Logo

Top 4 bài Dàn ý thuyết minh về thể thơ lục bát lớp 8 ý nghĩa nhất

Top 4 bài Dàn ý thuyết minh về thể thơ lục bát lớp 8 ý nghĩa nhất là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nâng cao khả năng viết văn để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 8
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo Dàn ý thuyết minh về thể thơ lục bát Văn lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh mở rộng vốn từ và tham khảo thêm các ý tưởng cho bài viết của mình.

Bài Dàn ý thuyết minh về thơ lục bát mẫu số 1 chi tiết

1. Mở bài: 

Giới thiệu khái quát về thể thơ lục bát (do người Việt sáng tạo, dễ bộc lộ cảm xúc).

2. Thân bài.

a. Các đặc điểm của thể thơ lục bát: Lục bát chỉnh thể (tuân đúng những quy định)

* Số câu, số tiếng:

- Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.

- Số câu: Không giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng.

Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.

* Cách gieo vần:

- Âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.

- Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.

* Phối thanh:

- Chỉ bắt buộc: Các tiếng thứ tư phải là trắc; các tiếng thứ hai, sáu, thứ tám phải là bằng.

- Nhưng câu tám tiếng thì tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám phải khác dấu (nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không có dấu và ngược lại).

- Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai (của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về bằng trắc

* Nhịp và đối trong thơ lục bát:

- Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển: Nhịp 2 / 4; Nhịp 3/3

* Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.

b. Trường hợp Ngoại lệ:

* Lục bát biến thể:

- Số chữ tăng lên: Vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo.

- Thanh: Tiếng thứ hai có thể là thanh trắc:

- Gieo vần: Có thể gieo vần trắc:

c. Tác dụng của thơ lục bát:

- Phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của Tiếng Việt.

- Cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng làm cho thơ lục bát dồi dào khả năng diễn tả.

3. Kết bài

- Nêu vị trí của thơ lục bát trong nền văn học Việt Nam.

- Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến mức hoàn thiện với các thiên tài như Nguyễn Du …

- Được tiếp tục phát huy qua các thế hệ sau như Tố Hữu …

-> Thơ lục bát có sức sống mãnh liệt trong nền thơ ca hiện đại Việt nam.

Bài mẫu số 2 Dàn ý thuyết minh về thơ lục bát

I. Mở bài: 

Giới thiệu về thể thơ lục bát

Chúng ta đã được học rất nhiều thể thơ trong các sách văn học. Việt Nam ta có các thể thơ phổ biến như: Song thất lục bát, thơ thất ngôn tứ tuyệt, thơ thất ngôn bát cú, thơ thất ngôn bát cú đường luật,… Các bài thơ nổi tiếng như: Việt Bắc của Tố Hữu, khi tu hú của Tố Hữu,…. Thể thơ lục bát là một thể thơ truyền thống và lâu đời của Việt Nam. Thể thơ này dễ làm và dễ hiểu nên nhiều người hướng tới thể thơ này.

II. Thân bài:

 Thuyết minh về thể thơ lục bát

1. Nguồn gốc thể thơ lục bát:

- Thể thơ lục bát có từ rất lâu đời

- Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam

- Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá qua bao đời và phát triển hàng trăm năm nay.

- Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con.

- Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh

- Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.

2. Đặc điểm thơ lục bát:

- Thơ lục bát gồm 2 câu trở lên, 2 câu thơ ghép lại thành một cặp câu

- Trong 1 cặp câu, thì câu đầu 6 chữ và câu sau là 8 chữ

- Xen lẫn giữa câu lục là câu bát, giữa câu bát là câu lục

- Số câu trong bài thơ lục bát không giới hạn

- Khi làm thơ phải tuân thủ quy luật của thơ

3. Quy luật làm nên bài thơ lục bát:

- Số câu: Tối thiểu là hai câu và không giới hạn

- Sắp xếp các tiếng trong câu:

Các tiếng chẵn 2, 4, 6, 8 phải đúng luật

+ Câu lục: B – T – B

+ Câu bát: B – T – B – B

  • Các tiếng lẻ không cần đúng luật

- vần:

  • Tiếng thứ 6 trong câu lục phải vần với tiếng thứ 6 trong câu bát
  • Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.

- Nhịp của thơ lục bát:

  • Câu lục: nhịp 2/2/2; 2/4; 3/3
  • Câu bát: 2/2/2; 4/4; 3/5; 2/6.

III. Kết bài: 

- Ý nghĩa của thơ lục bát

- Thơ lục bát duyên dáng, kín đáo, mang tính chất phương Đông

- Thơ lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã.

- Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Bài Dàn ý thuyết minh về thơ lục bát mẫu số 3 ngắn gọn

Mở bài:

Giới thiệu về thể thơ lục bát: Là thể thơ dân tộc, thường gọi là thể thơ “sáu, tám”. Ngày nay, trong thơ hiện đại, thơ lục bát vẫn chiếm một địa vị quan trọng, được nhiều thơ sử dụng và quần chúng yêu thích.

Thân bài:

Nếu đặc điểm về thơ lục bát.

Thể thơ lục bát có số câu không hạn định, bài ngắn thì 2 câu 4 câu, bài dài thì hàng trăm, hàng ngàn câu.

- Câu trên có sáu chữ, câu dưới là tám chữ

- Luật bằng chắc dễ nhận biết

+ Các chữ số lẻ (1,3,5) có thể trắc và bằng đều được

+ Chữ thứ bảy câu bát phần lớn là trắc

+ Chữ thứ hai của thơ lục bát và chữ thứ sáu bắt buộc phải mang luật

+ Chữ thứ tư của thơ bắt buộc bằng luật trắc

- Vần thơ: Thơ lục bát vừa có vần chân vừa có vần lưng, tất cả đều là vần bằng, cách gieo vần.

+ Chữ thứ 6 câu lục với chữ thứ sáu câu bát

+ Chữ thứ 8 câu bát vần với chữ thứ sáu câu lục

- Cách ngắt nhịp: Nhịp thơ chủ yếu là nhịp chẵn 2/2/2, 2/2/2/2 hoặc 4/4. Trường hợp đặc biệt mới có nhịp lẻ. Lúc đọc thơ lục bát cần chú ý thể hiện đúng để biểu cảm.

**Những nhận xét đánh giá chung.

- Thơ lục bát dễ làm, hầu như người làm thơ nào cũng có thể sáng tác ra câu thơ lục bát.

- Thường thường phần lớn ca dao viết về quê hương đất nước, tình yêu thương con người, thiên nhiên, những câu hát than thân, châm biếm được làm bằng thơ lục bát

- Tuy nhiên, thơ lục bát cũng cần làm đúng, đôi lúc số câu, số chữ mang tính chất bắt buộc.

- Một số câu thơ theo thể lục bát.

“Mỗi đêm con thắp đèn trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con”

Kết bài: 

Nêu vị trí của thể thơ.

Bài Dàn ý thuyết minh về thơ lục bát mẫu 4

I. Mở bài: 

Giới thiệu chung thể thơ lục bát

Trong số những thể thơ nổi tiếng và phổ biến phải nhắc đến thể thơ lục bát, đây là thể thơ lâu đời và được nhiều tác giả từ trung đại đến hiện đại yêu thích sử dụng trong tác phẩm bởi sự dễ hiểu, dễ truyền tải thông điệp và dễ nhớ cho người đọc.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc của thể thơ lục bát

– Lục bát là thể thơ lâu đời và có xuất xứ từ nước ta.

– Nằm trong số 2 thể thơ phổ biến nhất đó là song thất lục bát và lục bát.

– Thể thơ lục bát được sử dụng nhiều trong những bài ca dao, dân ca, bài thơ của nhiều tác giả nổi tiếng.

– Thể thơ được yêu thích nhờ có vần điệu, dễ hiểu và dễ nhớ.

2. Một số đặc điểm quan trọng

– Thơ lục bát thể thơ gồm từ 2 câu trở lên, cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu hoàn chỉnh.

– Các cặp câu gồm câu 6 tiếng và một câu 8 tiếng xen kẽ nhau.

– Thơ lục bát tuân thủ quy luật thanh và vần nghiêm ngặt với nhau.

– Câu lục quy luật thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) – Trắc (T) – Bằng.

– Câu bát quy luật theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B.

– Nhịp thơ lục bát: Câu lục theo nhịp 2/2/2, 2/4, 3/3. Đối với câu bát: 2/2/2, 4/4, 3/5, 2/6.

– Thể thơ lục bát nổi bật ở chỗ cách gieo vần, ngắt nhịp rất hay và linh động tùy theo hoàn cảnh giúp chuyển tải nội dung rất dễ hiểu, sinh động.

III. Kết bài

– Thể thơ lục bát là thể thơ lâu đời ở nước ta và ngày càng cải tiến, hiện đại hơn.

– Thể thơ là nét đẹp trong văn chương, niềm tự hào dân tộc.

– Dòng thơ lục bát mang nét kín đáo mang đậm nét Á Đông.

– Rất nhiều nhà thơ trong nước từ trung đại đến hiện đại sử dụng thể thơ lục bát trong tác phẩm và để lại những tiếng vang lớn trong nền văn chương nước nhà.

Như vậy từ những ý chính quan trọng nêu bên trên các em viết thành bài văn hoàn chỉnh thuyết minh về thể thơ lục bát.

►► CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download Dàn ý thuyết minh về thể thơ lục bát Ngữ văn lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status