Logo

Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 24: Việt Nam trong năm đầu thắng lợi (phần 1) (có đáp án)

Tổng hợp bộ bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 24: Việt Nam trong năm đầu thắng lợi (phần 1) (có đáp án). Nội dung bám sát kiến thức trọng tâm, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh ôn tập hiệu quả.
2.7
3 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo ngay Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 24: Việt Nam trong năm đầu thắng lợi (phần 1) (có đáp án) được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 24: Việt Nam trong năm đầu thắng lợi (phần 1)

Câu 1. Miền Bắc Việt Nam căn bản hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh vào

A. giữa năm 1975.

B. giữa năm 1976.

C. đầu năm 1976.

D. cuối năm 1975.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh thuận lợi của cách mạng nước ta sau năm 1975?

A. Giải phóng được miền Bắc khỏi ách Mĩ – Diệm.

B. Đất nước đã hoà bình, thống nhất về lãnh thổ.

C. Uy tín của Việt Nam trên thế giới được nâng cao.

D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa hoàn thành trong cả nước.

Câu 3. Kinh tế miền Nam sau khi giải phóng mang tính chất của

A. nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

B. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển cân đối giữa các ngành nghề.

C. nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển không cân đối.

D. nền kinh tế công nghiệp tiên tiến.

Câu 4. Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của miền Bắc sau khi hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất nước (1975)?

A. Là căn cứ địa cách mạng của cả Nước.

B. Là hậu phương quốc tế đối với cách mạng Lào.

C. Là hậu phương quốc tế đối với cách mạng Campuchia.

D. Là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến miền Nam.

Câu 5. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Miền Nam sau Đại thắng mùa Xuân 1975?

A. Tàn dư của chế độ thực dân mới còn rất nặng nề, số lượng người thất nghiệp đông.

B. Tàn dư của chế độ thực dân cũ còn nặng nề, ruộng đất bỏ hoang, công nhân thất nghiệp.

C. Chính quyền cũ chỉ mới bị xóa bỏ ở các trung tâm thành phố, lực lượng tay sai chống phá cách mạng vẫn liên tục gây bạo loạn.

D. Quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại vài kế hoạch 5 năm do chiến tranh phá hoại của Mĩ.

Câu 6. Ngay sau khi giải phóng, chính quyền cách mạng đã tiến hành biện pháp gì để khôi phục kinh tế Miền Nam ?

A. Tiến hành gỡ bỏ “ấp chiến lược” mà Mĩ thực hiện ở miền Nam trong thời kì chiến tranh.

B. Quốc hữu hoá mọi cơ sở kinh doanh tư nhân, thay tiền cũ bằng tiền mới của cách mạng.

C. Tiến hành tổng tuyển cử thống nhất nhất đất nước về mặt nhà nước.

D. Thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với hai nước Lào và Campuchia.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình Việt Nam sau Đại thắng mùa Xuân 1975?

A. Việt Nam đã hoàn thành cách mạng vô sản.

B. Việt Nam đã hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất lãnh thổ.

D. Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước trên mọi lĩnh vực.

Câu 8. Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước vào

A. tháng 5/1975.       

B. tháng 9/1975.

C. tháng 7/1976.       

D. tháng 12/1976.

Câu 9. Tên gọi "Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" có từ khi nào ?

A. Ngày 2/9/1945.

B. Ngày 2/7/1976.

C. Ngày 12/2/1951.

D. Ngày 2/7/1975.

Câu 10. Việc nước ta trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc có ý nghĩa gì ?

A. Đó là một thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta năm 1976 .

B. Là sự kiện lớn khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

C. Là dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, khẳng định chính sách cấm vận Việt Nam của Mĩ đã thất bại hoàn toàn.

D. Thể hiện sức mạnh to lớn của dân tộc Việt Nam trong việc bảo vệ Tổ quốc.

Câu 11. Kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI đã diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Ngày 24/6/1976 đến 3/7/1976.

B. Ngày 26/4/1976 đến 3/7/1976.

C.Ngày 24/6/1976 đến 7/7/1976.

D. Ngày 3/6/1976 đến 24/6/1976.

Câu 12. Điền thêm từ còn thiếu trong câu trích từ Nghị quyết Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần 24 (1975) : ".... đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan cửa sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam"

A. Độc lập.

B. Thống nhất.

C. Độc lập và thống nhất.

D. Giải phóng.

Câu 13. Từ năm 1945 đến năm 1976, có mấy lần Tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tổ chức trên phạm vi cả nước Việt Nam ?

A. 4.          

B. 2.          

C. 3.         

D. 6.

Câu 14. Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là gì?

A. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.

B. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam.

C. Thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.

D. Mở rộng quan hệ, giao lưu với các nước.

Câu 15. Sự kiện nào dưới đánh dấu mốc hoàn thành việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước?

A. Kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (1976).

B. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước ngày 25/4/1976.

C. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn (11/1975).

D. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975).

Câu 16. Đến ngày 20 – 9 -1977, nước ta trở thành thành viên thứ mấy của Liên hợp quốc?

A. 140          

B. 150         

C. 149         

D. 193.

Câu 17. Kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (1976) đã quyết định tên nước là

A. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

B. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

C. Việt Nam Cộng hòa.

D. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Việt Nam.

Câu 18: Đâu không phải là điểm chung về ý nghĩa giữa cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 và ngày 25-4-1976?

A. Phản ánh ý thức làm chủ và trách nhiệm công dân của mỗi người Việt Nam

B. Giáng một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ, xâm lược của các thế lực thù địch

C. Góp phần nâng cao uy tín của quốc gia trên trường quốc tế

D. Góp phần hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

Câu 19: Quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc Hội khóa I (1946) có điểm nào chung?

A. Thành lập chính phủ Liên Hiệp kháng chiến.

B. Bầu Ban dự thảo Hiến pháp.

C. Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

D. Thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam.

Câu 20: Mặc dù hòa bình, thống nhất đã đến với dân tộc Việt Nam, nhưng những di hại về sự chia cắt đất nước trong 21 năm vẫn còn tồn tại. Theo anh(chị) một trong những di hại đó là gì

A. Vấn đề hòa hợp dân tộc giữa các lực lượng ở Việt Nam

B. Vấn đề chất độc màu da cam

C. Vấn đề dò phá bom mìn ở Việt Nam

D. Vấn đề tạo ra sự cân bằng về trình độ phát triển giữa hai miền Nam- Bắc

Câu 21: Cho các sự kiện: 

1. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời. 

2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời. 

3. Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

 4. Chính phủ liên hiệp kháng chiến ra đời. 

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian xuất hiện.

A.  2,1,3,4               

B. 4,1,2,3

C.  3,4,1,2                          

D. 1,3,2,4

Câu 22: So với thời điểm sau năm 1954, tình hình miền Nam sau năm 1975 có gì nổi bật?

A. Hoàn toàn giải phóng.

B. Là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

C. Mĩ dựng lên chế độ Ngô Đình Diệm.

D. Bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh phá hoại của Mĩ.

Đáp án Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 24: Việt Nam trong năm đầu thắng lợi (phần 1)

Câu 1:

Đáp án: B

Giải thích: Trang 200 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 2:

Đáp án: B

Giải thích: Trang 199 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 3:

Đáp án: C

Giải thích: Trang 200 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 4:

Đáp án: D

Giải thích: Trang 200 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 5

Đáp án: D

Giải thích: Trang 200 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 6:

Đáp án: B

Giải thích: Trang 201 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 7:

Đáp án: C

Giải thích: Trang 201 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 8:

Đáp án: C

Giải thích: Trang 202 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 9.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 202 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 10.

Đáp án: A

Giải thích: Trang 203 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 11.

Đáp án: A

Giải thích: Trang 202 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 12.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 201 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 13.

Đáp án: B

Giải thích: Từ năm 1945 đến năm 1976, có 2 lần Tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tổ chức trên phạm vi cả nước, đó là vào năm 1946 và năm 1976.

Câu 14.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 201 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 15. 

Đáp án: A

Giải thích: Trang 202 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 16:

Đáp án: C

Giải thích: Trang 203 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 17.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 202 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 18.

Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 chỉ mang ý nghĩa củng cố chính quyền dân chủ nhân dân ở Việt Nam. Còn cuộc tổng tuyển cử bầu ngày 25-4-1976 mới mang ý nghĩa góp phần hoàn thành quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20.

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975), một bộ phận dân lớn cộng đồng người Việt Nam đã rời bỏ quê hương, di cư ra nước ngoài sinh sống do không chấp nhận sự tồn tại của chế độ cộng sản ở miền Nam Việt Nam. Do đó, mặc dù hòa bình, thống nhất đã đến với dân tộc Việt Nam, nhưng những di hại về sự chia cắt đất nước trong 21 năm vẫn còn tồn tại nhất là vấn đề hòa hợp dân tộc giữa các lực lượng ở Việt Nam đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có biện pháp khéo léo để giải quyết

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21.

3. Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2-9-1945)

4. Chính phủ liên hiệp kháng chiến ra đời (2-3-1946)

1. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời (6-6-1969)

2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời (2-7-1976)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22.

So với thời điểm sau năm 1954, tình hình miền Nam sau năm 1975 có điểm khác là hoàn toàn giải phóng.

Đáp án cần chọn là: A

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 24: Việt Nam trong năm đầu thắng lợi (phần 1) (có đáp án) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.7
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status