Logo

Giải Tiếng Việt VNEN lớp 5 Tập 1 Bài 26A: Nhớ ơn thầy cô

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 26A: Nhớ ơn thầy cô Tập 1 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 26A: Nhớ ơn thầy cô được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.

Hoạt động cơ bản - Bài 26A Tiếng Việt VNEN lớp 5

1. Quan sát bức tranh sau và trả lời câu hỏi:

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN: Bài 26A: Nhớ ơn thầy cô

- Những người trong tranh là ai? Họ đang làm gì?

Lời giải chi tiết:

Những người trong tranh là người thầy và các học trò thời xưa. Họ đến thăm thầy cũ và mừng thọ cho thầy.

2-3-4: Đọc, giải nghĩa và luyện đọc

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

(1) Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?

(2) Tìm những chi tiết cho thấy:

- Các học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.

- Cụ giáo chu tôn trọng thầy cũ của mình

(3) Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới dây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?

a. Tiên học lễ, hậu học văn

b. Uống nước nhớ nguồn

c. Tôn sư trọng đạo

d. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy).

Lời giải chi tiết:

- Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để mừng thọ thầy, điều đó cho thấy họ rất quý mến, tôn trọng, người thầy giáo đã dạy dỗ họ khôn lớn, trưởng thành.

- Những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu là:

  • Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy.
  • Các học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý.
  • Khi nghe cụ giáo Chu nói tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng, họ “đồng thanh dạ ran” và cùng đi theo thầy.

- Những chi tiết cho thấy cụ giáo Chu tôn kính thầy cũ của mình:

  • Cụ giáo Chu chắp tay cung kính vái: Lạy thầy, Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy
  • Cụ giáo Chu và các học trò vái tạ cụ đồ già.

(3)

Những thành ngữ, tục ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu:

a. Tiên học lễ, hậu học văn

b. Uống nước nhớ nguồn

c. Tôn sư trọng đạo

d. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy).

Hoạt động thực hành - Bài 26A Tiếng Việt lớp 5 VNEN

1. Dựa vào nghĩa của tiếng truyền, xếp các từ sau thành 3 nhóm:

truyền thống, truyền bá, truyền nghề, truyền tin, truyền máu, truyền hình, truyền nhiễm, truyền ngôi, truyền tụng.

a. Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau)

b. Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.

c. Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.

Lời giải chi tiết:

a. Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau)

b. Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.

c. Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.

truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.

truyền bá, truyền tin, truyền hình, truyền tụng

truyền máu, truyền nhiễm

2. Tìm và ghi vào vở những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc có trong đoạn văn sau

Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi Vườn Cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản,...Ý thức cội nguồn, chân lí lịch sử và lòng biết ơn tổ tiên truyền đạt qua những di tích, di vật nhìn thấy được là một niềm hạnh phúc vô hạn nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý nơi mỗi con người. Tất cả những di tích này của truyền thống đều xuất phát từ những sự kiện có ý nghĩa diễn ra trong quá khứ, vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đạo sống của thế hệ mai sau.

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc có trong đoạn văn trên là:

- Chỉ người: các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.

- Chỉ sự vật: nắm tro bếp, mũi tên đồng cố Loa, con dao cắt rôn bằng đá, Vườn Cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội, chiếc hốt đại thần.

3. Tìm các tên riêng trong bài sau và cho biết các tên riêng đó được viết hoa như thế nào? (trang 88 sgk)

Lời giải chi tiết:

- Những tên riêng trong đoạn văn trên là: Chi-ca-gô, Mĩ, Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ...

- Ngoài tên riêng Mĩ được viết theo âm Hán Việt, các tên riêng khác viết hoa chữ cái đầu mồi bộ phận của tên. Giữa các tiêng trong mỗi bộ phận của tên được ngăn cách bằng dấu gạch nối.

Hoạt động ứng dụng - Bài 26A Tiếng Việt 5 VNEN

Kể cho người thân nghe một kỉ niệm của em về nhà giáo/ thầy giáo cũ?

Bài văn mẫu:

Trong thời gian đi học, em đã được học rất nhiều thầy cô. Mỗi người ai cũng có những điểm giống và khác nhau trong tính cách và cách dậy học. Thế nhưng với em, em thích nhất là được học với cô giáo Thúy - cô chính là cô giáo chủ nhiệm lớp bảy của em. Với cô, em đã có rất nhiều nhưng kỉ niệm đẹp mà cho tới tận bây giờ em vẫn không thể nào mà quên được.

Năm lớp bảy, lớp em được nhận cô giáo chủ nhiệm mới. Cô là cô giáo mới về trường, năm đó cô giáo mới có 23 tuổi. Có lẽ cũng bởi vì thế mà ở cô giống như một người chị của chúng em. Cô hiểu chúng em như những người em của mình và luôn ở bên cạnh chúng em để giúp chúng em cố gắng trong học tập. em còn nhớ rất nhiều những kỉ niệm về cô, những kỉ niệm ấy như đi cùng với em suốt cả những chặng đường dài bởi chính cô là người đã dạy cho em những điều hay, những điều mà trước đó em không hề biết. Còn nhớ nhất là kỉ niệm về cô. Khi ấy, em vẫn còn là một học sinh rất nghịch ngợm, lại hay cãi nhau với bạn, không chịu học bài và làm bài mỗi khi tới lớp. Thấy em như vậy, cô giáo đã gọi em và nói chuyện cùng với em.

Lúc đầu em cứ nghĩ rằng có lẽ cô lại mắng mình rồi. Thế nhưng cô lại không hề làm như vậy. Cô hỏi em tại sao em lại không làm bài tập ở nhà một cách rất dịu dàng. Lúc ấy, em không biết phải trả lời như thế nào, chỉ có thể cúi đầu xuống và không dám trả lời cô. Cô bảo rằng cô biết em là một người con ngoan, có thể em không thích học vì em đã bị mất gốc nên cô đã chủ động tới nhà để kèm cặp riêng cho em. Thời gian đầu em không hề muốn học cô, thế nhưng cô đã thay đổi cả những suy nghĩ của em bởi mỗi lần tới nhà, cô chỉ như một người chị đang giúp đỡ em mình học tập thậm chí khi tới cô mang những thứ mà chúng em thích như xoài, ổi hay những hộp ô mai nho nhỏ. Cô bảo rằng đó chính là bí mật của hai cô trò. Sau này nhờ có công lao dạy bảo của cô mà em đã có những tiến bộ vượt bậc trong học tập và thay đổi hẳn thái đọ với việc học và làm bài.

Cô Thúy là cô giáo mà em ngưỡng mộ nhất. Tuy giờ đây cô đã chuyên công tác nhưng trong lòng của em thì cô luôn la người thầy mà em biết ơn và kính trọng cho tới suốt cuộc đời.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 26A: Nhớ ơn thầy cô Tiếng Việt lớp 5 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status