Logo

Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ (phần 2) (có đáp án)

Tổng hợp bộ bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ (phần 2) (có đáp án). Nội dung bám sát kiến thức trọng tâm, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh ôn tập hiệu quả.
2.4
5 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo ngay Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ (phần 2) (có đáp án) được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ (phần 2)

Câu 33. Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai là

A. tạo ra một khối lượng hàng hoá đồ sộ.

B. đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.

C. thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.

D. sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.

Câu 34. Một trong những hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là

A. tạo nên sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế.

B. đào sâu sự ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.

C. làm thay đổi về cơ cấu dân cư và chất lượng nguồn nhân lực.

D. đẩy nhanh sự phân hóa về lực lượng sản xuất trong xã hội.

Câu 35. Trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp vì

A. khoa học là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.

B. tay nghề của công nhân ngày sàng cao.

C. sản xuất được nhiều sản phẩm hàng hóa.

D. nhà máy là phòng nghiên cứu chính của các nhà khoa học.

Câu 36. Giai đoạn thứ nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Từ những năm 40 đến những năm 80 của thế kỉ XX.

B. Từ những năm 30 đến những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Từ những năm 50 đến những năm 80 của thế kỉ XX.

Câu 37. Giai đoạn thứ hai của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Từ những năm 70 đến những năm 80 của thế kỉ XX.

B. Từ những năm 40 đến những năm 80 của thế kỉ XX.

C. Từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay.

D. Từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay.

Câu 38. Từ năm 1973 đến nay cuộc cách mạng nào được nâng lên vị trí hàng đầu?

A. Cách mạng xanh trong nông nghiệp.

B. Cách mạng trắng trong nông nghiệp.

C. Cách mạng công nghiệp.

D. Cách mạng công nghệ.

Câu 39. Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?

A. Sự ra đời của hệ thống máy tự động.

B. Sự ra đời của nhiều vật liệu mới, năng lượng mới.

C. Giải mã thành công bản đồ gen người.

D. Chế tạo được máy móc sử dụng sức nước.

Câu 40. Nguồn năng lượng nào sau đây không phải là nguồn năng lượng mới được tìm ra trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?

A. Năng lượng gió.

B. Năng lượng dầu mỏ.

C. Năng lượng mặt trời.

D. Năng lượng nguyên tử.

Câu 41. Những yếu tố nào đã trở thành nguồn gốc sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay?

A. Yêu cầu của sản xuất và đời sống xã hội.

B. Yêu cầu của chiến tranh và sự gia tăng dân số.

C. Yêu cầu của sự văn minh nhân lọai.

D. Yêu cầu của kĩ thuật và sản xuất.

Câu 42. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới được gọi là

A. quá trình công nghiệp hóa.

B. quá trình toàn cầu hóa.

C. quá trình hiện đại hóa.

D. quá trình tư bản hóa.

Câu 43. Xét về bản chất, toàn cầu hóa là

A. xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn

B. kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước

C. quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới

D. sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu

Câu 44. Bản đồ gen người được công bố vào năm

A. 1991     

B. 1997     

C. 2000    

D. 2003

Câu 45. Sự ra đời của mạng thông tin máy tính toàn cầu (Internet) đã con người sang

A. nền văn minh nông nghiệp.

B. nền văn minh công nghiệp.

C. nền văn minh thông tin.

D. nền văn minh khoa học.

Câu 46. Đâu là mặt hạn chế của xu thế toàn cầu hóa?

A. Cơ cấu kinh tế các nước có sự biến chuyển.

B. Đặt ra yêu cầu cải cách để nâng cao sức cạnh tranh

C. Thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất.

D. Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 47. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế

A. toàn cầu hóa.

B. đa dạng hóa.

C. hợp tác và đấu tranh.

D. hòa hoãn tạm thời.

Câu 48. Các công ty được sáp nhập và hợp nhất thành các tập đoàn lớn, nhất là các công ty khoa học – kĩ thuật nhằm

A. tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

B. giải quyết những vấn đề kinh tế chung của khu vực.

C. tăng cường mối quan hệ phụ thuộc giữa các nước.

D. tăng cường trao đổi thương mại giữa các nước.

Câu 49. Để hội nhập với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển của mình bằng cách

A. chính trị.

B. văn hóa.

C. quốc phòng.

D. kinh tế.

Câu 50. Toàn cầu hoá là thời cơ với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng bởi nó

A. thúc đẩy nhanh sự phát triển và xã hội hóa lượng sản xuất.

B. tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

C. tạo nên sự phân hóa giàu nghèo trong nội bộ từng nước.

D. thúc đẩy sự hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau của các nước.

Câu 51. Nội dung nào không phản ánh đúng biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

B. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

C. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, chính trị, quân sự khu vực.

Câu 52. Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu hướng toàn cầu hóa đối với Việt Nam?

A. Xu hướng toàn cầu hóa là cơ hội đồng thời là một thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc.

B. Xu hướng toàn cầu hóa là một thách thức lớn đối với các nước kém phát triển trong đó có Việt Nam.

C. Xu hướng toàn cầu hóa là một cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên, hiện đại hóa đất nước.

D. Xu hướng toàn cầu hóa là không có ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Câu 53. Một trong những thời cơ của Việt Nam khi tham gia xu thế toàn cầu hóa là

A. khai thác được nguồn lực trong nước.

B. có điều kiện tiếp cận khoa học – kĩ thuật hiện đại.

C. tạo điều kiện giữ vững bản sắc dân tộc.

D. thúc đẩy quá trình tăng cường hợp tác quốc tế.

Câu 54. Thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại khiến cho tình hình an ninh thế giới luôn tiềm ẩn dấu hiệu bất ổn?

A. Chế tạo ra vũ khí hạt nhân.

B. Tìm ra bản đồ gen người.

C. Chế tạo ra các loại tàu vũ trụ.

D. Chế tạo ra máy tính điện tử.

Câu 55. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại phát triển qua mấy giai đoạn?

A. hai giai đoạn.

B. ba giai đoạn.

C. bốn giai đoạn.

D. năm giai đoạn.

Câu 56. Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt khi tham gia xu thế toàn cầu hóa là

A. sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế.

B. trình độ của người lao động còn thấp.

C. trình độ quản lí còn thấp.

D. chưa tận dụng tốt nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài.

Câu 57. Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới theo xu thế toàn cầu hóa là

A. am hiểu luật pháp quốc tế.

B. cạnh tranh lành mạnh.

C. giữ vững độc lập chủ quyền

D. bình đẳng trong cạnh tranh.

Câu 58. Nội dung nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới?

A. Nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài.

B. Quá trình liên kết khu vực, hợp tác giữa các nước đang được đẩy mạnh.

C. Hòa bình, ổn định tạo nên sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính ở các khu vực.

Câu 59. Điền vào chỗ (….) cụm từ thích hợp:

Toàn cầu hóa là ….(1), là một thực tế không thể đảo ngược. Toàn cầu hóa là…(2) lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra những….(3) to lớn.

A. (1) xu thế khách quan, (2) thời cơ, (3) thuận lợi.

B. (1) xu thế chủ quan, (2) thách thức, (3) thuận lợi.

C. (1) xu thế khách quan, (2) thời cơ, (3) thách thức.

D. (1) xu thế chủ quan, (2) thời cơ, (3) thách thức.

Câu 60. Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?

A. Đây là kết quả của việc thu hút nguồn lực bên ngoài của các nước đang phát triển.

B. Các nước tư bản tăng cường đầu tư vốn ra thị trường thế giới.

C. Đây là kết quả của quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.

D. Các cường quốc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.

Câu 61. Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải

A. nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức trong thời kì mới.

B. ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới.

C. tận dụng nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài để phát triển kinh tế

D. đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Câu 62. Tính hai mặt của toàn cầu hoá là

A. tạo cơ hội lớn cho các nước tư bản và xã hội chủ nghĩa

B. vừa tạo ra cơ hội, vừa tạo ra thách thức cho tất cả các nước

C. tạo ra nguy cơ mất bản sắc dân tộc và độc lập chính trị.

D. đặt ra thách thức cho các nước Tư bản và xã hội chủ nghĩa

Câu 63. Tổ chức nào dưới đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM).

B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

C. Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA).

D. Hiệp ước Thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA).

Câu 64. Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hoá

A. Làm cho quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng, phức tạp

B. Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội

C. Đào sâu hố ngăn cách giàu – nghèo trong từng nước và giữa các nước

D. Làm cho mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn

Câu 65. Do tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, nhân loại đã bước sang một nền văn minh mới là

A. văn minh thông tin

B. văn minh công nghiệp

C. văn minh thương mại

D. văn minh nông nghiệp

Đáp án Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ (phần 2)

Câu 33.

Đáp án: C

Giải thích: Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai là thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.

Câu 34.

Đáp án: B

Giải thích: Một trong những hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là đào sâu sự ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.

Câu 35.

Đáp án: A

Giải thích: Trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp vì khoa học là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.

Câu 36.

Đáp án: C

Giải thích: Giai đoạn thứ nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại diễn ra từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỉ XX.

Câu 37.

Đáp án: C

Giải thích: Giai đoạn thứ hai của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay.

Câu 38.

Đáp án: D

Giải thích: Từ năm 1973 đến nay, cuộc cách công nghệ được nâng lên vị trí hàng đầu

Câu 39.

Đáp án: D

Giải thích: Chế tạo được máy móc sử dụng sức nước là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX.

Câu 40.

Đáp án: B

Giải thích: Năng lượng dầu mỏ không phải là nguồn năng lượng mới được tìm ra trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

Câu 41.

Đáp án: A

Giải thích: Yêu cầu của sản xuất và đời sống xã hội là nguồn gốc sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay.

Câu 42.

Đáp án: B

Giải thích: Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới

Câu 43.

Đáp án: C

Giải thích: Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Câu 44.

Đáp án: B

Giải thích: Tháng 6 – 2000, sau 10 năm hợp tác nghiên cứu, các nhà khoa học của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc đã công bố “Bản đồ gen người”. Đến tháng 3 – 2003, bản đồ này mới được hoàn chỉnh.

Câu 45.

Đáp án: C

Giải thích: Sự ra đời của mạng thông tin máy tính toàn cầu (Internet) đã con người sang nền văn minh thông tin.

Câu 46.

Đáp án: D

Giải thích: Một trong những hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc trước sự xâm nhập mạnh mẽ của văn hóa bên ngoài.

Câu 47.

Đáp án: A

Giải thích: Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.

Câu 48.

Đáp án: A

Giải thích: Các công ty được sáp nhập và hợp nhất thành các tập đoàn lớn, nhất là các công ty khoa học – kĩ thuật nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Câu 49. 

Đáp án: D

Giải thích: Để hội nhập với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển của mình bằng cách tập trung phát triển kinh tế.

Câu 50. 

Đáp án: A

Giải thích: Toàn cầu hoá là thời cơ với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng bởi nó thúc đẩy nhanh sự phát triển và xã hội hóa lượng sản xuất.

Câu 51.

Đáp án: D

Giải thích: Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, chính trị, quân sự khu vực không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.

Câu 52.

Đáp án: A

Giải thích: Đảng đã nhận định xu thế toàn cầu hóa là cơ hội, đồng thời là một thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc.

Câu 53.

Đáp án: B

Giải thích: Một trong những thời cơ của Việt Nam khi tham gia xu thế toàn cầu hóa là có điều kiện tiếp cận những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại trên thế giới.

Câu 54. 

Đáp án: A

Giải thích: Việc chế tạo ra vũ khí hạt nhân khiến cho tình hình an ninh thế giới luôn tiềm ẩn dấu hiệu bất ổn bởi nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Câu 55.

Đáp án: A

Giải thích: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất từ những năm 40 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, giai đoạn thứ hai từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới 1973 đến nay.

Câu 56. 

Đáp án: A

Giải thích: Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt khi tham gia xu thế toàn cầu hóa là sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế.

Câu 57. 

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới theo xu thế toàn cầu hóa là giữ vững độc lập chủ quyền. Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển đất nước.

Câu 58.

Đáp án: A

Giải thích: Nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài được coi là thời cơ lịch sử mà xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới

Câu 59. 

Đáp án: C

Giải thích: Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược. Toàn cầu hóa là thời cơ lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra những thách thức to lớn.

Câu 60. 

Đáp án: C

Giải thích: Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược vì đây là kết quả của quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.

Câu 61.

Đáp án: A

Giải thích: Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức trong thời kì mới.

Câu 62.

Đáp án: B

Giải thích: Tính hai mặt của toàn cầu hoá là vừa tạo ra cơ hội, vừa tạo ra thách thức cho tất cả các nước

Câu 63.

Đáp án: B

Giải thích: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một liên minh chính trị - quân sự, do đó tổ chức này không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.

Câu 64.

Đáp án: A

Giải thích: Xu thế toàn cầu hóa không làm cho quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng, phức tạp.

Câu 65.

Đáp án: A

Giải thích: Do tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, nhân loại đã bước sang một nền văn minh mới là văn minh thông tin.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ (phần 2) (có đáp án) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.4
5 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status