Logo

Giải Tiếng Việt VNEN lớp 5 Tập 1 Bài 16C: Từ ngữ miêu tả

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 16C: Từ ngữ miêu tả Tập 1 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả.
2.8
2 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 16C: Từ ngữ miêu tả được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.

Hoạt động thực hành - Bài 16C Tiếng Việt lớp 5 VNEN

Câu 1.

Gọi tên màu sắc của các sự vật trong tranh dưới đây (trang 177 sgk)

Bài 16C Tiếng việt lớp 5 VNEN

Lời giải chi tiết:

- Hình 1: Lá cờ đỏ

- Hình 2: Bông hoa hồng

- Hình 3: Con ngựa trắng

- Hình 4: Viên phấn trắng

- Hình 5: Dòng sông xanh

- Hình 6: Hàng cây xanh

Câu 2.

Xếp các tiếng đỏ, trắng, xanh, hồng, điều, bạch, biếc, đào, lục, son vào nhóm thích hợp trong phiếu học tập hoặc bảng nhóm theo mẫu:

Nhóm 1 (chỉ màu đỏ)

Nhóm 2 (chỉ màu trắng)

Nhóm 3 (Chỉ màu xanh)

M. son....

 

 

Lời giải chi tiết:

Xếp các tiếng đỏ, trắng, xanh, hồng, điều, bạch, biếc, đào, lục, son vào nhóm thích hợp:

Nhóm 1 (chỉ màu đỏ)

Nhóm 2 (chỉ màu trắng)

Nhóm 3 (Chỉ màu xanh)

Son, đỏ, hồng, đào, điều

trắng, bạch

xanh, biếc, lục

Câu 3.

Viết vào vở các tiếng đã xếp theo nhóm:

a) Nhóm 1 (chỉ màu đỏ): …….

b) Nhóm 2 (chỉ màu trắng): ……

c) Nhóm 3 (chỉ màu xanh): ….

Lời giải chi tiết:

a) Nhóm 1 (chỉ màu đỏ): đỏ, hồng, điều, đào

b) Nhóm 2 (chỉ màu trắng): trắng, bạch

c) Nhóm 3 (chỉ màu xanh): xanh, biếc, lục

Câu 4.

Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi chỗ trống trong các câu sau (SGK/114) (đen, mun, huyền, ô, mực).

- Bảng màu đen gọi là bảng....

- Mắt màu đen gọi là mắt .....

- Ngựa màu đen gọi là ngựa .....

- Mèo màu đen gọi là mèo ......

- Chó màu đen gọi là chó .....

Lời giải chi tiết:

Điền từ như sau:

- Bảng màu đen gọi là bảng đen

- Mắt màu đen gọi là mắt huyền

- Ngựa màu đen gọi là ngựa ô

- Mèo màu đen gọi là mèo mun

- Chó màu đen gọi là chó mực

Câu 5.

Đọc bài văn “Chữ nghĩa trong văn miêu tả” và trả lời câu hỏi:

Chữ nghĩa trong văn miêu tả

Trong miêu tả, người ta thường hay so sánh. So sánh thì vô cùng: Cậu ta mới chừng ấy tuổi mà trông như một cụ già. Đấy là so sánh người với người. Có khi so sánh người với các con vật: Trông anh ta như một con gấu. Có khi so sánh người với cây, với hoa: Cô gái vẻ mảnh mai, yểu điệu như một cây liễu. Có trường hợp người viết lấy nhỏ để so sánh với to: Con rệp to như một chiếc xe tăng. Có khi làm ngược lại: Con lợn béo như một quả sim chín; Trái đất đi như một giọt nước mắt giữa không trung.

So sánh thường đi kèm nhân hoá. Người ta có thể so sánh, nhân hoá để tả bên ngoài: Con gà trống bước đi như một ông tuớng ; Nắm lá đầu cành xoè ra như một bàn tay. So sánh và nhân hoá để tả tâm trạng: Dòng sông chảy lặng lờ như đang mải nhớ về một con đò năm xưa.

Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc.Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng. Nhìn một bầu trời đầy sao, Huy-gô thấy nó giống như một cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã bỏ quên lại một cái liềm con là vành trăng non. Mai-a-cốp-xki thì lại thấy những ngôi sao kia như những giọt nước mắt của người da đen. Còn đối với Ga-ga-rin thì những vì sao là những hạt giống mới mà loài người vừa gieo vào vũ trụ. Ba hình ảnh cánh đồng lúa chín, những giọt nước mắt, những hạt giống mới rất khác nhau, nhưng đều đúng và đều hay.Và rất riêng, rất mới. Miêu tả cây cối, có nhà văn thấy chúng giống như những con người đang đứng tư lự (vì trời lặng gió), có nhà văn lại thấy chúng tựa những con ngựa đang phi nhanh, bờm tung ngược (vì đang có gió thổi rất mạnh), có nhà văn lại bảo chúng là những cái lồng chim của thiên nhiên, trong mỗi cái lồng có những con chim đang nhảy, đang chuyền… Không có cái mới, cái riêng thì không có văn học. Tôi xin được nói thêm: phải có cái mới, cái riêng bắt đầu từ sự quan sát. Rồi sau đó mới đến cái mới, cái riêng trong tình cảm, trong tư tưởng.

Theo Phạm Hổ

a) Trong miêu tả, người ta hay dùng biện pháp gì?

b) So sánh thường kèm theo biện pháp gì?

c) Trong quan sát để miêu tả, điều quan trọng là phải tìm ra cách gì?

Lời giải chi tiết:

a) Trong miêu tả, người ta hay dùng biện pháp so sánh.

b) So sánh thường kèm theo biện pháp nhân hoá.

c) Trong quan sát để miêu tả, điều quan trọng là phải tìm ra cái mới, cái riêng.

Câu 6.

Từ gợi ý miêu tả của đoạn văn trên, em hãy viết một câu miêu tả một trong ba đối tượng dưới đây:

a) Miêu tả một dòng sông, dòng suối hoặc dòng kênh đang chảy.

b) Miêu tả đôi mắt của một em bé.

c) Miêu tả dáng đi của một người

Lời giải chi tiết:

a) Miêu tả một dòng sông, dòng suối hoặc dòng kênh đang chảy:

→ Dòng sông quê em chảy hiền hòa như một dải lụa đào mềm mại.

b) Miêu tả đôi mắt của một em bé:

→ Bé Cún có đôi mắt đen láy và lấp lánh như những giọt sương sớm mai.

c) Miêu tả dáng đi của một người:

→ Chú bộ đội bước từng bước dứt điểm, mạnh mẽ và đầy oai nghiêm trong buổi lễ diễu binh.

Hoạt động ứng dụng - Bài 16C Tiếng Việt lớp 5 VNEN

Đọc cho người thân nghe các câu văn miêu tả hay ở lớp.

Lời giải chi tiết:

1. Tả đồ vật ngắn gọn hay nhất:

Để chuẩn bị vào năm học mới, ba mua cho em một bộ sách giáo khoa lớp Năm, trong đó có cuốn sách Tiếng Việt 5, tập hai.

Quyển sách Tiếng Việt mới xinh xắn làm sao, hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt bìa láng bóng. Sách mới nên có mùi thơm của giấy và mực in.

Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Ngoài bìa phía trên in chữ TIẾNG VIỆT 5 tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các bạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang nói chuyện vui vẻ. Trước mặt các bạn, những cô chú xã viên đang miệt mài trồng lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tươi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng.

Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dân và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ phiếu thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ "Tuần 19" và bài tập đọc Người công dân số Một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong việc đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Các phân môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biếc, gây được sự chú ý nhất định cho người đọc. Trước mỗi chủ điểm sách đều dành hẳn một trang và hình minh họa cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh họa rõ ràng, màu sắc hấp dẫn.

Quyển sách TIẾNG VIỆT 5, tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em vững kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.

2. Tả người thầy mà em yêu quý:

Lớp 5 là kỉ niệm lần đầu tiên em được học một lớp mà ở đó, người đầu tàu dẫn dắt chúng em là một người thầy rất trẻ. Nhưng những kỉ niệm về thầy lại đậm sâu nhất trong suốt những tháng năm tiểu học của em.

Thầy em còn rất trẻ, có lẽ chỉ mới ra trường được vài năm. Thầy hơn 30 tuổi, dáng người rất cao, và cân đối. Mỗi lần nhìn thầy trong chiếc áo sơ mi và quần âu, em luôn liên tưởng thầy chính là những diễn viên trên màn ảnh nhỏ. Thầy có nước da ngăm đen màu đồng khỏe khoắn chứ không phải làn da trắng hồng mịn màng như các cô, các chị. Mái tóc thầy được cắt ngắn, chải chuốt gọn gàng rất hợp khuôn mặt thầy. Thầy có gương mặt vuông chữ điền, vừa toát lên vẻ nghiêm khắc nhưng mỗi khi cười lại vô cùng hòa đồng, thân thiện. Đặc biệt là vầng trán cao và sống mũi dọc dừa thẳng tắp khiến khuôn mặt thầy thêm phần thông minh và điển trai. Đôi mắt thầy hẹp, dài rất hợp với một người đàn ông chín chắn, sắc sảo. Hàng lông mi dày, phủ xuống đôi mắt càng làm đôi mắt thầy thêm phần bí ẩn. Đôi lông mày dày, nhếch sang hai bên rất đàn ông. Chúng em chưa từng nhìn thấy thầy ăn mặc ở nhà, nhưng mỗi khi đến trường thầy đều mặc áo sơ mi, quần âu rất đứng đắn.

Thầy là một trong số ít thầy giáo dạy văn của trường, nhưng cũng là một trong số ít giáo viên xuất sắc nhất. Thầy giảng văn rất hay. Giọng đọc của thầy ấm áp thấm vào lòng chúng em đầy cảm xúc. Nhờ có thầy mà điểm văn của em không ngừng được tiến bộ, càng ngày càng yêu môn văn vốn dĩ đối với em là rất khó nhớ. Ở trong lớp, khi quản lí chuyện của lớp thầy là một người rất nghiêm túc, không bao giờ lơ là. Chính vì vậy mà lớp chúng em luôn xếp nhất trường về cả học tập và nề nếp. Nhưng sau giờ học thầy lại vô cùng hài hước và vui tính, thường cho chúng em kẹo hay chiếc bút, quyển sách mới tinh.

Em rất yêu thầy chủ nhiệm của mình. Những năm học tiểu học sắp kết thúc, chúng em phải yamj chia tay với thầy, nhưng chắc chắn vào một ngày không xa, chúng em sẽ lại rủ nhau về thăm thầy, về thăm lại ngôi trường dấu yêu này, cùng nhau ôn lại những mẩu chuyện cũ.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 16C: Từ ngữ miêu tả Tiếng Việt lớp 5 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.8
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status