Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lý 8 Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á hay, ngắn gọn được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Địa Lý.
Câu 1: Nam Á không tiếp giáp với khu vực nào của châu Á?
A. Đông Nam Á.
B. Đông Á.
C. Bắc Á.
D. Trung Á.
Câu 2: Nam Á tiếp giáp với vịnh biển nào sau đây?
A. Vịnh biển Đỏ.
B. Vịnh Bengan.
C. Vịnh biển Địa Trung Hải.
D. Vịnh biển Đen.
Câu 3: Phía Bắc của lãnh thổ Nam Á là
A. sơn nguyên Đê-can.
B. đồng bằng Ấn – Hằng.
C. dãy Hi-ma-lay-a.
D. bán đảo A-ráp.
Câu 4: Đồng bằng Ấn – Hằng nằm ở vị trí nào trong khu vực Nam Á?
A. Nằm giữa dãy Hi – ma – lay – a và sơn nguyên Đê – can.
B. Nằm ở phía bắc.
C. Nằm giữa dãy Gát – tây và dãy Gát – đông.
D. Nằm ở biển A – rap.
Câu 5: Nằm kẹp giữa hai dãy núi Gát Tây và Gát Đông là
A. sơn nguyên Đê-can.
B. bán đảo A-ráp.
C. đồng bằng Ấn – Hằng.
D. hoang mạc Tha.
Câu 6: Sơn nguyên Đê – can nằm kẹp giữa hai dãy núi nào?
A. Dãy Hi – ma – lay – a và dãy Bu – tan.
B. Dãy Bu – tan và dãy Gát – tây.
C. Dãy Gát – tây và dãy Gát – đông.
D. Dãy Gát – đông và dãy Hi – ma – lay – a.
Câu 7: Ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á là
A. sông Ấn – Hằng.
B. dãy Hi-ma-lay-a.
C. biển A-rap.
D. dãy Bu-tan.
Câu 8: Các miền địa lí chính của Nam Á từ bắc xuống nam lần lượt là
A. dãy Hi – ma – lay – a; sơn nguyên Đê – can; đồng bằng Ấn – Hằng.
B. sơn nguyên Đê – can; đồng bằng Ấn – Hằng; dãy Hi – ma – lay – a.
C. dãy Hi – ma – lay – a; đồng bằng Ấn – Hằng; sơn nguyên Đê – can.
D. đồng bằng Ấn – Hằng; sơn nguyên Đê – can; dãy Hi – ma – lay – a.
Câu 9: Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu
A. nhiệt đới gió mùa.
B. cận nhiệt đới gió mùa.
C. ôn đới lục địa.
D. ôn đới hải dương.
Câu 10: Nam Á thuộc đới khí hậu nào sau đây?
A. Đới khí hậu xích đạo.
B. Đới khí hậu nhiệt đới.
C. Đới khí hậu cận nhiệt.
D. Đới khí hậu ôn đới.
Câu 11: Trên vùng núi cao Hi-ma-lay-a, khí hậu phân hóa theo
A. bắc – nam.
B. đông – tây.
C. vị trí gần hoặc xa biển.
D. độ cao.
Câu 12: Sự khác biệt của khí hậu ở hai sườn bắc nam của dãy Hi – ma – lay – a là
A. sườn phía bắc lạnh khô và sườn phía nam lạnh ẩm.
B. sườn phía bắc lạnh ẩm và sườn phía nam lạnh khô.
C. sườn phía bắc mưa nhiều và sườn phía nam lạnh khô.
D. sườn phía bắc lạnh khô và sườn phía nam mưa nhiều.
Câu 13: Nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân khu vực Nam Á chịu ảnh hưởng rất lớn bởi
A. nhịp điệu dòng chảy sông ngòi.
B. nhịp điệu hoạt động của dòng biển nóng – lạnh.
C. nhịp điệu hoạt động của gió mùa.
D. nhịp điệu thay đổi của cảnh quan theo mùa.
Câu 14: Điều kiện tự nhiên nào sau đây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt của người dân khu vực Nam Á?
A. Khí hậu.
B. Thủy văn.
C. Thổ nhưỡng.
D. Địa hình.
Câu 15: Xếp theo thứ tự các miền địa hình chính của Nam Á từ bắc xuống nam là
A. núi Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Đê-can, đồng bằng Ấn – Hằng.
B. núi Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn – Hằng, sơn nguyên Đê-can.
C. đồng bằng Ấn – Hằng, núi Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Đê-can.
D. đồng bằng Ấn – Hằng, sơn nguyên Đê-can, núi Hi-ma-lay-a.
Câu 16: Dạng địa hình nào sau đây không phổ biến ở Nam Á?
A. Sơn nguyên.
B. Đồng bằng.
C. Núi cao.
D. Đầm lầy.
Câu 17: Vai trò của dãy Hi-ma-lay-a trong việc điều tiết khí hậu của khu vực Nam Á là
A. đem lại một mùa đông bớt lạnh hơn và mùa hạ có mưa nhiều ở sườn phía nam.
B. đem lại một mùa đông lạnh giá và mùa hạ có gió phơn khô nóng ở sườn phía nam.
C. đem lại một mùa đông lạnh, ẩm, mưa nhiều và mùa hạ ít mưa ở sườn phía bắc.
D. đem lại một mùa đông lạnh, khô và mùa hạ mưa nhiều ở sườn phía nam.
Câu 18: Đâu không phải là đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Ấn Hằng
A. nhỏ, hẹp, bị cắt xẻ mạnh.
B. rộng lớn và bằng phẳng.
C. kéo dài hơn 3000km.
D. do phù sa sông Ấn, sông Hằng bồi đắp.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây không phải là biểu hiện của đặc điểm tự nhiên Nam Á?
A. Khí hậu phân hóa đa dạng.
B. Bao gồm nhiều dạng địa hình khác nhau.
C. Lượng mưa phân bố đều theo không gian và thời gian.
D. Đồng bằng Ấn – Hằng có phù sa màu mỡ.
Câu 20: Khu vực Nam Á xuất hiện cảnh quan núi cao do
A. có vùng núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ.
B. nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. nằm trong đới khí hậu ôn đới.
D. có sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng.
Câu 21: Cảnh quan núi cao chỉ xuất hiện ở khu vực nào của Nam Á?
A. Dãy Hi – ma – lay – a.
B. Sơn nguyên Đê – can.
C. Đồng bằng Ấn – Hằng.
D. Hoang mạc Tha.
Câu 22: Nguyên nhân chủ yếu khiến vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan có khí hậu khô hạn, lượng mưa rất thấp (dưới 250mm) là do
A. có dòng biển lạnh chạy ven bờ.
B. không đón gió mùa tây nam nóng ẩm.
C. ảnh hưởng của gió mùa mùa đông lạnh khô.
D. gió tín phong thổi quanh năm.
Câu 23: Nguyên nhân nào khiến ở Nam Á cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc chỉ có ở khu vực tây bắc?
A. Do khu vực này thiểu kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
B. Do khu vực này có đường Chí tuyến Bắc chạy qua.
C. Do khu vực này thảm thực vật phát triển mạnh.
D. Do khu vực này có khí hậu khô hạn, nhiệt độ cao, ít mưa.
Câu 24: Sườn phía Đông của dãy Gát Tây có lượng mưa thấp, từ 250 – 750 mm là do
A. địa hình núi cao trên 4500m.
B. vị trí khuất gió và sâu trong nội địa.
C. gió tín phong khô nóng thổi quanh năm.
D. có dòng biển lạnh chạy ven bờ.
Câu 25: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho sơn nguyên Đê – can mặc dù nằm gần biển nhưng lại khô hạn, ít mưa?
A. Do bị khuất gió vì kẹp giữa hai dãy núi cao là dãy Gát – tây và dãy Gát – đông.
B. Do thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
C. Do có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng.
D. Do có dòng biển lạnh chạy ven bờ.
Câu 26: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân bố lượng mưa không đều ở khu vực Nam Á là
A. địa hình kết hợp với các dòng biển nóng – lạnh.
B. địa hình kết hợp với gió mùa.
C. vị trí gần hay xa biển.
D. độ cao địa hình kết hợp với dòng biển nóng.
Câu 1:
Đáp án cần chọn là: C
Giải thích:
Nam Á tiếp giáp với khu vực Đông Nam Á và Trung Á của châu Á
Câu 2:
Đáp án cần chọn là: B
Giải thích:
Nam Á tiếp giáp với bịnh Bengan ở phía đông.
Các vịnh biển còn lại là thuộc Tây Nam Á.
Câu 3:
Đáp án cần chọn là: C
Giải thích:
Phía Bắc của lãnh thổ Nam Á là dãy Hi-ma-lay-a
Câu 4:
Đáp án cần chọn là: A
Giải thích:
Đồng bằng Ấn – Hằng nằm kẹp giữa dãy Hi – ma – lay – a ở phía bắc và sơn nguyên Đê – can ở phía nam.
Câu 5:
Đáp án cần chọn là: A
Giải thích:
Nằm kẹp giữa hai dãy núi Gát Tây và Gát Đông là sơn nguyên Đê-can.
Câu 6:
Đáp án cần chọn là: C
Giải thích:
Sơn nguyên Đê – can nằm giữa Nam Á được kẹp giữa hay dã núi là dãy Gát – tây ở phía tây và dãy Gát – đông ở phía đông.
Câu 7:
Đáp án cần chọn là: B
Giải thích:
Ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á là dãy Hi-ma-lay-a.
Câu 8:
Đáp án cần chọn là: C
Giải thích:
Các miền địa lí chính của Nam Á từ bắc xuống nam lần lượt là: Phía bắc là dãy Hi – ma – lay – a, phái nam là sơn nguyên Đê – can, kẹp giữa là đồng bằng Ấn – Hằng.
Câu 9:
Đáp án cần chọn là: A
Giải thích:
Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Câu 10:
Đáp án cần chọn là: B
Giải thích:
Đại bộ phận lãnh thổ Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc đới khí hậu nhiệt đới.
Câu 11:
Đáp án cần chọn là: D
Giải thích:
Trên vùng núi cao Hi-ma-lay-a, khí hậu phân hóa theo độ cao.
Câu 12:
Đáp án cần chọn là: D
Giải thích:
Khí hậu ở dãy Hi – ma – lay – a có sự phân hóa phức tạp. Trên các sườn phía nam phần thấp thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều. Ở sườn phía bắc lạnh khô, lượng mưa dưới 100mm.
Câu 13:
Đáp án cần chọn là: C
Giải thích:
Khu vực Nam Á nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, trong năm có hai mùa gió chính là gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông với tính chất trái ngược nhau. Hoạt động của gió mùa tạo nên sự phân hóa khí hậu của Nam Á => do vậy nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân khu vực Nam Á.
Câu 14:
Đáp án cần chọn là: A
Giải thích:
Khí hậu là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân Nam Á. Đặc biệt, nhịp điệu của hoạt động gió mùa là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất vì Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Câu 15:
Đáp án cần chọn là: B
Giải thích:
Xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là núi Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn – Hằng, sơn nguyên Đê-can.
Câu 16:
Đáp án cần chọn là: D
Giải thích:
Các dạng địa hình phổ biến ở Nam Á là núi cao, sơn nguyên, đồng bằng và hoang mạc.
Đầm lầy chỉ phổ biến ở các khu vực thuộc đới khí hậu ôn đới và đới khí hậu cực cận cực.
Câu 17:
Đáp án cần chọn là: A
Giải thích:
Vào mùa đông, dãy Hi-ma-lay-a cao đồ sộ có tác dụng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống, làm cho Nam Á ấm hơn miền Bắc Việt Nam là nơi có cùng vĩ độ. Mùa hè, gió mùa Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi tới, gây mưa lớn trên các sườn núi đón gió phía nam.
Câu 18:
Đáp án cần chọn là: A
Giải thích:
Đồng bằng Ấn - Hằng hình thành do phù sa của hệ thống sông Ấn – Hằng bồi đắp nên. Đồng bằng rộng lớn và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A-rap đến vịnh Ben-gan, dài hơn 3000km với bề rộng từ 250 – 350 km.
=> Nhận xét B, C, D đúng. Nhận xét A, đồng bằng nhỏ hẹp và cắt xẻ mạnh là không đúng
Câu 19:
Đáp án cần chọn là: C
Giải thích:
Tự nhiên Nam Á bảo gồm các đặc điểm là khí hậu phân hóa đa dạng cả theo chiều bắc – nam, đông – tây và theo độ cao; bao gồm nhiều dạng địa hình như núi cao, sơn nguyên, đồng bằng và hoang mạc; Có đồng bằng Ấn – Hằng được phù sa sông bồi đắp với diện tích rộng lớn.
Lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa trong năm và không đều giữa các khu vực.
Câu 20:
Đáp án cần chọn là: A
Giải thích:
Khu vực Nam Á có dãy Hi-ma-lay-a cao đồ sộ, độ cao trung bình trên 3000m.
=> Do đó hình thành kiểu cảnh quan núi cao, ở độ cao 4500m trở lên có băng tuyết vĩnh cửu bao phủ.
Câu 21:
Đáp án cần chọn là: A
Giải thích:
Dãy Hi – ma – lay – a có độ cao trung bình trên 3000m, đây là điệu kiện cần và đủ để hình thành cảnh quan núi cao.
Câu 22:
Đáp án cần chọn là: B
Giải thích:
Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan nằm ở vị trí không đón gió mùa tây nam nóng ẩm thổi từ Ấn Độ Dương vào (thổi hướng tây nam) -> do vậy vùng có khí hậu khô hạn, lượng mưa rất thấp (dưới 250mm)
Câu 23:
Đáp án cần chọn là: D
Giải thích:
Khu vực tây bắc nằm ở vị trí khuât gió, có đường chí tuyến đi qua nên hằng năm có lượng mưa rất thấp 100 – 200mm/năm, khí hậu khô hạn quanh năm, thảm thực vật kém phát triển. Vì vậy nên đã hình thành nên cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.
Câu 24:
Đáp án cần chọn là: B
Giải thích:
Vào mùa hạ, gió mùa Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi vào bị chắn lại ở sườn Tây của dãy Gát Tây (chạy hướng Bắc –Nam) gây mưa cho vùng ven biển. Sườn phía Đông nằm ở vị trí khuất gió mùa Tây Nam + kết hợp lãnh thổ nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của biển ít
=> Do vậy sườn phía Đông của dãy Gát Tây có lượng mưa thấp, từ 250 – 750 mm
Câu 25:
Đáp án cần chọn là: A
Giải thích:
Sơn nguyên Đê – can có vị trí nằm kẹp giữa hai dãy núi cao nên khí hậu bị ảnh hưởng rất lớn, nhất là yếu tố nhiệt độ và lượng mưa.
Phía tây sơn nguyên là dãy Gát – tây có tác dụng chắn gió mùa tây nam từ biển A – rap thổi vào, mưa hết ở ven biển và gây ra khí hậu nóng và khô. Bên cạnh đó, bờ phía đông của sơn nguyên lại bị tác dụng chắn của dãy Gát – đông ngăn cản sự ảnh hưởng của các khối khí nóng ẩm từ vịnh Ben – gan thổi vào.
Ngoài ra, với đặc điểm địa hình như một chiếc phễu hút gió mùa đông bắc bị biến tính thành lạnh khô vào mùa đông. Càng khắc sâu tính chất khô hạn cho sơn nguyên.
Câu 26:
Đáp án cần chọn là: B
Giải thích:
Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á là do sự kết hợp giữa gió mùa và địa hình:
- Vào mùa hạ, dãy Hi-ma-lay-a đón gió mùa Tây Nam nóng và ẩm thổi từ Ấn Độ Dương vào gây mưa lớn cho sườn phía nam (lượng mưa > 1000mm).
- Đồng bằng sông Hằng nằm giữa dãy Hi-ma-lay-a đồ sộ và sơn nguyên Đề-can tạo nên hành lang hút gió mùa Tây Nam, mang lại lượng mưa lớn cho vùng (>1000 mm).
- Dãy Gát Tây cũng đón gió mùa tây nam nóng ẩm từ biển vào mang lại lượng mưa lớn cho đồng bằng ven biển phía Tây (>1000mm).
- Khu vực Tây Bắc và sơn nguyên Đê- can nằm ở vị trí khuất gió nên khí hậu khô hạn, ít mưa (dưới 250 mm và 251 – 750 mm).
CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á ngắn gọn, hay nhất file pdf hoàn toàn miễn phí.