Logo

Giải Tiếng Việt VNEN lớp 5 Tập 1 Bài 21A: Trí dũng song toàn

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 21A: Trí dũng song toàn Tập 1 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả.
5.0
0 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 21A: Trí dũng song toàn được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.

Hoạt động cơ bản - Bài 21A Tiếng Việt lớp 5 VNEN

Câu 1. Kể tên những người vừa mưu trí vừa dũng cảm mà em biết (các anh hùng dân tộc thời xưa và nay, những nhân vật em đọc trong sách...).

Lời giải chi tiết:

Những người vừa có mưu trí vừa dũng cảm mà em biết là: Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Võ Nguyên Giáp, Phan Đình Giót, Lý Thường Kiệt, Lê Lai, Trần Quốc Tuần, Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Lê Văn Tám.

Câu 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:

Trí dũng song toàn

Mùa đông năm 1637, thám hoa Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông cử đi sứ Trung Quốc. Chờ rất lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ.

Thám hoa vừa khóc vừa than rằng:

- Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên!

Vua Minh phán:

-Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ!

Giang Văn Minh nghe vậy, bèn tâu:

- Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?

Biết đã mắc mưu sứ thần, vua Minh vẫn phải nói:

- Từ nay trở đi, nước ngươi không phải góp giỗ Liễu Thăng nữa.

- Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc.

Biết họ ngạo mạn nhắc chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Giang Văn Minh cứng cỏi đáp lại:

- Bạch Đằng thuở trước máu còn loang.

Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá, sai người ám hại ông.

Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu ông, khóc rằng:

- Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ.

Điếu văn của vua Lê còn có câu: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống’’

Theo ĐINH XUÂN LÂM – TRƯƠNG HỮU QUỲNH và TRUNG LƯU

Câu 3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:

- Trí dũng song toàn: Vừa mưu trí vừa dũng cảm

- Thám hoa: Người đỗ thứ ba (sau trạng nguyên, bảng nhãn) trong kì thi Đình được tổ chức sau kì thi tiến sĩ thời xưa.

- Giang Văn Minh (1573 – 1638) : đại thần triều Lê.

- Liễu Thăng: tướng nhà Minh, năm 1427 bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích giết chết ở ải Chi Lăng (nay thuộc tỉnh Lạng Sơn)

- Đồng trụ: tương truyền là cây cột đồng do Mã Viện, tướng nhà Hán, dựng ở biên giới sau khi đà áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng

Câu 4. Cùng luyện đọc

Câu 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi

(1) Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lễ "góp giỗ Liễu Thăng"?

(2) Cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh đã diễn ra như thế nào?

(3) Hành động sai người ám hại ông Giang Văn Minh của vua nhà Minh đã nói lên điều gì?

(4) Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?

Lời giải chi tiết:

(1) Khi được vua Lê Thần Tông cử đi sứ Trung Quốc, vua nhà Minh để sứ thần Giang Văn Minh chờ lâu và không chịu tiếp kiến thì Giang Văn Minh đã "vừa khóc lóc rất thảm thiết". Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán: Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Giang Văn Minh tâu luôn: Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ ? Vua Minh biết đã mắc mưu đành phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.

(2) Cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh diễn ra quyết liệt, không khoan nhượng, thể hiện sự cứng cỏi, bất khuất và lòng tự hào dân tộc của ông.

(3) Hành động sai người ám hại ông Giang Văn Minh đã nói lên sự hòn hạ, nhục nhã của vua nhà Minh trước tinh thần bất khuất, khí phách hào hùng của ông Giang Văn Minh qua nội dung câu đối.

(4) Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn vì Giang Văn Minh vừa mưu trí vừa bất khuất:

  • Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt.
  • Chỉ bằng một vế đối ngắn gọn và súc tích, ông Giang Văn Minh đã đập lại thái độ ngạo mạn của nhà Minh để nhắc lại ba lần thảm bại của cả ba triều đại phong kiến phương Bắc trên sống Bạch Đằng của nước Việt anh hùng. Để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.

Hoạt động thực hành - Bài 21A Tiếng Việt VNEN lớp 5

Câu 1. Cùng chơi: "Thi ghép nhanh các thẻ từ.

Lời giải chi tiết:

Mỗi nhóm có một bộ thẻ từ. Ghép thẻ từ "công dân" với các thẻ từ: "gương mẫu", "ý thức", "nghĩa vụ", "quyền", "danh dự", "bổn phận", "trách nhiệm" để điền thành cụm từ có nghĩa.

Ví dụ mẫu:

- Công dân gương mẫu

- Ý thức công dân

- Nghĩa vụ công dân

- Trách nhiệm công dân

- Bổn phận công dân

- Quyền công dân...

Câu 2. Chọn nghĩa ở cột A thích hợp với mỗi cụm từ ở cột B

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN: Bài 21A

Lời giải chi tiết:

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN: Bài 21A

Câu 3. Viết đoạn văn theo đề bài sau:

Viết 3-4 câu nêu cảm nghĩ của em về câu nói của Bác Hồ khi đến thăm đền Hùng: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

Lời giải chi tiết:

Học sinh xem đoạn văn mẫu sau:

Đất nước ta đã trải qua hàng nghìn năm chống giặc ngoại xâm. Rất nhiều anh hùng đã ngã xuống để bảo vệ lãnh thổ của đất nước, mang lại nền độc lập, tự chủ cho dân tộc. Vì vậy, thế hệ chúng ta được hưởng hòa bình hôm nay cảm thấy vô cùng biết ơn các thế hệ cha ông. Chúng ta cần phải nhận thức được nghĩa vụ của mình là phải giữ lấy nước và xây dựng đất nước.

Câu 4. Nghe thầy cô đọc và viết vào vở: Trí dũng song toàn (từ Thấy sứ thần Việt Nam....đến hết).

Câu 5. Thi tìm và viết các từ:

a. Chứa tiếng bằng đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:

  • Giữ lại để dùng về sau
  • Biết rõ, thành thạo
  • Đồ đựng đan bằng tre, nứa, đáy phẳng, thành cao (thường dùng để đựng cua, cá)

b. chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:

  • Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm
  • Lớp mỏng bên ngoài của cây, quả
  • Đồng nghĩa với giữ gìn

a. Chứa tiếng bằng đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:

  • Giữ lại để dùng về sau → dành dụm, để dành
  • Biết rõ, thành thạo → rành rọt, rành mạch, rành rẽ
  • Đồ đựng đan bằng tre, nứa, đáy phẳng, thành cao (thường dùng để đựng cua, cá) → giỏ

b. chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:

  • Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm → dũng cảm, quả cảm
  • Lớp mỏng bên ngoài của cây, quả → vỏ
  • Đồng nghĩa với giữ gìn → bảo vệ

Câu 6. Chọn bài a hoặc b:

a. Chọn để điền r, d hay gi vào mỗi chỗ trống trong bài thơ “Dáng hình ngọn gió”. Viết lại các từ có chứa tiếng vừa điền vào vở

Bầu trời rộng thênh thang
Là căn nhà của gió
Chân trời như cửa ngỏ
Cho xanh tươi đồng ruộng

Nghe cây lá (1) ...ầm (2) ....ì
Ấy là khi gió hát
Mặt biển sóng lao xao
Là gió đang ....ạo nhạc

Những ngày hè oi bức
Cứ tưởng gió đi đâu
Gió nép vào vành nón
Quạt....ịu trưa ve sầu

Gió còn lượn trên cao
Vượt sông dài biển rộng
Cõng nước làm mưa (5) ...ào
Cho xanh tươi đồng ruộng
Gió khô ô muối trắng
Gió đẩy cánh buồm đi
Gió chẳng bao ....ờ mệt
Nhưng đố ai biết được
Hình ....áng gió thế nào?

b. Chọn để đặt dấu hỏi hay dấu ngã trên các chữ in đậm trong mẫu chuyện vui “Sợ mèo không biết”. Viết lại các từ chứa tiếng vừa điền dấu thanh vào vở

Sợ mèo không biết

Một người bênh hoang (1) tương, suốt ngày ngỡ mình là chuột. Cuối cùng được ra viện nhưng anh ta cứ đứng tần ngần (2) mai ở cổng viện mà không đi. Một bác sĩ thấy lạ bèn hỏi. Bệnh nhân sợ (3) hai (4) giai thích:

- Bên (5) công có một con mèo

Bác sĩ bảo:

- Nhưng anh viết mình không (6) phai là chuột cơ mà

Anh chàng trả lời:

- Tôi biết như vậy có ăn thua gì. (7) Nhơ con mèo nó không biết điều ấy thì sao

Lời giải chi tiết:

a. (1) rầm (2) rì, (3) dạo nhạc, (4) dịu, (5) rào, (6) giờ, (7) dáng

b. (1) tưởng, (2) mãi, (3) hãi, (4) giải, (5) cổng, (6) phải, (7) nhỡ

Hoạt động ứng dụng - Bài 21A Tiếng Việt VNEN lớp 5

Kể lại cho người thân nghe câu chuyện "Trí dũng song toàn". Trao đổi với người thân về ý nghĩa của câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

Kể chuyện: "Trí dũng song toàn" (trang 28, 29 sgk)

Ý nghĩa câu chuyện: Truyện ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn. Để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 21A: Trí dũng song toàn Tiếng Việt lớp 5 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status