Logo

Câu hỏi trắc nghiệm Văn 6 Bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Có đáp án)

Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Văn 6 Bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng có đáp án và lời giải chi tiết, giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức trọng tâm. Chuẩn bị cho kì thi sắp tới.
3.2
9 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải Bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 6 Bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng hay, ngắn gọn được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Ngữ Văn.

Bộ 11 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Câu 1: Truyện ngụ ngôn là hững truyện?

A. Truyện có tính chất gây cười.

B. Truyện  con người nhằm tạo ra những bài học khuyên răn con người.

C. Truyện kể về các sự tích loài vật, đồ vật.

D. Truyện kể về các loài vật, đồ vật, cây cối có quan hệ thân thiết với con người.

Câu 2: Cách ngụ ngôn của truyện này là gì?

A. Mượn truyện các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người.

B. Mượn truyện loài vật để nói chuyện con người.

C. Mượn truyện cây cối để nói chuyện con người.

D. Mượn truyện đồ vật để nói chuyện con người.

Câu 3: Vì  sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai lại so bì với lão Mệng?

A. Muốn nghỉ ngơi.

B. Không muốn làm việc.

C. So bì, tị nạnh.

D. Không yêu thương nhau.

Câu 4: Tại sao các bộ phận khác cho rằng lão Miệng là người sướng nhất?

A. Vì lão Miệng nhai thức ăn suốt ngày.

B. Vì lão Miệng không phải làm gì cả.

C. Vì lão Miệng làm ít mà vẫn có ăn.

D. Vì lão Miệng không phải làm gì cả, chỉ ngồi ăn không.

Câu 5: Việc Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng không làm việc nữa đã dẫn đến hậu quả gì?

A. Chân, Tay, Tai, Mắt đều mệt mỏi, bơ phờ, thiếu sức lực.

B. Lão Miệng chết đói vì không có thức ăn.

C. Chân, Tay, Tai, Mắt đều được nghỉ ngơi.

D. Lão Miệng phải làm việc để nuôi sống mình.

Câu 6: Khi lão Miệng có thức ăn trở lại thì điều gì đã diễn ra?

A. Các bộ phận khác như Chân, Tay, Tai, Mắt đều cảm thấy khỏe mạnh, tươi tỉnh ra.

B. Lão Miệng được hồi sinh và tiếp tục làm nhiệm vụ của mình.

C. Lão Miệng cảm thấy được ăn ngon hơn trước.

D. Các bộ phận khác như Chân, Tay, Tai, Mắt không dám phân bì với lão Miệng nữa.

Câu 7: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Câu 8: Lão Miệng là người có vai trò như thế nào?

A. Chẳng làm gì cả.

B. Chỉ ăn không ngồi rồi.

C. Ăn để nuôi dưỡng cơ thể.

D. Ngồi mát ăn bát vàng.

Câu 9: Văn bản "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" sử dụng biện pháp nghệ thuật chính là:

A. So sánh

B.  Nhân hoá

D.  Đối lập

C.  Miêu tả

Câu 10: Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng phê phán điều gì?

A. Thói quen sống ỉ lại, không tự lập.

B. Thói quen sống tự cao, coi thường người khác.

C. Lối sống lãng phí, không biết tiết kiệm cho bản thân.

D. Thái độ ích kỉ, sống cho bản thân, không coi trọng quyền lợi chung của tập thể.

Câu 11: Bài học rút ra từ văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là gì?

A. Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phảI nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại: do đó phảI biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.

B. Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phảI xem xét chúng một cách toàn diện.

C. Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.

D. Khuyên nhủ người ta luôn phảI cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó.

Đáp án bộ 11 bài tập trắc nghiệm Văn 6 Bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

1 - B

2 - A

3 - C

4 - D

5 - A

6 - A

7 - A

8 - C

9 - B

10 - D

11 - A

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải Câu hỏi trắc nghiệm Văn 6 Bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ngắn gọn, hay nhất file pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.2
9 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status