Logo

Giải Tiếng Việt VNEN lớp 5 Tập 1 Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo Tập 1 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.

Hoạt động cơ bản - Bài 15A Tiếng Việt lớp 5 VNEN

1. Quan sát bức tranh sau đây và trả lời câu hỏi (trang 158 sgk)

a. Mỗi bức tranh vẽ gì?

b. Em thường được cô giáo giúp đỡ như thế nào?

c. Em có cảm xúc như thế nào khi được cô giáo giúp đỡ?

Lời giải chi tiết:

a. Mỗi bức tranh vẽ:

- Tranh 1: Cô giáo đáng hướng dẫn bạn nhỏ học bài

- Tranh 2: Cô giáo đang vui chơi cùng các bạn

- Tranh 3: Cô giáo tết tóc cho một bạn học sinh

- Tranh 4: Cô giáo dạy các bạn học sinh tập thể dục

b. Em thường được cô giáo giúp đỡ trong việc: Hướng dẫn làm bài tập, rèn luyện cách viết chữ đẹp, quan tâm chăm sóc khi em ốm....

c. Mỗi khi được cô giáo giúp đỡ em cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Cô giống như người mẹ thứ hai của em, chăm sóc và dạy dỗ em ân cần.

2- 3- 4: Đọc, giải nghĩa và luyện đọc bài: "Buôn Chư Lênh đón cô giáo".

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

(1). Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?

(2). Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?

(3). Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất chờ đợi và yêu quý cái chữ?

Chọn ý đúng để trả lời:

a. Đề nghị cô giáo cho xem cái chữ.

b. Im phăng phắc khi xem cô giáo viết.

c. Reo hò khi cô giáo viết xong.

d. Cả ba chi tiết trên.

(4) Tình cảm của người dân Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên nguyện vọng gì của đồng bào Tây Nguyên?

Lời giải chi tiết:

1. Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để mở làng, dạy chữ cho người dân và trẻ em ở buôn làng.

2. Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý. Thông qua các chi tiết:

- Mọi người kéo đến đông chật ních căn nhà sàn, mặc quần áo như đi hội.

- Họ trải những tấm lông thú từ đầu cầu thang đến cửa bếp giữa nhà sàn cho cô giáo đi.

- Già làng đứng ở giữa sàn nhà đón cô giáo, trao cho cô giáo một con giao để chém một nhát vào cây cột, thực hiện một lời thề để trở thành là người của buôn theo nghi lễ của buôn làng.

3. Những chi tiết cho thấy dân làng rất chờ đợi và yêu quý cái chữ là:

Đáp án đúng là: d. Cả ba chi tiết trên.

4. Tình cảm của người dân Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên mong ước của người dân Tây Nguyên được học chữ để thoát khỏi cái dốt, cái nghèo. Con chữ sẽ giúp người dân có tri thức, trí tuệ để thay đổi cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc hơn.

Hoạt động thực hành - Bài 15A Tiếng Việt 5 VNEN

1. Nghe thầy cô đọc và viết vào vở đoạn văn trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo (từ Y Hoa lấy trong gùi ra .... đến hết)

2. Tìm và viết vào bảng nhóm những tiếng có nghĩa (chọn a hoặc b).

a) Tiếng khác nhau chỉ ở âm đầu ch hay tr:

M. trao (trao đổi), ...

chao (chao liệng), ...

b) Tiếng khác nhau chỉ ở thanh hỏi hay thanh ngã:

M. bảo (bảo ban), ...

bão (cơn bão), ...

Lời giải chi tiết:

a. Tiếng khác nhau chỉ ở âm đầu ch hay tr:

- Ch: chao (chao đảo), che (Che chắn), cháo (ăn cháo), chúc (chúc mừng), chọc (chọc ghẹo), chuyền (chuyền bóng)....

- Tr: trao (trao đổi), tre (Cây tre), tráo (tráo đổi), trúc (Cây trúc), trọc (đầu trọc), truyền (truyền thống).....

b. Tiếng khác nhau chỉ ở thanh hỏi hay thanh ngã:

- Dấu hỏi: vẻ (dáng vẻ), dở (dở hơi), sẩm (sến sẩm), ngủ (giấc ngủ), rảnh (rảnh rỗi), gổ (gây gổ).......

- Dấu ngã: vẽ (tranh vẽ), dỡ (dỡ ngói), sẫm (đỏ sẫm), ngũ (ngũ giác), rãnh (rãnh tường), gỗ (khúc gỗ)....

3. Tìm tiếng thích hợp điền vào chỗ trống (chọn a hoặc b)

a. Những tiếng có âm đầu tr hoặc ch.

Nhà phê bình và truyện của vua

Một ông vua tự .... là mình có văn tài nên rất hay viết truyện. .... của vua rất nhạt nhẽo nhưng vì sợ vua nên .... ai dám .... bai. Chỉ có một nhà phê bình dám nói sự thật. Vua tức giận tống ông vào ngục. Thời gian sau, vua trả lại tự do cho nhà phê bình, mời ông đến dự tiệc, thưởng thức sáng tác mới. Khi vua yêu cầu nhà phê bình nêu nhận xét, ông bước nhanh về phía mấy người lính canh và nói:

- Xin hãy đưa tôi .... lại nhà giam.

b. Những tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã.

Chuyện của loài chim

Chỉ trong vài hôm mà chim chóc bên một cái hồ lớn ..... về đông ..... Ca hát xong, các loài chim đua nhau trò chuyện. Chợt Bồ Chao liên thoắng một hồi:

- Tôi xin báo cáo một tin mới toanh. Một tin ..... cấp! Tôi vừa biết người ta dựng hai cái cột để chống trời. Nếu....chống trời thì trời có .... sụp. Tôi lo quá.

Lời giải chi tiết:

a. Những tiếng có âm đầu tr hoặc ch.

Nhà phê bình và truyện của vua

Một ông vua tự cho là mình có văn tài nên rất hay viết truyện. Truyện của vua rất nhạt nhẽo nhưng vì sợ vua nên chẳng ai dám chê bai. Chỉ có một nhà phê bình dám nói sự thật. Vua tức giận tống ông vào ngục. Thời gian sau, vua trả lại tự do cho nhà phê bình, mời ông đến dự tiệc, thưởng thức sáng tác mới. Khi vua yêu cầu nhà phê bình nêu nhận xét, ông bước nhanh về phía mấy người lính canh và nói:

- Xin hãy đưa tôi trở lại nhà giam.

Những tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã.

Chuyện của loài chim

Chỉ trong vài hôm mà chim chóc bên một cái hồ lớn đã về đông đủ. Ca hát xong, các loài chim đua nhau trò chuyện. Chợt Bồ Chao liên thoắng một hồi:

- Tôi xin báo cáo một tin mới toanh. Một tin khẩn cấp! Tôi vừa biết người ta dựng hai cái cột để chống trời. Nếu phải chống trời thì trời có thể sụp. Tôi lo quá.

4. Trả lời câu hỏi: "Hạnh phúc" là gì?

Chọn ý đúng để trả lời:

a. Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon, ngủ yên.

b. Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.

c. Hồ hởi, háo hức sẵn sàng làm mọi việc.

Lời giải chi tiết:

"Hạnh phúc" là:

Đáp án: b. Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.

5. Tìm và viết vào bảng nhóm những từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc

Đồng nghĩa hạnh phúc

Trái nghĩa hạnh phúc

 

 

Lời giải chi tiết:

Đồng nghĩa hạnh phúc

Trái nghĩa hạnh phúc

sung sướng, vui mừng, phấn khởi, vui vẻ, vui lòng, hài lòng, hân hoan, thỏa mãn, toại nguyện...

cực khổ, buồn đau, cơ cực, bất hạnh, khổ hạnh....

6. Tìm và viết vào bảng nhóm từ ngữ chứa tiếng phúc.

Gợi ý: Em tìm các từ ghép có tiếng “phúc” đứng trước hoặc đứng sau.

Đáp án và hướng dẫn giải

Từ ngữ chứa tiếng phúc là: Hạnh phúc, phúc đức, phúc hậu, phúc lộc, phúc phận, phúc trạch, vô phúc,.

7. Mỗi người có thể có một cách hiểu khác nhau và hạnh phúc. Theo em yếu tố nào dưới đây là quan trọng nhất để có một gia đình hạnh phúc?

a. Giàu có

b. Con cái học giỏi

c. Mọi người sống hoà thuận

d. Bố mẹ có chức vụ cao

Lời giải chi tiết:

Theo em, yếu tố quan trọng nhất để có một gia đình hạnh phúc là:

c. Mọi người sống hòa thuận

Vì theo em, gia đình là nơi cần có tình yêu thương, đùm bọc, che chở lẫn nhau. Do đó, khi mọi người chung sống hòa thuận thì sẽ mang lại cuộc sống hạnh phúc ít nhất là về mặt tinh thần. Và khi tinh thần được hạnh phúc, thoải mái thì sẽ khiến cho mỗi người càng có thêm động lực, tinh thần để sống tốt hơn, kiếm được nhiều của cải hơn.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo Tiếng Việt lớp 5 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status