Logo

Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lý 10 Bài 23: Cơ cấu dân số (có đáp án)

Tổng hợp bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lý 10 Bài 23: Cơ cấu dân số (có đáp án) kèm lời giải chi tiết, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
2.1
7 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 23: Cơ cấu dân số (có đáp án) được đội ngũ chuyên gia sưu tầm và biên soạn dưới đây.

Bộ 31 bài tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 23: Cơ cấu dân số

Câu 1: Cơ cấu dân số được phân ra thành hai loại là?

A. Cơ cấu sinh học và cơ cấu theo trình độ.

B. Cơ cấu theo giới và cơ cấu theo tuổi.

C. Cơ cấu theo lao động và cơ cấu theo trình độ.

D. Cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội.

Câu 2: Cơ cấu dân số theo giới là tương quan giữa?

A. Giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.

B. Số trẻ em nam so với số trẻ em nữ trong cùng thời điểm.

C. Số trẻ em nam so với tổng số dân.

D. Số trẻ em nam và nữ trên tổng số dân ở cùng thời điểm.

Câu 3: Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng tới?

A. Phân bố sản xuất

B. Tổ chức đời sống xã hội.

C. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.

D. Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.

Câu 4: Cơ cấu dân sô thể hiện được tinh hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia?

A. Cơ cấu dân số theo lao động.

B. Cơ cấu dân số theo giới.

C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi.

D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.

Câu 5: Thông thường, nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi được gọi là nhóm?

A. Trong độ tuổi lao động.

B. Trên độ tuổi lao động.

C. Dưới độ tuổi lao động.

D. Độ tuổi chưa thể lao động.

Câu 6: Thông thường, nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi) được gọi là nhóm?

A. Trong độ tuổi lao động.

B. Trên độ tuổi lao động.

C. Dưới độ tuổi lao động.

D. Hết độ tuổi lao động.

Câu 7: Thông thường, nhóm tuổi từ 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên được gọi là nhóm?

A. Trong độ tuổi lao động.

B. Trên độ tuổi lao động.

C. Dưới độ tuổi lao động.

D. Không còn khả năng lao động .

Câu 8: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi là dưới 25 %, nhóm tuổi trên 60 trở lên là trên 15% thì được xếp là nước có?

A. Dân số trẻ.

B. Dân số già.

C. Dân số trung bình.

D. Dân số cao.

Câu 9: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi là trên 35% nhóm tuổi trên 60 tuổi trở lên là dưới 10% thì được xếp là nước có?

A. Dân số trẻ.

B. Dân số già.

C. Dân số trung bình.

D. Dân só cao.

Câu 10: Sự khác biệt giữa tháp mở rộng với tháp thu hẹp là?

A. Đáy rộng, đỉnh nhọn, hai cạnh thoải.

B. Đáy hẹp, đỉnh phinh to.

C. Đáy rộng, thu hẹp ở giữa, phía trên lại mở ra.

D. Hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

Câu 11: Sự khác biệt giữa tháp thu hẹp với tháp mở rộng là?

A. Đáy rộng, đỉnh nhịn, ở giữa thu hẹp.

B. Đáy hẹo, đỉnh phình to.

C. Ở giữa tháp phình to, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp .

D. Hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

Câu 12: Kiểu tháp thu hẹp có đặc điểm là?

A. Đáy rộng, đỉnh nhọn, hai cạnh thoải.

B. Đáy hẹp, đỉnh phình to.

C. Ở giữa thap thu hẹp, phình to ở phía hai đầu.

D. Hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

Câu 13: Bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động được gọi là?

A. Nguồn lao động.

B. Lao động đang hoạt động kinh tế.

C. Lao động có việc làm.

D. Những người có nhu cầu về việc làm.

Câu 14: Nguồn lao động được phân làm hai nhóm?

A. Nhóm có việc làm ổn điịnh và nhóm chưa có việc làm.

B. Nhóm có việc làm tạm thời và nhóm chưa có việc làm.

C. Nhóm dân số hoạt động kinh tế và nhóm dân số không hoạt động kinh tế.

D. Nhóm tham gia lao động và nhóm không tham gia lao động.

Câu 15: Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế?

A. Nội trợ.

B. Những người tàn tật.

C. Học sinh, sinh viên.

D. Những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.

Câu 16: Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế?

A. Những người đang làm việc trong các nhà máy.

B. Những người nông dân đang làm việc trên ruộng đồng.

C. Học sinh, sinh viên.

D. Có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.

Câu 17: Cho biểu đồ biểu thị: CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA ẤN ĐỘ, BRA - XIN VÀ ANH NĂM 2013 (%)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lý 10 Bài 23: Cơ cấu dân số (có đáp án)

Dựa vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng

A. Ở Ấn Độ, gần 50% lao động làm việc ở khu vực 2.

B. Ở Anh, có tới gần 80% lao động làm việc ở khu vực 1.

C. Ở Bra - xin, tỉ lệ lao động ở khu vực 2 thấp hơn ở Ấn Độ nhưng cao hơn so với ở Anh.

D. Những nước phát triển có tỉ lệ lao động trong khu vực 1 thấp.

Câu 18: Thành phần nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế?

A. Người có việc làm ổn định.

B. Những người làm nội trợ.

C. Người làm việc tạm thời.

D. Người chưa có việc làm.

Câu 19: Thành phần nào sau đây thuộc vào nhóm hoạt động kinh tế?

A. Học sinh.

B. Sinh viên,

C. Nội trợ.

D. Thất nghiệp.

Câu 20: Các nhân tố nào sau đây có tác động mạnh mẽ đến cơ cấu theo lao động?

A. Cơ cấu theo tuổi và cơ cấu kinh tế theo ngành.

B. Cơ cấu theo tuổi và cơ cấu kinh tế thành phần,

C. Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo thành phần.

D. Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.

Câu 21: Hoạt động kinh tế nào sau đây không thuộc khu vực I?

A. Nông nghiệp.

B. Lâm nghiệp,

C. Công nghiệp.

D. Ngư nghiệp.

Câu 22: Hoạt động kinh tế nào sau đây thuộc khu vực II?

A. Nông nghiệp.

B. Lâm nghiệp,

C. Công nghiệp.

D. Ngư nghiệp.

Câu 23: Hoạt động kinh tế nào sau đây thuộc khu vực III?

A. Lâm nghiệp.

B. Công nghiệp,

C. Ngư nghiệp.

D. Dịch vụ

Câu 24: Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa

A. Giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân

B. Giới nam so với số dân trung bình ở cùng thời điểm

C. Giới nữ so với số dân trung bình ở cùng thời điểm

D. Số trẻ em nam và nữ sinh ra so với tổng số dân

Câu 25: Sức sản xuất cao nhất của xã hội tập trung ở nhóm tuổi

A. Dưới tuổi lao động

B. Trong tuổi lao động

C. Trên tuổi lao động

D. Dưới và trên tuổi lao động

Câu 26: Sự khác biệt giữa tháp thu hẹp với tháp mở rộng là

A. Đáy rộng, đỉnh nhịn, ở giữa thu hẹp.

B. Đáy hẹp, đỉnh phình to.

C. Ở giữa tháp phình to, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp .

D. Hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

Câu 27: Kiểu tháp ổn định (Nhật) có đặc điểm là

A. Đáy rộng, đỉnh nhọn, hai cạnh thoải.

B. Đáy hẹp, đỉnh phình to

C. Ở giữa tháp thu hẹp, phình to ở phía hai đầu.

D. Hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

Câu 28: Bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động được gọi là

A. Nguồn lao động.

B. Lao động đang hoạt động kinh tế .

C. Lao động có việc làm.

D. Những người có nhu cầu về việc làm.

Câu 29: Nguồn lao động được phân làm hai nhóm

A. Nhóm có việc làm ổn định và nhóm chưa có việc làm.

B. Nhóm có việc làm tạm thời và nhóm chưa có việc làm.

C. Nhóm dân số hoạt động kinh tế và nhóm dân số không hoạt động kinh tế.

D. Nhóm tham gia lao động và nhóm không tham gia lao động.

Câu 30: Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế?

A. Nội trợ.

B. Những người tàn tật.

C. Học sinh, sinh viên.

D. Những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.

Câu 31. Cơ cấu sinh học của dân số gồm cơ cấu theo:

A. lao động và giới.

B. tuổi và theo giới.

C. lao động và theo tuổi.

D. gia tăng cơ học. 

Đáp án bộ 31 câu hỏi Địa 10 Bài 23 trắc nghiệm: Cơ cấu dân số

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

A

C

C

C

A

B

B

A

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

D

A

C

D

C

D

A D A

 Câu

21

22

23

24

25

26

27

28 29 30, 31

Đáp án 

C

C

D

A

B

C

D

A C D, B

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lý 10 Bài 23: Cơ cấu dân số file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.1
7 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status