Logo

Bài tập trắc nghiệm Sử 8 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 – 1884)

Tổng hợp bộ bài tập trắc nghiệm Sử 8 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 – 1884) (có đáp án). Nội dung bám sát kiến thức trọng tâm, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh ôn tập hiệu quả.
4.0
4 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 – 1884) hay, ngắn gọn được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Sử.

Bộ 21 trắc nghiệm Sử Bài 25 lớp 8: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 – 1884)

Câu 1: Trước khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?

A. Tích cực xây dựng đại đồn Chí Hòa để phòng thủ.  

B. Tiếp tục thi hành chính đối nội, đối ngoại lỗi thời.  

C. Chuẩn bị kĩ lưỡng hơn về mọi mặt để kháng Pháp.  

D. Kêu gọi nhân dân đoàn kết kháng chiến chống Pháp.

Câu 2: Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất là gì?

A. để giải quyết vụ Đuy-puy gây rối ở Hà Nội.  

B. giải quyết vụ các giáo sĩ bị tấn công ở Hà Nội.  

C. mượn đường để tấn công Trung Quốc.  

D. giúp đỡ triều đình Huế chống lại quân Thanh.

Câu 3: Ai đã lãnh đạo quân đội triều đình chống lại cuộc tấn công của quân Pháp vào thành Hà Nội lần thứ nhất?

A. Phan Thanh Giản  

B. Nguyễn Tri Phương.  

C. Hoàng Tá Viêm.  

D. Lưu Vĩnh Phúc.

Câu 4: Hiệp ước nào đánh dấu triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất. 

B. Hiệp ước Giáp Tuất.  

C. Hiệp ước Hác măng.  

D. Hiệp ước Patơnốt.

Câu 5: Thực dân Pháp đã lợi dụng cơ hội gì để mở cuộc tấn công quyết định vào kinh đô Huế trong năm 1883?

A. Triều Nguyễn nhượng bộ ngày càng nhiều quân Pháp.  

B. Nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi ở trận Cầu Giấy.  

C. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hácmăng.  

D. Vua Tự Đức mất, triều đình lục đục tìm người kế vị.

Câu 6: Hiệp ước nào đánh dấu Việt Nam từ một quốc gia độc lập biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.  

B. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.  

C. Hiệp ước Giáp Tuất.  

D. Hiệp ước Liên minh.

Câu 7: Vị tướng chỉ huy quân Pháp tấn công ra Bắc Kì lần thứ hai (1883) là ai?

A. Gácniê

B. Bôlaéc

C. Rivie

D. Rơve

Câu 8: Khu vực nào thuộc quyền cai quản của triều đình Nguyễn theo hiệp ước Hác-măng (1883)?

A. Bắc Kì  

B. Trung Kì  

C. Nam Kì  

D. Thuận Quảng

Câu 9: Nội dung nào không phải hành động của thực dân Pháp nhằm củng cố nền thống trị ở Nam Kì trong giai đoạn 1867-1873?

A. Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.  

B. Hoàn thành xâm lược Campuchia và Lào.  

C. Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu.  

D. Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

Câu 10: Tại sao trong trận chiến ở thành Hà Nội (năm 1873), quân triều đình dù đông nhưng vẫn bị quân Pháp đánh bại?

A. Nhân dân không ủng hộ cuộc kháng chiến.  

B. Nhà Nguyễn không còn tướng tài.  

C. Quân triều đình vũ khí thô sơ, tổ chức kém.  

D. Không có sự ủng hộ của quý tộc nhà Nguyễn.

Câu 11: Trận đánh nào đã tạo ra cơ hội để triều đình Huế phản công trong lần thứ nhất thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì?

A. Trận bao vây quân địch trong thành Hà Nội  

B. Trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng (Hà Nội)  

C. Trận phục kích ở Cầu Giấy (Hà Nội)  

D. Trận phục kích của ở cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa)

Câu 12: “Dập dìu trống đánh cờ xiêu

Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”

(SGK lịch sử 8, trang 121)

Hai câu thơ trên phản ánh điều gì về nhiệm vụ đấu tranh của nhân dân ta sau khi triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

A. Kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng.  

B. Kết hợp với triều đình chống đế quốc.  

C. Chống đế quốc để bảo vệ ngôi vua.  

D. Kết hợp chống đế quốc và thực dân.

Câu 13: Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

A. Cuộc sống nhân dân đói khổ.  

B. Nền kinh tế đất nước kiệt quệ.  

C. Các đề nghị cải cách được triển khai.  

D. Giặc cướp nổi lên khắp nơi.

A. Triều đình thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn.  

B. Nhân dân thiếu quyết tâm kháng chiến.  

C. Triều đình chỉ chủ trương đàm phán, thương lượng.  

D. Nhân dân ủng hộ triều đình kháng chiến ở giai đoạn đầu.

Câu 14: Lý do nào thúc đẩy thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)?

A. Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ  

B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn  

C. Nguồn than đá dồi dào  

D. Thực dân Anh đang nhòm ngó Bắc Kì

Câu 15: Vì sao thái độ của thực dân Pháp sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883) lại có sự khác biệt so với lần thứ nhất (1873)?

A. Do vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp  

B. Do thiệt hại của Pháp trong trận Cầu Giấy lần hai ít nặng nề hơn so với lần thứ nhất  

C. Do chính phủ Pháp đã gửi viện binh kịp thời sang Việt Nam  

D. Do triều đình Huế đang ra sức tập hợp lực lượng chống Pháp

Câu 16: Đâu không phải cơ hội phản công thực dân Pháp mà triều đình Huế đã bỏ qua trong những năm cuối thế kỉ XIX?

A. Mặt trận Đà Nẵng (1858)  

B. Mặt trận Gia Định (đầu năm 1859)  

C. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873)  

D. Trận Cầu Giấy lần thứ hai (1874)

Câu 17: Thực dân Pháp tổ chức đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?

A. Chiếm lấy nguồn than đá phục vụ cho công nghiệp Pháp  

B. Độc chiếm con đường sông Hồng  

C. Đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì  

D. Làm bàn đạp để tấn công miền Nam Trung Hoa

Câu 18: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam (1858 - 1884)?

A. Triều đình thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn.  

B. Nhân dân thiếu quyết tâm kháng chiến.  

C. Triều đình chỉ chủ trương đàm phán, thương lượng.  

D. Nhân dân ủng hộ triều đình kháng chiến ở giai đoạn đầu.

Câu 19: Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX, bài học quan trọng nhất rút ra cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau là gì?

A. Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng  

B. Vai trò của giai cấp lãnh đạo  

C. Vấn đề đoàn kết quốc tế  

D. Phương thức tác chiến

Câu 20: Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào?

A. Cho quân tiếp viện

B. Cầu cứu nhà Thanh

C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp

D. Thương thuyết với Pháp

Câu 21: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập ?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)

B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

C. Hiệp ước Hác - măng (1883)

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)

Câu 22: Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế đồng ý mở ba cửa biển nào cho pháp vào buôn bán?

A. Đà Nẵng, Thuận An, Quy Nhơn.

B.  Đà Nẵng, Thuận An, Quảng Yên.

C. Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên

D. Đà Nẵng, Ba Lạt, Cửa Việt.

Đáp án bộ 21 bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 – 1884)

Câu 1:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Từ những hành động của Pháp sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì (trước khi tiến hành đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất), triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời. Cụ thể là:

- Đối nội: đàn áp, tăng thuế

- Đối ngoại: thương lượng với Pháp.

Câu 2:

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, hơn 200 quân Pháp do Gacniê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc.

Câu 3:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Khi quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất, 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản giặc nhưng thất bại.

Câu 4:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Ngày 15-3-1874, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất. Theo đó, Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

Câu 5:

Đáp án cần chọn là: D

Giải thích:

Cuối tháng 7-1883, nhân cơ hội vua Tự Đức mới qua đời, nội bộ triều đình đang lục đục, chủ nghĩa tư bản Pháp trên đà phát triển, thực dân Pháp quyết định đem quân tấn công của biển Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế.

Câu 6:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Quá trình đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ thực dân Pháp của triều đình nhà Nguyễn diễn tiến như sau:

Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) => Hiệp ước Giáp Tuất (1874) => Hiệp ước Hácmăng (1883) => Hiệp ước Patơnốt (1884).

Với Hiệp ước Patơnốt đã đánh dấu Việt Nam không còn là một nước phong kiến độc lập mà đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Triều đình mặc dù có quyền cai quản Trung Kì nhưng chỉ là bề ngoài, thực tế tất cả các chính sách: kinh tế, chính trị, đối ngoại, quân sự,…phải thông qua Pháp.

Câu 7:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Để chuẩn bị cho cuộc đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1883), thực dân Pháp ở Sài Gòn đã phái đại tá Rivie làm chỉ huy đưa quân ra Bắc.

Câu 8:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Triều đình Huế chỉ được cai quản khu vực Trung Kì (từ Quảng Bình đến Khánh Hòa), nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế

Câu 9: 

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Những hành động của Pháp sau năm 1867 và trước khi tiến hành tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất bao gồm:

- Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.

- Đẩy mạnh chính sách bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

- Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai.

- Xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược sắp tới.

Đáp án B: Thời điểm này Pháp vẫn chưa hoàn thành xâm lược Campuchia và Lào.

Câu 10:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất, quân triều đình dù đông vẫn không đánh thắng được Pháp do:

- Sự chênh lệch lực lượng lớn giữa quân triều đình với quân Pháp là: 7.000 quân triều đình và hơn 200 quân Pháp.

- Tuy nhiên, quân triều đình được trang bị vũ khí thô sơ, tổ chức kém, chiến đấu đơn lẻ và không tổ chức cho nhân dân kháng chiến. Trong khi quân đội Pháp là đội quân mạnh, trang bị vũ khí hiện đại.

Câu 11:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Trận đánh gây tiếng vang lớn nhất khi Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất là trận Cầu Giấy lần thứ nhất (21-12-1873). Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đã làm cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi. Ngược lại, làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng. Đây là cơ hội thuận lợi để triều đình tổ chức phản công nhưng triều đình lại bỏ qua và đi vào con đường thương thuyết với người Pháp kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874).

Câu 12:

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Từ năm 1867, nhân dân ta đã “quyết đánh cả triều lẫn Tây” – bắt đầu kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng. Đến sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874), nhiệm vụ này vẫn được tiếp tục thực hiện, tiêu biểu là trong khẩu hiệu đấu tranh của Trần Tấn, Đặng Như Mai.

Câu 13:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874) mang những nét nổi bật sau đây:

- Kinh tế: ngày càng kiệt quệ.

- Xã hội: nhân dân đói khổ, giặc cướp nổi lên khắp nơi

- Chính trị: các đều nghị cải cách duy tân bị khước từ, có lúc phải triều đình phải cầu cứu cả quân Pháp và quân Thanh.

=> Tình hình rối loạn cực độ.

=> Loại trừ đáp án: C

Câu 14:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công ngày càng tăng. Trong khi đó, thực dân Pháp lại phát hiện ra nguồn than đá dồi dào phục vụ cho sản xuất công nghiệp Pháp ở Bắc Kì.

=> Thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)

Câu 15:

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, vấn đề xâm lược thuộc địa đặt ra vô cùng cấp thiết. Đặc biệt vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam không còn là đường lối của một nhóm thực dân hiếu chiến mà đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp. Do đó, sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần hai (1883), thay vì hoang mang, dao động, tìm cách thương thuyết với triều đình Huế thì thực dân Pháp lại gấp rút gửi viện binh sang và chuẩn bị mở cuộc tấn công quyết định vào kinh đô Huế, buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng

Câu 16:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Mặc dù so sánh tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp trong cuộc kháng chiến cuối thế kỉ XIX bất lợi cho phía Việt Nam nhưng không có nghĩa là Việt Nam không có những cơ hội để phản công, đánh bại quân  Pháp. Tiêu biểu là ở mặt trận Đà Nẵng cuối năm 1858, Gia Định năm 1860, Cầu Giấy năm 1873 và Cầu Giấy năm 1883. Tuy nhiên những cơ hội này đều đã bị triều đình Nguyễn bỏ lỡ.

=> Đáp án B: Cơ hội ở mặt trận Gia Định diễn ra trong năm 1960 (không phải năm 1859), khi phần lớn quân Pháp bị điều động sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc.

Câu 17:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Mặc dù 6 tỉnh Nam Kì đã nằm trong quyền kiểm soát của thực dân Pháp nhưng nó vẫn chưa nằm trong chủ quyền của nước Pháp. Để xác lập chủ quyền ở Nam Kì, củng cố vững chắc chỗ dựa ở Việt Nam, thực dân Pháp đã lựa chọn phương án tấn công ra Bắc với mục tiêu chiến lược là: đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì. Điều này đã được phản ánh ngay trong nội dung của hiệp ước Giáp Tuất (1874) khi Pháp đã buộc được triều đình Nguyễn thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp.

Câu 18:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884:

- Đáp án A, C: triều đình nặng về phòng thủ (xây dựng đại đòn Chí Hòa) và lần lượt kí các Hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp.

- Đáp án B: Nhân dân từ năm 1858 đến năm 1884 luôn kiên quyết đấu tranh chống Pháp, mặc dù từ Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình đã ra lệnh giải tán các toán nghĩa binh chống Pháp.

- Đáp án D: Từ năm 1858 đến trước năm 1867, nhân dân vẫn ủng hộ và kết hợp cùng quân đội triều đình kháng chiến. Từ năm 1867 đến năm 1884, nhân dân kết hợp chống triều đình và chống phong kiến đầu hàng do chính sách thương lượng và cầu hòa của triều Nguyễn.

Câu 19:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Phát huy vai trò của giai cấp lãnh đạo là bài học quan trọng nhất rút ra từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX. Vì không có một giai cấp lãnh đạo tiên tiến thì không thể đề ra được đường lối kháng chiến, tổ chức, đoàn kết nhân dân cả nước đấu tranh chống lại kẻ thù

Câu 20:

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21:

Đáp án cần chọn là: D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)

Câu 22:

Đáp án đúng: C

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải Bài tập trắc nghiệm Sử 8 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 – 1884) ngắn gọn, hay nhất file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
4.0
4 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status