Logo

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (có đáp án)

Tổng hợp bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có đáp án được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh ôn luyện hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể hay, ngắn gọn được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Sinh học.

Bộ 12 bài tập trắc nghiệm Sinh 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Câu 1: Nguyên nhân gây đột biến cấu trúc NST là

A. Do các tác nhân, vật lí, hóa học từ môi trường tác động làm phá vỡ cấu trúc NST

B. Do con người chủ động sử dụng các tác nhân vật lý, hóa học tác động vào cơ thể sinh vật

C. Do quá trình giao phối ở các sinh vật sinh sản hữu tính

D. Cả A và B

Câu 2: Các dạng đột biến cấu trúc NST được gọi là

A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn

B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn

C. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đạo, lặp đoạn

D. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn

Câu 3: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm thay đổi trình tự các gen trên đó, ít ảnh hưởng đến sức sống?

A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

B. Mất đoạn nhiễm sắc thể.

C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 4: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác dụng của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến:

A. Phá vỡ cấu trúc NST

B. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST

C. NST gia tăng số lượng trong tế bào

D. Cả A và B đều đúng

Câu 5: Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào?

ABCDEFGH ABCDEFG

A. Mất đoạn nhiễm sắc thể.

B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 6: Dạng đột biến nào dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia là

A. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzim amilaza thủy phân tinh bột

B. Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan

C. Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt

D. Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan

Câu 7: Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm cho lượng vật chất di truyền không thay đổi là

A. Đảo đoạn

B. Mất đoạn

C. Lặp đoạn

D. Tất cả các đột biến trên

Câu 8: Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây hậu quả lớn nhất đó là

A. Đảo đoạn

B. Mất đoạn

C. Lặp đoạn

D. Chuyển đoạn

Câu 9: Hoạt tính của enzim amylaza tăng, làm hiệu suất chế tạo mạch nha, kẹo, bia, rượu tăng lên là ứng dụng của loại đột biến nào sau đây

A. Mất đoạn NST

B. Chuyển đoạn trên 1 NST

C. Lặp đoạn NST

D. Chuyển đoạn tương hỗ

Câu 10: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến

A. Phá vỡ cấu trúc NST

B. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST

C. NST gia tăng số lượng trong tế bào

D. Cả A và B đều đúng

Câu 11: Một hội chứng ung thư máu ở người là biểu hiện của một dạng đột biến NSt. Đó là dạng nào?

A. Lặp đoạn

B. Mất đoạn

C. Đảo đoạn

D. Chuyển đoạn

Câu 12: Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST là

A. Do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào

B. Do tác động của các tác nhân vật lí, hóa học của ngoại cảnh

C. Hiện tượng tự nhân đôi của NST

D. Sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào

Đáp án bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh lớp 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Câu 1: D

Câu 2: B

Câu 3: A

Câu 4: D

Câu 5: A

Câu 6: A

Câu 7: A

Câu 8: A

Câu 9: C

Câu 10: D

Câu 11: B

Câu 12: B

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (có đáp án) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status