Logo

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt

Tổng hợp 16 Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt có đáp án, giúp các em ôn luyện, củng cố kiến thức đạt hiệu quả nhất. Chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới.
4.5
2 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập Trắc nghiệm môn Vật lý 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Vật lý.

Bộ 16 câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt

Bài 1: Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì:

A. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau.

B. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt 0°C.

C. Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau.

D. Quá trình truyền nhiệt cho đến khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau.

Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật như nhau thì dừng lại

⇒ Đáp án A

Bài 2: Phương trình nào sau đây là phương trình cân bằng nhiệt?

A. Qtỏa + Qthu = 0

B. Qtỏa = Qthu

C. Qtỏa.Qthu = 0

hình ảnh

Phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa = Qthu

⇒ Đáp án B

Bài 3: Đổ 5 lít nước ở 20°C vào 3 lít nước ở 45°C. Nhiệt độ khi cân bằng là:

A. 2,94°C         

B. 293,75°C         

C. 29,36°C         

D. 29,4°C

Lời giải:

m1 = 5 lít nước = 5 kg, m2 = 3 lít nước = 3 kg, t1 = 20°C, t2 = 45°C

- Gọi nhiệt độ khi cân bằng là t

- Nhiệt lượng thu vào của 5 lít nước là: Q1 = m1c.(t – t1)

- Nhiệt lượng thu vào của 3 lít nước là: Q2 = m2c.(t2 – t)

- Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có:

Q1 = Q2 ⇔ m1c.(t – t1) = m2c.(t2 – t)

⇔ m1.(t – t1) = m2.(t2 – t)

⇔ 5.(t – 20) = 3.(45 – t)

⇔ t = 29,375 ≈ 29,4°C

⇒ Đáp án D

Bài 4: Điều nào sau đây đúng với nguyên lý truyền nhiệt:

A. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.

B. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

C. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng cao hơn sang vật có nhiệt dung riêng thấp hơn.

D. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng thấp hơn sang vật có có nhiệt dung riêng cao hơn.

Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

⇒ Đáp án B

Bài 5: Thả một miếng thép 2 kg đang ở nhiệt độ 345°C vào một bình đựng 3 lít nước. Sau khi cân bằng nhiệt độ cuối cùng là 30°C. Bỏ qua sự tỏa nhiệt qua môi trường. Biết nhiệt dung riêng của thép, nước lần lượt là 460 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Nhiệt độ ban đầu của nước là:

A. 7°C        

 B. 17°C         

C. 27°C         

D. 37°C

Lời giải:

3 lít nước = 3 kg

Gọi nhiệt độ ban đầu của nước là t0

- Nhiệt lượng của miếng thép tỏa ra là:

Q1 = m1c1Δt1 = 2.460.(345 – 30) = 289800 J

- Nhiệt lượng mà nước thu vào là:

Q2 = m2c2Δt2 = 3.4200.(30 – t0)

- Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

Q1 = Q2 ⇔ 289900 = 3.4200.(30 – t0)

⇒ t0 = 7°C

⇒ Đáp án A

Bài 6: Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15 kg được đun nóng tới 100°C vào một cốc nước ở 20°C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 25°C. Coi quả cầu và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước là 800 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Khối lượng của nước là:

A. 0,47 g         

B. 0,471 kg         

C. 2 kg         

D. 2 g

Lời giải:

Ta có:

Nhôm: hình ảnh

Nước: hình ảnh

Nhiệt độ cân bằng t = 25°C

Nhiệt lượng mà quả cầu nhôm tỏa ra là: Q1 = m1c1(t1 – t)

Nhiệt lượng mà nước nhận được là: Q2 = m2c2(t – t2)

Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

Q1 = Q2 ⇔ m1c1(t1 – t) = m2c2(t – t2)

⇔ 0,15.880.(100 – 25) = m2.4200.(25 – 20)

⇔ m2 = 0,471 kg

⇒ Đáp án B

Bài 7: Người ta muốn pha nước tắm với nhiệt độ 38°C. Phải pha thêm bao nhiêu lít nước sôi vào 15 lít nước lạnh ở 24°C?

A. 2,5 lít         

B. 3,38 lít        

 C. 4,2 lít         

D. 5 lít

Lời giải:

15 lít nước = 15 kg

Nhiệt độ cân bằng của nước pha là t = 38°C

Nhiệt lượng mà nước sôi tỏa ra là: Q1 = m1c(t1 – t)

Nhiệt lượng mà 15 lít nước lạnh nhận được là: Q2 = m2c(t – t2)

Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

Q1 = Q2 ⇔ m1c(t1 – t) = m2c(t – t2)

⇔ m1(t1 – t) = m2(t – t2)

⇔ m1.(100 – 38) = 15.(38 – 24)

⇔ m1 = 3,38 kg

⇒ Đáp án B

Bài 8: Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5 kg vào 500 g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80°C xuống 20°C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K, của nước là 4200 J/kg.K.

Lời giải:

Nhiệt lượng mà miếng đồng tỏa ra là:

Q1 = mcuccu(80 – 20) = 0,5.380.(80 – 20) = 11400 J

Nhiệt lượng mà nước nhận được là:

Q2 = mnướccnướcΔt

Theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

Q1 = Q2 = 11400 J

hình ảnh

Vậy nước nóng thêm được 5,43°C

Bài 9: Trộn ba chất lỏng không có tác dụng hóa học với nhau có khối lượng lần lượt là m1 = 2 kg, m2 = 3 kg, m3 = 4 kg. Biết nhiệt dung riêng và nhiệt độ của chúng lần lượt là c1 = 2000 J/kg.K, t1 = 57°C, c2 = 4000 J/kg.K, t2 = 63°C, c3 = 3000 J/kg.K, t3 = 92°C. Nhiệt độ hỗn hợp khi cân bằng là bao nhiêu?

Lời giải:

- Giả sử rằng, lúc đầu ta trộn hai chất có nhiệt độ thấp hơn với nhau, ta thu được một hỗn hợp có nhiệt độ cân bằng là t’ < t3.

- Ta có phương trình cân bằng nhiệt:

Q1 = Q2 ⇔ m1c1(t’ – t1) = m2c2(t2 – t’)     (1)

- Sau đó ta đem hỗn hợp trộn với chất thứ 3 ta thu được hỗn hợp 3 chất có nhiệt độ cân bằng tcb (t’ < tcb < t3). Ta có phương trình cân bằng nhiệt:

(m1c1 + m2c2).(tcb – t’) = m3c3.(t3 – tcb)     (2)

- Thế (2) vào (1) ta suy ra:

hình ảnh

Vậy nhiệt độ hỗn hợp khi cân bằng là tcb = 74,6°C

Bài 10: Trộn lẫn rượu vào nước, người ta thu được một hỗn hợp nặng 120,8 g ở nhiệt độ t = 30°C. Tính khối lượng nước và rượu đã pha biết rằng ban đầu rượu có nhiệt độ t1 = 10°C và nước có nhiệt độ t2 = 90°C. Nhiệt dung riêng của rượu và nước lần lượt là c1 = 2500 J/kg.K, c2 = 4200 J/kg.K.

Lời giải:

Gọi m1 và m2 lần lượt là khối lượng của rượu và nước

- Nhiệt lượng rượu thu vào: Q1 = m1c1(t– t1)

- Nhiệt lượng nước tỏa ra: Q2 = m2c2(t2 – t)

- Ta có phương trình cân bằng nhiệt:

Q1 = Q2 ⇔ m1c1(t – t1) = m2c2(t2 – t)

hình ảnh

Mặt khác m1 + m2 = 120,8 g

⇒ 5,04m2 + m2 = 6,04 m2 = 120,8 ⇒ m2 = 20 g ⇒ m1 = 5,04.20 = 100,8 g

Bài 11: Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau, quá trình truyền nhiệt dừng lại khi:

A. một vật đạt nhiệt độ 00C

B. nhiệt độ hai vật bằng nhau.

C. nhiệt năng hai vật bằng nhau.

D. nhiệt dung riêng hai vật bằng nhau.

Lời giải:

Ta có: Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của 2 vật cân bằng nhau thì ngừng lại.  

⇒ Đáp án B

Bài 12: Đổ 5 lít nước ở 200C vào 3 lít nước ở 450C. Nhiệt độ khi cân bằng là:

A. 2,940C 

B. 293,750C 

C. 29,360C 

D. 29,40C

Lời giải:

+ Đổi đơn vị:

5l nước = 5kg

3l nước = 3kg

+ Gọi nhiệt độ khi cân bằng là t

Ta có:

- Nhiệt lượng thu vào của 5l nước là: Q1 = m1c(t−t1)

- Nhiệt lượng tỏa ra của 3l3l nước là: Q2 = m2c(t2−t) 

Ta có: hinhg 

+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

Q1 = Q2  ↔ m1c(t−t1) = m2c(t2−t) 

↔ m1(t−t1) = m2(t2−t) 

↔ 5(t−20) = 3(45−t) 

→ t = 29,375 ≈ 29,4 

Vậy nhiệt độ khi cân bằng là 29,40C 

⇒ Đáp án D

Bài 13: Một học sinh thả 300g chì ở 1000C vào 250g nước ở 600C. Biết nhiệt dung riêng của chì là 130J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K. Nhiệt độ khi cân bằng là:

A. 610C 

B. 680C 

C. 750C 

D. 820C

Lời giải:

+ Gọi nhiệt độ khi cân bằng là t

Ta có:

- Nhiệt lượng thu vào của chì là: Q1 = m1c1(t−t1) 

- Nhiệt lượng tỏa ra của nước là: Q2 = m2c2(t2−t) 

Ta có: ảnh 

+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

Q1 = Q2 ↔ m1c1(t−t1) = m2c2(t2−t) 

↔ 0.3.130(100 − t) = 0,25.4200(t − 60) 

→ t ≈ 610C 

Vậy nhiệt độ khi cân bằng là 610C

⇒ Đáp án A

Bài 14: Thả một miếng thép 2kg đang ở nhiệt độ 3450C vào một bình đựng 3 lít nước. Sau khi cân bằng nhiệt độ cuối cùng là 300C. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường. Biết nhiệt dung riêng của thép, nước lần lượt là 460J/kg.K, 4200J/kg.K. Nhiệt độ ban đầu của nước là:

A. 70C 

B. 170C 

C. 270C 

D. 370C

Lời giải:

Đổi đơn vị: Khối lượng của 3l nước = 3kg 

+ Gọi nhiệt độ ban đầu của nước là t0

- Nhiệt lượng của miếng thép tỏa ra là: 

Q1 = m1c1Δt1 = 2.460(345 − 30) = 289800J 

- Nhiệt lượng mà nước thu vào: Q2 = m2c2Δt2 = 3.4200(30 − t0) 

+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

Q1 = Q2 ↔ 289800 = 3.4200(30−t) 

→t = 7 

Vậy nhiệt độ ban đầu của nước là: t0 = 70C 

⇒ Đáp án: A

Bài 15: Thả một thỏi sắt có m1 = 2kg ở nhiệt độ 1400C vào một xô nước chứa m2 = 4,5kg nước. Sau khi cân bằng nhiệt độ cuối cùng là 270C. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường. Biết nhiệt dung riêng của sắt, nước lần lượt là 460J/kg.K, 4200J/kg.K.

Nhiệt độ ban đầu của nước là:

A. 21,50C 

B. 170C 

C. 270C 

D. 370C

Lời giải:

+ Gọi nhiệt độ ban đầu của nước là t0

- Nhiệt lượng của thỏi sắt tỏa ra là: Q1 = m1c1Δt1 = 2.460(140 − 27) = 103960J 

- Nhiệt lượng mà nước thu vào: Q2 = m2c2Δt2 = 4,5.4200(27 − t0) 

+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

Q1 = Q2 ↔ 103960 = 4,5.4200(27 − t0) → t0 = 21,50C 

Vậy nhiệt độ ban đầu của nước là: t0 = 21,50C 

⇒ Đáp án A

Bài 16: Nhúng một thỏi sắt khối lượng 3kg ở 5000C vào 5kg nước ở 150C. Biết nhiệt dung riêng của sắt và của nước lần lượt là: 460J/kg.K, 4200J/kg.K. Nhiệt độ khi cân bằng là:

A. 440C 

B. 44,90C 

C. 450C 

D. 45,90C

Lời giải:

Gọi nhiệt độ khi cân bằng là t

Thỏi sắt: ảnh 

Nước: ảnh 

+ Nhiệt lượng thỏi sắt tỏa ra là: Q1 = m1c1(t1−t) 

Nhiệt lượng nước thu vào là: Q2 = m2c2(t−t2) 

+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

Q1 = Q2 ↔ m1c1(t1−t) = m2c2(t−t2) 

↔ 3.460(500−t) = 5.4200(t−15) 

→ t = 44,9 

Vậy nhiệt độ khi cân bằng là t = 44,90C 

⇒ Đáp án B

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Trắc nghiệm Vật lí lớp 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt hay nhất file pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
4.5
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status