Nội dung hướng dẫn giải Bài 24B: Người chiến sĩ tình báo được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.
Câu 1. Quan sát bức ảnh và lời giới thiệu sau:
Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ (1928 - 2002) là một chiến sĩ tình báo nổi tiếng hoạt động trong lòng địch trước ngày miền Nam giải phóng. |
Câu 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
Hộp thư mật
Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.
Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc Hai Long đã đáp lại.
Anh dừng xe trước một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng. Tháo chiếc bu-gi ra xem, nhưng đôi mắt anh không nhìn chiếc bu-gi mà chăm chú quan sát mặt đất phía sau một cây số. Nó kia rồi! Một hòn đá hình mũi tên (lại hình chữ V quen thuộc) trỏ vào một hòn đá dẹt chỉ cách anh ba bước chân.
Hai Long tới ngồi cạnh hòn đá, nhìn trước nhìn sau, một tay vẫn cầm chiếc bu-gi, một tay bẩy nhẹ hòn đá. Hộp thư lần này cũng là một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng. Anh nhẹ nhàng cạy đáy hộp thuốc, rút ra một mảnh giấy nhỏ, thay vào đó thư báo cáo của mình, rồi thả hộp thuốc về chỗ cũ.
Công việc thế là xong. Một giờ nữa sẽ có người đến lấy thư. Anh trở lại bên xe, lắp bu-gi vào rồi đạp cần khởi động máy. Tiếng động cơ nổ giòn. Chưa đầy nửa giờ sau, anh đã hòa lẫn vào dòng người giữa phố phường náo nhiệt.
theo Hữu Mai
Câu 3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
- Hai Long: tên thường gọi của Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ
- Chữ V: chữ cái đầu của tên nước ta, đồng thời là chữ cái mở đầu một từ tiếng Anh có nghĩa là “chiến thắng”
- Bu-gi: bộ phận phát lửa của động cơ xe
- Cần khởi động: cần đạp ở xe để nổ máy
- Động cơ: bộ phận dùng để biến xăng, dầu… thành năng lượng chạy máy
Câu 4. Cùng luyện đọc
Câu 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi
(1) Những chi tiết nào cho thấy cách nguỵ trang hộp thư mật khéo léo của người liên lạc?
(2) Qua những vật gợi ra hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì? Chọn ý đúng để trả lời:
a. Tình cảm yêu mến của mình đối với chú Hai Long.
b. Tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến thắng.
c. Địa điểm của hộp thư mật lần sau
(3) Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long?
(4) Vì sao chú Hai Long phải lấy thư và gửi báo cáo theo cách trên?
(5) Vì sao nói hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?
Đáp án:
(1) Người liên lạc đã ngụy trang hộp thư mật bằng cách: Đặt hộp thư mật ở nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất (nơi một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng), hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi giấu hộp thư, báo cáo được đặt trong một hộp thuốc đánh răng.
(2) Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn nhủ chú Hai Long: Đáp án đúng: b. Tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến thắng.
(3) Cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long là: Chú dừng xe, tháo bu-gi ra mà đôi mắt chăm chú quan sát mặt đất, tìm thây hòn đá hình mũi tên phía sau cột cây số trỏ vào một hòn đá dẹt, một tay cầm bu-gi, một tay bấy nhẹ hòn đá lấy chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng. Chú nhẹ nhàng cạy đáy hộp thuốc, rút ra mảnh giấy nhỏ, thay vào đó thư báo cáo của mình, rồi trả hộp thuốc về chồ cũ.
(4) Chú Hai Long phải lấy thư và gửi báo cáo theo cách trên để đánh lại hướng của kẻ địch và không ai nghi ngờ.
(5) Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo vô cùng gian nan và nguy hiểm, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi qua đó, chúng ta nắm được những thông tin mật của địch để kịp thời ngăn chặn và đưa ra phương án đối phó với những âm mưu của kể thù, chủ động chống trả, giành thắng lợi mà đỡ tổn hại xương máu cho đồng bào.
Câu 6. Bài văn muốn ca ngợi điều gì? Viết câu trả lời vào vở?
Lời giải chi tiết:
Sau khi đọc và tìm hiểu bài "Hộp thư mật" em thấy: Bài văn ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Câu 1. Đọc thầm đoạn văn:
Cái áo của ba
Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.
Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.
Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba... Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là "chú bộ đội". Có bạn hỏi : "Cậu có cái áo thích thật ! Mua ở đâu thế ?" "Mẹ tớ may đấy !" - Tôi hãnh diện trả lời.
Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba.
Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi.
theo Phạm Hải Lê Châu
- Bạn đồng hành : bạn cùng đi đường.
- Vén khéo : khéo léo, đảm đang.
- Măng sét : của tay áo sơ mi có lớp lót bằng chất liệu đặc biệt cho cứng, phẳng.
Câu 2. Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài "Chiếc áo của ba" viết kết quả vào phiếu học tập
Mở bài | - Từ đầu đến ....... - Cách mở bài: Mở bài theo kiểu |
Thân bài | - Từ.......... đến ............ - Các chi tiết thể hiện cách thức miêu tả cái áo:
|
Kết bài | - Phần còn lại - Cách kết bài: kết bài theo kiểu............... |
Đáp án:
Mở bài | - Từ đầu đến màu đỏ úa - Cách mở bài: Mở bài theo kiểu trực tiếp |
Thân bài | - Từ chiếc áo sờn của ba đến chiếc áo quân phục cũ của ba - Các chi tiết thể hiện cách thức miêu tả cái áo:
|
Kết bài | - Phần còn lại - Cách kết bài: kết bài theo kiểu mở rộng |
Câu 3. Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài "Chiếc áo của ba"
Lời giải chi tiết:
Câu 4. Viết một câu có hình ảnh nhân hóa và một câu có hình ảnh so sánh mà em thích vào vở
Lời giải chi tiết:
Câu 5. Nói về hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em
Lời giải chi tiết:
- Hình 1: Bộ bàn ghế học
- Hình 2: Chiếc bút máy
- Hình 3: Vở
- Hình 4: Cặp sạch
- Hình 5: Đồng hồ
Câu 6. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em.
Mẫu:
Lọ đựng bút của em được làm từ gốm sứ với lớp men trắng xinh xắn ở bên ngoài. Lọ có hình trụ rỗng ở bên trong, không có nắp đậy như một cốc nước. Thành lọ dày chừng gần 3mm. Phần miệng của lọ đựng bút cong cong như sóng biển, giúp bút không bị lăn tròn khi tựa lên thành miệng. Chân lọ thì hơi to và phình ra, giúp lọ đứng chắc chắn dù để khá nhiều đồ. Trước mặt bình, có vẽ hình của một ngôi sao băng màu vàng chanh. Phía đuôi của ngôi sao là những vệt vàng tạo cảm giác như ngôi sao ấy thực sự đang bay lượn.
Tìm hiểu, quan sát quyển sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 và ghi lại kết quả quan
Lời giải chi tiết:
Quan sát quyển sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 em thấy:
- Quyển sách có dạng hình hộp chữ nhật.
- Mặt trước và mặt sau của quyển sách có màu chủ đạo là màu vàng cam.
- Mặt trước có dòng chữ "Hướng dẫn học Tiếng Việt 5" to và rõ ràng.
- Mặt trước có bức tranh các bạn nhỏ đang học nhóm và một bức tranh về cảnh đẹp.
- Mặt sau bìa là danh sách các môn học lớp 5 cùng với tem, giá và mã số.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 24B: Người chiến sĩ tình báo Tiếng Việt lớp 5 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.