Logo

Giải Tiếng Việt VNEN lớp 5 Tập 1 Bài 24A: Giữ gìn trật tự, an ninh

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 24A: Giữ gìn trật tự, an ninh Tập 1 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 24A: Giữ gìn trật tự, an ninh được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.

Hoạt động cơ bản - Bài 24A Tiếng Việt VNEN lớp 5

Câu 1. Kể tên một số luật mà em biết?

Lời giải chi tiết:

Một số luật mà em biết là:

- Luật tham gia giao thông

- Luật tài nguyên môi trường

- Luật an toàn, vệ sinh lao động

- Luật nghĩa vụ quân sự

- Luật giáo dục

- Luật nhà ở, đất đai....

Câu 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:

LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ

Về cách xử phạt:

Chuyện nhỏ thì xử nhẹ, chuyện lớn thì xử nặng; chuyện giữa những người bà con, anh em cũng xử như vậy.

Nếu là chuyện nhỏ thì phạt tiền một song, chuyện lớn thì phạt tiền một co. Nếu là chuyện quá sức con người, gánh không nổi, vác không kham thì người phạm tội phải chịu chết.

Về tang chứng và nhân chứng:

Phải nhìn tận mặt, phải bắt tận tay kẻ phạm tội; phải lấy được, giữ được gùi, khăn, áo, dao,... của kẻ phạm tội. Phải khoanh một vòng tròn dưới đất, khắc một dấu trên cột nhà; nếu ở trong rừng phải bẻ nhánh cây, khắc dấu vào cây rừng để làm dấu nơi xảy ra sự việc.

Phải có bốn năm người hoặc vài ba người có mặt khi việc xảy ra. Mọi người tai đều đã nghe, mắt đều đã thấy. Có như vậy, các tang chứng mới chắc chắn.

Về các tội:

- Tội không hỏi cha mẹ:

Có cây đa phải hỏi cây đa, có cây sung phải hỏi cây sung, có mẹ cha phải hỏi mẹ cha. Đi rừng lấy củi mà không hỏi cha, đi suối lấy nước mà chẳng nói với mẹ; bán cái này, mua cái nọ mà không hỏi ông già bà cả là sai; phải đưa ra xét xử.

- Tội ăn cắp:

Kẻ thò tay ra để đánh cắp của người khác là kẻ có tội. Kẻ đó phải trả lại đủ giá; ngoài ra phải bồi thường gấp đôi số của cải đã lấy cắp.

- Tội giúp kẻ có tội:

Kẻ đi cùng đi, bước cùng bước, nói cùng nói với kẻ có tội cũng là có tội.

- Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình:

Kẻ mà địch không đi được thì cõng, địch không ăn được thì mớm, địch không biết thì nói cho biết, làm hàng trăm dân làng bị địch bắt, hàng nghìn dân làng bị địch giết là kẻ có tội lớn. Phải xử kẻ đó bằng dao sắc, gươm lớn và bỏ xác hắn cho diều tha quạ mổ.

Theo NGÔ ĐỨC THỊNH - CHU THÁI SƠN

Câu 3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:

- Luật tục: những quy định, phép tắc phải tuân theo trong buôn làng, bộ tộc,…

- Ê-đê: tên một dân tộc thiểu số sống ở vùng Tây Nguyên

- Song, co: các đơn vị tiền cổ của người Ê-đê; hai song bằng một co

- Tang chứng: sự vật, sự việc chứng tỏ hành động phạm tội

- Nhân chứng: người làm chứng

- Trả lại đủ giá: trả lại đủ số lượng và giá trị

Câu 4. Cùng luyện đọc

Câu 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi

(1) Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?

(2) Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội.

(3) Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng?

- Từng loại tội được phân định rõ ràng như thế nào? Quy định các hình phạt rất công bằng đối với từng loại tội ra sao? (Đọc đoạn 1)

- Tang chứng và nhân chứng phải chắc chắn như thế nào? (Đọc đoạn 2)

Lời giải chi tiết:

(1) Người xưa đặt ra luật tục để cộng đồng cùng thực hiện và tuân thủ nghiêm túc, nhằm giữ gìn và bảo vệ cuộc sống yên bình cho mọi người.

(2) Những việc mà người Ê-đê xem là có tội:

- Tội không hỏi cha mẹ,

- Tội ăn cắp,

- Tội giúp kẻ có tội,

- Tội dẫn đường cho giặc đến đánh làng mình.

(3) Từng loại tội được phân định và quy định hình phạt cụ thể là:

- Chuyện nhỏ thì xử nhẹ, phạt tiền một song.

- Chuyện lớn thì xứ nặng, phạt tiền một co.

- Chuyện quá sức, gánh không nối, vác không kham thì xử tội chết.

- Chuyện trong bà con, anh em cũng xử như vậy.

- Tang chứng và vật chứng: Phải nhìn tận mắt, phải bắt tận tay kẻ phạm tội, phải có vài ba người có mặt khi xảy ra.... → Đầy đú, chắc chắn, có người chứng kiến

Hoạt động thực hành - Bài 24A Tiếng Việt 5 VNEN

Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ "an ninh"?

a. Yên ổn hắn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại.

b. Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.

c. Không có chiến tranh và thiên tai.

Lời giải chi tiết:

Dòng nêu đúng nghĩa của từ "an ninh" là: Đáp án: b. Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội

Thông tin thêm: An ninh là trạng thái bình yên của xã hội, của nhà nước, sự ổn định vững chắc của chế độ chính trị xã hội. An ninh quốc gia bao gồm an ninh đối nội, an ninh đối ngoại, an ninh về tất cả các lĩnh vực chính trị kinh tế, quốc phòng, văn hóa, xã hội,… trong đó chủ yếu có an ninh chủ quyền độc lập, an ninh lãnh thổ, … Các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia được quy định là các tội nguy hiểm nhất trong các tội hình sự và có khung hình phạt cao nhất.

Câu 3. Đọc thầm bản hướng dẫn sau:

a) Để bảo vệ an toàn cho mình, em cần nhớ số điện thoại của cha mẹ và địa chỉ, số điện thoại của ông bà, chú bác, người thân để báo tin.

b) Nếu bị kẻ khác đe doạ, hành hung hoặc thấy cháy nhà hay bị tai nạn, em cần phải:

- Khẩn cấp gọi số điện thoại 113 hoặc 114, 115 để báo tin.

- Kêu lớn để những người xung quanh biết.

- Nhanh chóng chạy đến nhà hàng xóm, bạn bè, nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an.

c) Khi đi chơi, đi học, em cần:

- Đi theo nhóm, tránh đi chỗ tối, tránh nơi vắng vẻ, để ý nhìn xung quanh.

- Không mang theo đồ vật trang sức hoặc vật đắt tiền.

d) Khi ở một mình, em phải khoá cửa, không cho người lạ biết em chỉ có một mình và không để người lạ vào nhà.

(Theo Gia Kính)

- 113: số điện thoại của lực lượng công an thường trực chiến đấu.

- 114: số điện thoại của lực lượng công an phòng cháy chữa cháy.

- 115: số điện thoại của đội thường trực cấp cứu y tế.

Câu 4. Dựa vào bảng hướng dẫn ở hoạt động 3, cùng làm bài tập trên phiếu học tập

Viết vào ô trống trong bảng các từ ngừ chỉ việc làm, cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ em không có ở bên.

1. Từ ngữ chỉ việc làm

M. Kêu lớn để người xung quanh biết

2. Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức

M. Đồn công an

3. Từ ngữ chỉ người có thể giúp em bảo vệ khi không có cha mẹ ở bên

M. Ông bà.....

Lời giải chi tiết:

1. Từ ngữ chỉ việc làm

Kêu lớn cho người xung quanh biết

Chạy nhanh đến nhà hàng xóm, bạn bè, cửa hàng...

Đi theo nhóm, tránh chỗ tối, chỗ vắng vẻ...

Không mang đồ trang sức hoặc vật đắt tiền

Khóa cửa không cho người lạ vào nhà

2. Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức

Đồn công an, Công an phòng cháy chữa cháy, bệnh viện

3. Từ ngữ chỉ người có thể giúp em bảo vệ khi không có cha mẹ ở bên

Ông bà, chú bác, người thân, người xung quanh.

Câu 5. Nghe thầy cô đọc và viết vào vở:

Núi non hùng vĩ

Vượt hai con sông hùng vĩ của miền Bắc, qua đất Tam Đường núi nhu nhú như chín mươi chín cái bánh bao tày đình, băng qua dãy Hoàng Liên Sơn hiểm trở, chọc thủng xong mấy dặm sương mù buốt óc thì lồ lộ bên phải là đỉnh Phan-xi-păng. Mây Ô Quy Hồ đang đội mũ cho Phan-xi-păng. Hết đèo Ô Quy Hồ là qua Sa Pa, thẳng ruổi về thành phố biên phòng Lào Cai.

(Theo Nguyễn Tuân)

Câu 6. Tìm các tên riêng trong đoạn thơ sau và viết vào vở:

Tại đây, các con

Tại đất Tây Nguyên ông bà mình này
Nơi mẹ đã đẻ ra ta và cắt rốn ta bằng cây nứa
Chỗ tuổi nhỏ ta nằm nước bò qua bụng đỏ
Và gió cao nguyên thổi nhột lỗ tai non.
Chính nơi đây các con
Xưa Đăm Săn, Y Sun, ông nội ta và lũ làng
Đã rèn dao và mài gươm dưới trăng trong suốt
Trong rừng già Mơ-nông, mặt trời không xuống đất
Vẫn thanh đoản kiếm xưa Đăm Săn đuổi giặc
No Trang Lơng, A-ma Dơ-hao, cha ta và lũ làng mài gấp
Hai mươi năm cạn nước sông Ba.

(Theo Prê-ki-ma-la-mác)

Lời giải chi tiết:

Những tên riêng trong đoạn thơ trên là: Tây Nguyên, Đăm Săn, Y Sun, Mơ-nông, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ-hao, Ba

Câu 7. Thi giải câu đố

Giải câu đố sau và viết tên 5 nhân vật lịch sử em tìm được ra bảng nhóm

1. Ai từng đóng cọc trên sông
Đánh tan thuyền giặc, nhuộm hồng sóng xanh?

2. Vua nào thần tốc quân hành
Mùa xuân đại phá quân Thanh tơi bời?

3. Vua nào tập trận đùa chơi
Cờ lau phất trận một thời ấu thơ?

4. Vua nào thảo Chiếu dời đô?

5. Vua nào chủ xướng Hội thơ Tao Đàn?

Lời giải chi tiết:

1. Ai từng đóng cọc trên sông
Đánh tan thuyền giặc, nhuộm hồng sóng xanh?

(→ Ngô Quyền)

2. Vua nào thần tốc quân hành
Mùa xuân đại phá quân Thanh tơi bời?

(→ Quang Trung)

3. Vua nào tập trận đùa chơi
Cờ lau phất trận một thời ấu thơ?

(→ Đinh Tiên Hoàng)

4. Vua nào thảo Chiếu dời đô?

(→ Lý Thái Tổ)

5. Vua nào chủ xướng Hội thơ Tao Đàn?

(→ Lê Thánh Tông)

Hoạt động ứng dụng - Bài 24A Tiếng Việt lớp 5 VNEN

Câu 1. Hỏi người thân về một số thông tin cần thiết (địa chỉ, số điện thoại)

Ví dụ mẫu:

Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, địa chỉ của em là:

- Số 40, ngõ 168, đường Kim Giang, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

- Số điện thoại bố: 0398 833 xxx

- Số điện thoại mẹ: 0976 543 xxx

Câu 2. Quan sát hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em, ghi lại các chi tiết quan sát được?

Đồ vật gần gũi của em là: Chiếc cặp sách

- Hình dáng chiếc cặp:

- Cặp có hình chữ nhật

- Cặp may bằng vải bạt chắc chắn

- Cặp màu hồng, trước mặt có hình búp bê xinh đẹp, phía sau có hai quai mang

- Cặp có ba ngăn rộng

- Hai bên cặp có hai túi lưới để đồ

- Công dụng chiếc cặp: Dùng dựng sách vở, bút thước, đồ dùng học tập của em....

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 24A: Giữ gìn trật tự, an ninh Tiếng Việt lớp 5 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status