Logo

Giải Tiếng Việt VNEN lớp 5 Tập 1 Bài 13A: Chàng gác rừng dũng cảm

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 13A: Chàng gác rừng dũng cảm Tập 1 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 13A: Chàng gác rừng dũng cảm được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.

Hoạt động cơ bản - Bài 13A Tiếng Việt lớp 5 VNEN

Câu 1.

Quan sát các bức ảnh ở dưới, trao đổi với các bạn (SGK/41).

- Mỗi bức ảnh chụp cảnh gì?

- Dựa vào các bức ảnh để trả lời câu hỏi: Vì sao càng ngày bão lũ càng xảy ra nhiều và gây tác hại khủng khiếp hơn trước?

- Cần làm gì để hạn chế bớt bão lũ?

Lời giải chi tiết:

- Nội dung của mỗi bức ảnh:

  • Ảnh 1: Rừng cậy rậm rạp, xanh tốt
  • Ảnh 2: Cây xanh bị chặt phá
  • Ảnh 3: Đồi trọc do cây bị chặt phá
  • Ảnh 4: Lũ lụt tràn về tàn phá nhà cửa, ruộng vườn.

- Càng ngày bão lũ càng xảy ra nhiều và gây tác hại khủng khiếp hơn trước vì cây xanh và rừng đầu nguồn bị con người chặt phá hết. Khi mưa xuống đất không có lớp phủ thực vật bảo vệ nên dễ bị sạt lở gây lũ quét....

- Để hạn chế bớt bão lũ, con người phải tích cực trồng rừng đầu nguồn, bảo vệ thiên nhiên.

Câu 2.

Đọc:

Người gác rừng tí hon

Ba em làm nghề gác rừng. Tình yêu rừng của ba đã sớm truyền sang em.

Sáng hôm ấy, ba về thăm bà nội ốm. Chiều đến, em đi loanh quanh theo lối ba vẫn đi tuần rừng. Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất, em thắc mắc: "Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào?" Thấy lạ, em lần theo dấu chân. Khoảng hơn chục cây to cộ đã bị chặt thành từng khúc dài. Gần đó có tiếng bàn bạc:

- Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa?

Qua khe lá, em thấy hai gã trộm. Lừa khi hai gã mải cột các khúc gỗ, em lén chạy. Em chạy theo đường tắt về quán bà Hai, xin bà cho gọi điện thoại. Một giọng nói rắn rỏi vang lên ở đầu dây bên kia:

- A lô! Công an huyện đây!

Sau khi nghe em báo tin có bọn trộm gỗ, các chú công an dặn dò em cách phối hợp với các chú để bắt bọn trộm, thu lại gỗ.

Đêm ấy, lòng em như lửa đốt. Nghe thấy tiếng bành bạch của xe chở trộm gỗ, em lao ra. Chiếc xe tới gần... tới gần, mắc vào sợi dây chão chăng ngang đường, gỗ văng ra. Bọn trộm đang loay hoay lượm lại gỗ thì xe công an lao tới.

Ba gã trộm đứng khựng lại như rô bốt hết pin. Tiếng còng tay đã vang lên lách cách. Một chú công an vỗ vai em:

- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!

Theo NGUYỄN THỊ CẨM CHÂU

Bài 13A: Chàng gác rừng dũng cảm

Câu 3.

Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:

- Rô bốt: Người máy.

- Còng tay: Vòng sắt dùng để khóa tay kẻ phạm tội.

Câu 4.

Cùng luyện đọc:

Câu 5.

Thảo luận, trả lời câu hỏi:

a. Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?

b. Những chi tiết nào cho thấy:

- Bạn nhỏ rất thông minh

- Bạn nhỏ rất dũng cảm

c. Trao đổi với các bạn để làm rõ những ý sau:

- Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?

- Em học tập ở bạn nhỏ được điều gì?

Lời giải chi tiết:

a. Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện ra:

- Có những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất mặc dù hai ngày nay không có đoàn khách tham quan nào.

- Hơn chục cây to cộ bị chặt thành từng khúc dài.

- Bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối.

b. Những việc làm của bạn nhỏ cho thấy:

- Bạn là người thông minh:

+ Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng.

+ Lần theo chân dấu để tự giải đáp thắc mắc.

+ Khi phát hiện ra bọn trộm gỗ, lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an.

- Bạn là người dũng cảm:

+ Chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu.

+ Phối hợp với các chú công an bắt bọn trộm gỗ.

c. Bạn nhỏ tự nguyện tham gia vào việc bắt trộm gỗ vì:

+ Bạn yêu rừng, sợ rừng bị tàn phá.

+ Bạn hiểu rừng là tài sản chung, ai cũng có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ.

+ Bạn có ý thức của một công dân nhỏ tuổi, tôn trọng và bảo vệ tài sản chung.

- Em học tập được ở bạn nhỏ:

+ Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung.

+ Bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ.

+ Phán đoán nhanh, phản ứng nhanh.

+ Dũng cảm, táo bạo.

+ Lòng yêu rừng, ý thức bảo vệ rừng.

Hoạt động thực hành - Bài 13A Tiếng Việt VNEN lớp 5

Câu 1.

Đọc đoạn văn và lời giải nghĩa từ ngữ (SGK/44):

Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học với ít nhất 55 loài động vật có vú, hơn 300 loài chim, 40 loài bò sát, rất nhiều loài lưỡng cư và cá nước ngọt…. Thảm thực vật ở đây rất phong phú. Hàng trăm loài cây khác nhau làm thành các loại rừng: rừng thường xanh, rừng bán thường xanh, rừng tre, rừng hỗn hợp.

- Rừng nguyên sinh: rừng hình thành một cách tự nhiên, chưa có tác động của con người.

- Loài lưỡng cư: động vật có xương sống, sinh đẻ dưới nước nhưng sống trên cạn như ếch, nhái,…

- Rừng thường xanh: Rừng cây quanh năm xanh tốt.

- Rừng bán thường xanh: Rừng cây có mùa rụng lá

Câu 2.

Trả lời câu hỏi:

a. “Khu bảo tồn đa dạng sinh học” là gì?

b. Vì sao nói “rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học”?

Lời giải chi tiết:

a. Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ nhiều loài động vật và thực vật.

b. Nói “rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học” vì ở đó có rất nhiều loại động vật, thực vật phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loại đang nằm trong danh sách tuyệt chủng (tê giác một sừng).

Câu 3.

Xếp các từ ngữ chỉ hành động nêu trong ngoặc đơn vào cột thích hợp trong phiếu học tập:

Hành động bảo vệ môi trường

Hành động phá hoại môi trường

M. Trồng rừng

M. phá rừng

(phá rừng; trồng cây; đánh cá bằng mìn; trồng rừng; xả rác bừa bãi; đốt nương; săn bắn thú rừng; phủ xanh đồi trọc; buôn bán động vật hoang dã).

Lời giải chi tiết:

a. Hành động bảo vệ môi trường

b. Hành động phá hoại môi trường

  • Trồng cây
  • Trồng rừng
  • Phủ xanh đồi trọc
  • Phá rừng, đánh cá bằng mìn
  • Xả rác bừa bãi, đốt nương
  • Đánh cá bằng điện, Buôn bán động vật hoang dã
  • Săn bắn thú rừng

Câu 4.

Chọn một trong các cụm từ ở bài hai làm đề tài. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó.

Lời giải chi tiết:

Học sinh tham khảo đoạn văn sau:

Nhân dịp Khai giảng năm học mới ,trường em phát động phong trào “Vườn trường của em”. Mỗi bạn nhỏ chúng em đều được mang đến trồng ở vườn trường một cây rau, một cây hoa mà mình yêu thích .Mỗi lớp có một khu vườn riêng. Thật thú vị biết bao khi hằng ngày chúng em được tự tay trồng lên ,tự tay chăm sóc cho từng cây của mình . Có mấy bạn nghịch ngợm là thế mà nay cũng tích cực đến vườn trường bắt sâu,nhổ cỏ,tưới nước cho cây… Em rất vui vì khu vườn lớp em được bình chọn khu vườn đẹp nhất trong năm.

Câu 5.

Nhớ - viết: Hành trình của bầy ong (2 khổ thơ cuối)

Hành trình của bầy ong

Bầy ong giong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.
Chất trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.

Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.

Câu 6.

Cùng chơi: Thi tìm từ ngữ chứa tiếng trong bảng (chọn a hoặc b)

a. Tìm các từ ngữ chứa những tiếng sau:

sâm

sương

sưa

siêu

xâm

xương

xưa

xiêu

b. Tìm các từ ngữ có tiếng chứa những vần sau:

uôt

ươt

iêt

uôc

ươc

iêc

Lời giải chi tiết:

 

a. Tìm các từ ngữ chứa những tiếng sau:

Sâm: sâm nhung, nhân sâm, củ sâm, hải sâm....

sương: giọt sương, sương sa, sương giá, sương mù...

sưa: say sưa, cây sưa, gỗ sưa,...

siêu: siêu sao, siêu nhân, siêu nhiên, siêu giàu...

xâm: xâm nhập, xâm lăng, xâm lược, ngoại xâm, ....

xương: xương rồng, xương tay, xương bò....

xưa: ngày xưa, thuở xưa, xa xưa, cổ xưa...

xiêu: xiêu lơ, liêu xiêu, xiêu vẹo, nhà xiêu....

b. Tìm các từ ngữ có tiếng chứa những vần sau:

uôt: Lạnh buốt, buột miệng, chuột bạch, tuốt lúa, nuốt chửng....

ươt: Lướt thướt, mưa ướt, mượt mà, rượt đuổi,....

iêt: tê liệt, chiết cây, triết lí, nhiệt độ, thời tiết, viết bài....

uôc: uống thuốc, mua chuộc, buộc dây, luộc rau, cuốc đất,.....

ươc: ao ước, bắt chước, nước sông, được mùa, trước sau, ngước nhìn...

iêc: liếc nhìn, xanh biếc, điếc tai, chiếc áo, cá diếc....

Câu 7.

Điền vào chỗ trống (chọn a hoặc b):

a. s hay x?

Mặt trời lặn ....uống bờ ao
Ngọn khói .....anh lên, lúng liếng
Vườn ....au gió chẳng đuổi nhau
Lá vẫn bay vàng ....ân giếng

b. c hay t?

Thách anh trâu đấy
Đánh đượ.... sáo đen
Sáo sà xuống đấ.....
Anh quay sừng hú....
Sáo lại lên lưng

Lời giải chi tiết:

a. s hay x?

Mặt trời lặn xuống bờ ao
Ngọn khói sanh lên, lúng liếng
Vườn sau gió chẳng đuổi nhau
Lá vẫn bay vàng sân giếng

b. c hay t?

Thách anh trâu đấy
Đánh được sáo đen
Sáo sà xuống đất
Anh quay sừng húc
Sáo lại lên lưng

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 13A: Chàng gác rừng dũng cảm Tiếng Việt lớp 5 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status