Bộ câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn bám sát với nội dung kiến thức trọng tâm bài học và thường xuất hiện trong các kì thi quan trọng. Mời các em học sinh, quý thầy cô giáo theo dõi bộ đề chi tiết dưới đây.
Câu 1: Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của thước trong hình
A. GHĐ là 10cm và ĐCNN 1mm
B. GHĐ là 20cm và ĐCNN 1cm
C. GHĐ là 100cm và ĐCNN 1cm
D. GHĐ là 10cm và ĐCNN 0,5cm
Câu 2. Cho thước mét trong hình vẽ dưới đây: Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là:
A. 1m và 1mm.
B. 10dm và 0,5cm.
C. 100cm và 1cm.
D. 100cm và 0,2cm.
Câu 3. Chọn phương án SAI. Người ta sử dụng đơn vị đo độ dài là
A. Mét
B. Kilômét
C. Mét khối
D. Đềximét
Câu 4: Trước khi đo độ dài của một vật, càn phải ước lượng độ dài cần đo để
A. Chọn dụng cụ đo thích hợp.
B. Chọn thước đo thích hợp.
C. Đo chiều dài cho chính xác.
D. Có cách đặt mắt cho đúng cách.
Câu 5: Một bàn học cá nhân dài khoảng 1m. Dùng thước nào sau đây có thể đo chính xác nhất độ dài của bàn?
A. Thước thẳng có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
B. Thước thẳng có GHĐ 150cm và ĐCNN 5cm.
C. Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1mm.
D. Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1cm.
Câu 6: Sách giáo khoa Vật lí 6 dày khoảng 0,5cm. Khi đo chiều dài này, nên chọn thước nào?
A. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
B. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm.
C. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
D. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1cm.
Câu 7: Trang cuối cùng của SGK Vật lí 6 có ghi: “khổ 17 x 24 cm”, các con số đó có nghĩa là gì?
A. Chiều dài của sách bằng 17cm x 24 cm= 408cm2
B. Chiều dài của sách bằng 17cm và chiều rộng bằng 24cm
C. Chiều dài của sách bằng 24cm và chiều rộng 17cm
D. Chiều dài của sách bằng 24cm và chiều dày bằng 17cm
Câu 8: Điền số thích hợp: 7,5 km = ……. m = …… dm
A. 750; 7500.
B. 75000; 750.
C. 7500; 75000.
D. 75000; 750000.
Câu 9: Hãy chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống: Khi đo độ dài cần đặt mắt nhìn theo hướng ….. với cạnh thước ở đầu kia của vật.
A. Ngang bằng
B. Vuông góc
C. Dọc theo
D. Gần nhất
Câu 10: Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài sân trường em?
A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm
B. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm
C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1 mm
D. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5 mm
Câu 11: Sách giáo khoa Vật lí 6 dày khoảng 0,5cm. Khi đo chiều dài này, nên chọn
A. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm.
B. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
C. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
D. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1cm.
Câu 12: Muốn đo độ dài cuốn SGK Vật lí 6 một cách thuận lợi nhất nên dùng?
A. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1cm.
B. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.
C. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1cm.
D. Thước có GHĐ 25cm và ĐCNN 1mm
Câu 13: Kết quả đo độ dài của bút chì được một học sinh ghi đúng là 17,3cm. Học sinh này đã dùng
A. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1cm.
B. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1cm.
C. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.
D. Thước có GHĐ 18cm và ĐCNN 2mm.
Câu 14: Để đo trực tiếp chiều cao và chu vi của một cái cột nhà hình trụ, người ta
A. Chỉ cần một thước thẳng.
B. Cần ít nhất hai thước dây.
C. Cần ít nhất một thước dây, một thước thẳng.
D. Chỉ cần một thước dây.
Câu 15: Cách ghi kết quả đo nào sau đây là đúng?
A. Chỉ cần kết quả đo không chia hết cho ĐCNN của dụng cụ đo.
B. Chỉ cần chữ số cuối cùng của kết quả đo cùng đơn vị với ĐCNN của dụng cụ đo và chia hết cho ĐCNN
C. Chỉ cần chữ số cuối cùng của kết quả đo cùng đơn vị với ĐCNN của dụng cụ đo.
D. Chỉ cần chữ số cuối cùng của đơn vị đo cùng đơn vị với GHĐ của dụ cụng đo và chia hết cho ĐCNN.
Câu 16: Khi đo độ dài người ta dung dụng cụ gì?
A. Nhiệt kế
B. Cân
C. Bình chia độ
D. Thước đo độ dài
Câu 17: Độ chia nhỏ nhất của thước là gì?
A. Giá trị cuối cùng ghi trên thước
B. Giá trị nhỏ nhất ghi trên thước
C. Độ dài 2 vạch chia liên tiếp
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 18: “Khi đo độ dài cần đặt sao cho một đầu của vật … vạch số của thước”- Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
A. Ngang bằng với
B. Thụt vào so với
C. Vuông góc với
D. Chéo với
Câu 19: Một bạn học sinh dùng thước đo độ dài có độ chia nhỏ nhất là 2cm, để đo chiều dài của lớp học. Trong các cách ghi sau, cách ghi nào đúng?
A. 8 m
B. 800 cm
C. 80 dm
D. 0.8 km
Câu 20: 3 km thì bằng bao nhiêu dm?
A. 3000 dm
B. 300 dm
C. 30 dm
D. 30000 dm
Câu 21: “Khi đo độ dài cần chọn thước có … thích hợp.” Điền từ thích học hợp ô trống
A. Độ chia nhỏ nhất
B. Vạch chia
C. Độ chia
D. Hình dạng
Câu 22: Cách đặt thước đo đúng:
A. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 sát mép bên phải một đầu cần đo.
B. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật.
C. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 vuông góc với một đầu của vật.
D. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 sát mép bên trái một đầu cần đo.
Câu 23: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Độ chia nhỏ nhất là chiều dài nhỏ nhất của vật mà thước có thể đo được.
B. Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
C. Độ chia nhỏ nhất của thước là 1 mm.
D. Độ chia nhỏ nhất của thước là khoảng cách giữa 2 vạch có in số liên tiếp trên thước.
Câu 24: Chiều dài của một chiếc bàn cho 2 học sinh ngồi là bao nhiêu?
A. 10m
B. 20 cm
C. 2km
D. 1,2m
Câu 25: Để đo trực tiếp chiều cao và chu vi của cái cột nhà hình trụ, người ta cần:
A. Thước thẳng
B. Thước dây
C. Cần ít nhất 2 thước dây
D. Cần ít nhất 1 thước thẳng, 1 thước dây
Câu 26: Trong số các thước sau, thước nào thích hợp đo chiều dài của sân trường?
A. Thước dây có giới hạn đo 8m, độ chia nhỏ nhất 5cm.
B. Thước thẳng có giới hạn đo là 1m, độ chia nhỏ nhất là 1 mm.
C. Thước thẳng có giới hạn đo 100 cm, độ chia nhỏ nhất là 1 cm.
D. Thước cuộn có giới hạn đo 10 cm. Độ chia nhỏ nhất là 1 mm.
Câu 27: Điền số thích hợp: 6,5km = ........ m = ......... dm
A. 6500; 65000
B. 65000; 650000
C. 650; 6500
D. 65000; 650
Câu 28: Một cái bàn có chiều dài lớn hơn 0,5m và nhỏ hơn 1m. Dùng thước nào sau đây để đo chiều dài của bàn là thuận lợi nhất và chính xác nhất?
A. Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1mm
B. Thước có GHĐ là 20cm và ĐCNN là 1mm
C. Thước có GHĐ là 0,5m và ĐCNN là 1cm
D. Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1cm
Câu 29: Đơn vị đo độ dài hợp pháp thường dùng ở nước ta là:
A. Đềximét (dm)
B. Mét (m)
C. Xentimét (cm)
D. Milimét (mm)
Câu 30: Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước kẻ trong hình sau đây.
A. GHĐ = 30 cm; ĐCNN = 1mm
B. GHĐ = 20cm; ĐCNN = 10mm
C. GHĐ = 10cm; ĐCNN = 0,1mm
D. GHĐ = 15cm; ĐCNN = 1cm
Câu 31: Giới hạn đo (GHĐ) của thước là:
A. Độ dài lớn nhất ghi trên thước.
B. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
C. Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
D. Độ dài giữa 2 vạch chia nhỏ nhất trên thước.
Câu 32: Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em?
A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm
B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
Câu 33: Chọn thước đo thích hợp để đo bề dày cuốn Vật lí 6:
A. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm
B. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm
C. Thựớc kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm
D. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 5cm
Câu 34: Chọn thước đo thích hợp để đo chu vi miệng cốc
A. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm
B. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm
C. Thựớc kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm
D. Thựớc kẻ có GHĐ 2m và ĐCNN 1cm
Câu 35: Khi đo nhiều lần một đại lượng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?
A. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất.
B. Giá trị của lần đo cuối cùng.
C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được.
D. Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất.
1. D 2. B 3. C 4. B 5. A 6. B 7. C 8. C 9. A 10. D 11. A 12. D 13. C 14. B 15. D 16. D 17. C 18. A 19. A 20. D 21. A 22. D 23. B 24. D 25. D 26. A 27. A 28. A 29. B 30. A 31. A 32. B 33. C 34. B 35. C
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bài tập trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 1: Đo độ dài (Có đáp án) file PDF hoàn toàn miễn phí!