Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lý 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống (có đáp án) được đội ngũ chuyên gia sưu tầm và biên soạn dưới đây.
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động nước ta:
A. Dồi dào, tăng nhanh
B. Tăng chậm
C. Hầu như không tăng
D. Dồi dào, tăng chậm
Câu 2: Thế mạnh của lao động Việt Nam là:
A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp.
B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
C. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện.
D. Cả A, B, C, đều đúng.
Câu 3: Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta có thêm:
A. 0,5 triệu lao động
B. 0,7 triệu lao động
C. Hơn 1 triệu lao động
D. gần hai triệu lao động
Câu 4: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về:
A. Thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động.
B. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.
C. Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
D. Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật.
Câu 5: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng:
A. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng.
B. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ giảm.
C. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.
D. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.
Câu 6: Để giải quyết vấn đề việc làm không cần có biện pháp nào?
A. Phân bố lại dân cư và lao động.
B. Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
C. Đa dạng các loại hình đào tạo.
D. Chuyển hết lao động nông thôn xuống thành thị.
Câu 7: Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
Nhận định nào sau đây đúng:
A. Tỉ lệ lao động thành thị tăng qua các năm.
B. Tỉ lệ lao động nông thôn tăng qua các năm.
C. Tỉ lệ lao động nông thôn và thành thị đồng đều.
D. Tỉ lệ lao động nông thôn nhỏ hơn ở thành thị.
Câu 8: Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO ĐÀO TẠO
Nhận định nào sau đây không đúng:
A. Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng qua các năm.
B. Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm qua các năm.
C. Tỉ lệ lao động phân theo đào tạo đồng đều.
D. Tỉ lệ lao động qua đào tạo nhỏ hơn không qua đào tạo.
Câu 1:
Nguồn lao động ở nước ta có đặc điểm: rất dồi dào, đang tăng nhanh, cần cù và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
Đáp án: A.
Câu 2:
Mặt mạnh của lao động Việt Nam là có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông – lâm – ngư – nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật và chất lượng nguồn lao động đang ngày càng được cải thiện.
Đáp án: D.
Câu 3:
Nguồn lao động của nước ta được bổ sung hàng năm và trung bình hơn 1 triệu lao động mỗi năm.
Đáp án: C.
Câu 4:
Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động chuyên nghiệp trong thời đại công nghiệp hóa.
Đáp án: A.
Câu 5:
Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch tích cực dưới sự tác động của quá trình CNH-HĐH, theo hướng giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp và tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ.
Đáp án: A.
Câu 6:
Một số biện pháp giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay là: Phân bố lại dân cư và lao động, đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn, đa dạng các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề, giới thiệu việc làm và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Đáp án: D.
Câu 7:
Dựa vào biểu đồ ta thấy: Tỉ lệ lao động thành thị tăng qua các năm: Từ 24,2% lên 32,1%.
Đáp án: A.
Câu 8:
Dựa vào biểu đồ ta thấy: Tỉ lệ lao động phân theo đào tạo không đồng đều.
Đáp án: A.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống (có đáp án) file PDF hoàn toàn miễn phí.