Logo

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 7: Áp suất (Có đáp án)

Tổng hợp 15 Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 7: Áp suất có đáp án, giúp các em ôn luyện, củng cố kiến thức đạt hiệu quả nhất. Chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới.
5.0
3 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập Trắc nghiệm môn Vật lý 8 Bài 7: Áp suất được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Vật lý.

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 8 Bài 7: Áp suất

Bài 1: Áp lực là:

A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.

C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.

D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép

⇒ Đáp án A

Bài 2: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?

A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.

B. Trọng lực của tàu.

C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray.

D. Cả 3 lực trên.

Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu vì khi đó trọng lực vuông góc với mặt bị ép, lực ma sát và lực kéo có phương song song với mặt bị ép

⇒ Đáp án B

Bài 3: Đơn vị của áp lực là:

A. N/m2       

B. Pa       

C. N       

D. N/cm2

Đơn vị của áp lực là Niutơn (N)

⇒ Đáp án C

Bài 4: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:

A. phương của lực

B. chiều của lực

C. điểm đặt của lực

D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép

Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép.

⇒ Đáp án D

Bài 5: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:

A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

B. Đơn vị của áp suất là N/m2.

C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép.

D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực.

Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép

⇒ Đáp án C

Bài 6: Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước?

A. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt.

B. Mặt trên

C. Mặt dưới

D. Các mặt bên

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt dưới của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước.

⇒ Đáp án C

Bài 7: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?

A. p = F/S      

B. p = F.S      

C. p = P/S       

D. p = d.V

Công thức p = F/S là công thức tính áp suất

⇒ Đáp án A

Bài 8: Muốn tăng áp suất thì:

A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.

B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.

C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.

D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.

p = F/S ⇒ Muốn tăng áp suất, ta tăng lực ép hoặc giảm diện tích mặt bị ép S

⇒ Đáp án B

Bài 9: Một khối sắt đặc hình hộp chữ nhật, có kích thước các cạnh tương ứng là 50 cm x 30cm x 15cm. Hỏi người ta phải đặt khối sắt đó như thế nào để áp suất của nó gây lên mặt sàn là 39 000 N/m2. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3.

Thể tích của khối sắt là:

V = 50.35.15 = 22500 cm3 = 225.10-4 m3

Trọng lượng của khối sắt là:

P = 10.D.V = 10.7800.225.10-4 = 1755 N

Diện tích mặt bị ép là:

ảnh

Khi đặt đứng khối sắt thì diện tích mặt bị ép:

Sđ = 30.15 = 450 cm3 = 0,045 m2

Ta thấy S = Sđ

Vậy người ta phải đặt đứng khối sắt để áp suất của nó gây lên mặt sàn là 39000 N/m2

Bài 10: Cho hình vẽ bên, trường hợp nào áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất? Các trường hợp được tính từ trái qua phải.

ảnh

A. Trường hợp 1       

B. Trường hợp 2

C. Trường hợp 3       

D. Trường hợp 4

Trường hợp 4 áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất

⇒ Đáp án D

Bài 11: Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật khác?

A. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép.

B. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép.

C. Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật.

D. Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép.

Lời giải:

Ta có: Áp suất p = F/S 

=> Muốn tăng áp suất, giữ nguyên áp lực thì cần giảm diện tích mặt bị ép, suy ra đáp án A sai, B đúng.

Đáp án C sai vì nếu giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực thì áp suất sẽ giảm.

Đáp án D sai vì nếu giảm áp lực và tăng diện tích mặt bị ép sẽ làm áp suất giảm.

⇒ Đáp án B

Bài 12: Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào?

A. Giảm áp lực lên diện tích bị ép.

B. Tăng diện tích bị ép.

C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần.

D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.

Lời giải:

Ta có: Áp suất p = F/S 

=> Muốn tăng áp suất, ta tăng lực F hoặc giảm diện tích mặt bị ép S

⇒ Đáp án  D

Bài 13: Đơn vị đo áp suất là gì?

A. Niutơn (N)

B. Niutơn mét (N.m)

C. Niutơn trên mét (N/m)

D. Niutơn trên mét vuông (N/m2)

Lời giải:

Đơn vị của áp suất: (N/m2)

⇒ Đáp án D

Bài 14: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính áp suất?

A. N/m2

B. Pa

C. N/m3

D. kPa

Lời giải

Đơn vị của áp suất: (N/m2)

Ngoài N/m2, đơn vị áp suất còn tính theo Pa (paxcan): 1Pa=1N/m2

=> A, B, D là đơn vị của áp suất

C - không phải là đơn vị của áp suất

⇒ Đáp án C

Bài 15: Đặt một bao gạo 60kg lên một ghết 4 chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là:

A. p = 20000N/m2 

B. p = 2000000N/m2 

C. p = 200000N/m2 

D. Là một giá trị khác

Lời giải:

Ta có:

Diện tích mặt bị ép gồm diện tích của 4 chân ghế: S = 4.8.10−4 = 3,2.10−3m2 

Tổng khối lượng của gạo và ghế: m = mgao + mghe = 60 + 4 = 64kg 

Áp lực của cả gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là: P = 10m = 10.64 = 640N 

Áp suất mà cả gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là: 

ẢNH 

⇒ Đáp án C

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Trắc nghiệm Vật lí lớp 8 Bài 7 (có đáp án): Áp suất hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status