm vào cảnh ngộ tương tự, ta hãy thương xót, cảm thông, giúp đỡ, quan tâm đến họ như đối với chính ta vậy.
Nhưng để có được một lối sống nhân ái cao cả quả không phải là một chuyện dễ dàng. Phải có một tấm lòng trong sáng, một trái tim nhân hậu và giàu đức hi sinh mà tất cả những điều ấy là kết quả của một quá trình tu tâm, dưỡng tính lâu dài.
Bài văn mẫu 2:
Trong cuộc sống, bất cứ khi làm một việc gì nếu vội vàng hấp tấp ta thường bị hỏng. Trái lại, nếu cố gắng, bền chí, kiên trì thì dù việc đó có khó khăn đến đâu ta cũng có thể hoàn thành được. Cũng chính vì thế nên tục ngữ có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim’’ để răn dạy con cháu đời sau.
Thật vậy, trong thực tế cuộc sống có nhiều tấm gương kiên nhẫn trong học tập, trong lao động đã để lại trong em những ấn tượng khó phai mờ. Từ đó, nó giúp em những hài học làm người thật ý nghĩa.
Chúng ta thử hình dung từ một thanh sắt thô sơ cứng cáp, ngày này sang ngày khác thanh sắt đổ được mài, mài mãi… cho đến một lúc nào đổ thanh sắt kia trở thành một cây kim bé nhỏ tiện dụng. Như vậy, muốn có được cây kim ấy người thợ đã bỏ biết bao công sức và thời gian đổ mài giũa thanh sắt. Nếu vật cứng như sắt mà ta mãi mãi cũng thành được cây kim thì bất cứ việc gì ta cũng có thể làm được, miễn sao ta phải biết chịu khó, biết nhẫn nại, kiên trì. Là học sinh, chắc ta không quen được anh học trò nghèo thông minh hiếu học Châu Trí. Vì nhà quá nghèo, anh phải vào chùa Long Tuyền hằng ngày quét lá đa để đốt lửa lấy ánh sáng mà học. Bản thân anh phải khắc phục mọi gian khổ và chịu khó trong học tập để cuối cù
cùng anh được đỗ đầu kì thi Hương. Khi thành tài, người trong làng hết lời ca ngợi, thán phục.
Một anh học trò vào chùa Long Tuyền
Ai ngờ nay lại đỗ Giải nguyên
Ở đời chẳng có việc gì khó
Người ta lập chí phải nên kiên.
(Trích Luân lí giáo khoa thư)
Trên thế giới, nói đến tên hai nhà bác học người Pháp Pierre Curie và Marie Curie không ai là không biết. Để khám phá ra nguyên tố phóng xạ, ông bà đã kiên trì lao động vất vả hằng mấy năm trời, lọc đi lọc lại trong 8 tấn bã quặng mới thu được một phần mười gam chất phóng xạ ấy. Thế mới biết phát minh khoa học của nhân loại cũng đòi hỏi sự kiên trì mãnh liệt.
Ngày nay, tính kiên trì bền chí nhẫn nại được chúng ta coi như kim chỉ nam trong hành động, trong việc làm. Chính nhờ đó mà đã có biết bao người đã vượt qua mọi khó khăn, khắc phục được bệnh tật… như thầy Nguyễn Ngọc Ký đã viết hằng đôi chân… Điều này thật đáng tự hào biết hao!
Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” thật là một bài học vô cùng quý báu. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực và tự phấn đấu để dễ dàng đi đến thành công, bởi “nước chảy” tất “đá” phải mòn”. Đây là điều mà mỗi người chúng ta cần suy ngẫm khi bước vào đời, khi bắt tay vào công việc.
Bài văn mẫu 3:
Đối với nhân loại, sách là một kho tàng tri thức vô cùng quý giá. Bởi vậy mà M. Goóc-ki đã khẳng định rằng: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”.
Về khái niệm “sách” có thể hiểu đơn giản là một dạng văn bản được in ra thành quyển, chứa đựng một khối lượng thông tin và kiến thức đã được đúc kết qua nghiên cứu, kinh nghiệm của người viết. “Những chân trời mới” là hình ảnh mang tính biểu tượng, ý chỉ những nguồn tri thức mới mẻ chưa được khám phá.
Cách nói “sách mở rộng những chân trời mới” có nghĩa là sách giúp mở rộng hiểu biết của con người, khám phá ra những tri thức mới mẻ.
Có thể khẳng định rằng, tri thức của nhân loại giống như một đại dương mênh mông. Còn hiểu biết của con người lại chỉ như một giọt nước nhỏ bé giữa đại đương đó. Nhưng nhờ đọc sách, chúng ta sẽ khám phá, phát hiện thêm được nhiều tri thức mới mẻ. Nhờ có những cuốn sách cũng giúp mỗi người rèn luyện được tư duy, trí tưởng tượng. Bởi vậy việc nói rằng “sách là ngọn đèn trí tuệ” là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn.
Thời gian có thể trôi qua hàng nghìn năm, nhưng những sự việc đã xảy ra, kiến thức được phát hiện vẫn được lưu giữ lại trong sách sẽ vẫn còn mãi. Bởi vậy mới nói, sách có thể giúp con người vượt mọi giới hạn về không gian và thời gian. Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI, nhưng vẫn có thể hiểu được con người nguyên thủy sống như thế nào. Cũng như chúng ta là một người Việt Nam nhưng có thể biết được phong tục, tập quán của người dân phương Tây. Không có bất cứ kiến thức nào có thể bị giới hạn, chỉ cần có những cuốn sách.
Tuy nhiên, vẫn có những cuốn sách chứa nội dung độc hại. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần phải biết cách lựa chọn sách, và phương pháp đọc sách sao cho phù hợp, đúng đắn. Chọn sách phải dựa trên mục đích của người đọc. Đọc sách không nên chú trọng số lượng, mà cần đọc cho tinh, cho kĩ. Có vậy, những cuốn sách mới đem đến hiệu quả tích cực.
Như vậy, lời khẳng định của M. Goóc-ki tuy ngắn gọn nhưng có giá trị lớn. Con người cần trân trọng, giữ gìn sách như một nguồn tài nguyên quý giá của nhân loại.
Bài văn mẫu 4:
Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ. Bởi đường đời có lắm chông gai chứ không bằng phẳng như ta tưởng. Nếu ta nản lòng, thiếu ý chí khi bắt tay vào việc nhất là những công việc khó khăn, to lớn thì chắc chắn ta sẽ thất bại mà thôi.
Để nhắc nhở chúng ta bài học rèn luyện ý chí và lòng quyết tâm, ông bà ta xưa có dạy: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Đọc câu tục ngữ, hình ảnh hiện ra trước mắt ta là những cuộn sóng to giữa một dòng sòng rông lớn mênh mông mà trên dòng sông đó một chiếc thuyền bé nhỏ đơn độc đang chơi vơi. Quả nhiên trước “sóng cả” này ai không lo sợ, không ngại cho số phận con thuyền, cho những người trong thuyền ây. Thường thì những làn sóng to này là nguyên nhân gây ra chết chóc, gây ra tai họa cho con người. Nhưng cũng không hẳn là thế. Bởi lẽ con người có thể chinh phục được thiên nhiên thì cũng có thể vượt được “sóng cả” này. Nếu người lái thuyền vẫn vững tay lái, tay chèo, bình tĩnh đối phó với mọi tình hình, qụyết tâm chèo để vượt qua cơn sóng cả ta tin chắc rằng con người sẽ chiến thắng. Ở đây “sóng cả” là muốn đề cập đến những việc lớn lao, khó khăn gian khổ. Đứng trước những trở ngại này ta đìtng vội nản lòng ngã chí, đừng vội “ngã tay chèo” mà phải vũng lòng, quyết tâm thì sẽ vượt qua, đi đến thắng lợi.
Câu tục ngữ là một bài học giáo dục về ý chí, nghị lực của ông cha ta từ ngàn xưa nhằm dạy dỗ lớp con cháu sau này. Lời dạy trên là phương châm cho mọi hành động của chúng ta, nó nhắc nhở ta phải luôn đề cao tinh thần vượt khó, giữ vững ý chí, quyết tâm của mình - ta không quên “có chí thì nên”.
Bài văn mẫu 5:
Xã hội ngày nay ngày càng tiến bộ, đòi hỏi con người phải nỗ lực không ngừng để không bị tụt hậu. Vậy nên những khó khăn, thử thách là điều không thể thiếu trong quá trình này và việc chúng ta cần làm là phải vượt qua nó. Điều này thật đúng với câu tục ngữ “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”.
Trước hết ta có 2 cách hiểu cho câu tục ngữ này. Một là nghĩa đen, chúng ta có thể hiểu rằng câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta khi chèo thuyền, đừng có vì sóng qua to mà ngã tay chèo. Hai là nghĩa bóng, sóng cả có thể hiểu là những khó khăn, thử thách trong cuộc sống thực, ngã tay chèo là ẩn dụ cho sự nạn chí, từ bỏ, phó mặc cho số phận trước những khó khăn. Như vậy, ta có thể hiểu một cách đầy đủ rằng câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống khó khăn, thử thách là điều không thể thiếu trong quá trình đi đến thành công của mỗi người, chúng ta không nên dễ dàng bỏ cuộc với những lí do vì nó quá khó, không thể làm được… Mọi nỗ lực đều sẽ nhận được đền đáp xứng đáng, điều quan trọng là chúng ta không bỏ cuộc.
Không như một số câu tục ngữ khác không còn phù hợp với xã hội hiện nay, câu tục ngữ này của ông cha ta vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Đặc biệt khi con người trong xã hội đều đang không ngừng tiến lên phía trước như đang chạy đua. Đó chính là đường đua đi đến thành công. Có biết bao người đã bỏ cuộc trên con đường đi đến thành công của mình và hối hận. Nhưng có những người không hề bỏ cuộc, họ chính là những tay đua thực sự. Không hề ngã tay chèo, lơ là, mất cảnh giác trước những thử thách. Họ vẫn tiến về phía trước và tin vào thành quả cuối cùng sẽ là xứng đáng.
Mọi thứ trên đời đều có cái giá của nó, câu tục ngữ “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ bỏ cuộc và bạn sẽ nhận được những thứ thuộc về mình. Vậy nên, mỗi người chúng ta thay vì chạy trốn, từ bỏ khi gặp khó khăn, chúng ta hay đương đầu với nó để tìm ra thành công cho riêng mình.
Hy vọng tài liệu chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp các em có thêm nguồn tư liệu hữu ích để hoàn thiện bài viết trên lớp của mình. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!