Logo

Giải Tiếng Việt VNEN lớp 5 Tập 1 Bài 26B: Hội làng

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 26B: Hội làng Tập 1 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 26B: Hội làng được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.

Hoạt động cơ bản - Bài 26B Tiếng Việt VNEN lớp 5

1. Quan sát bức tranh sau và trả lời câu hỏi:

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN: Bài 26B: Hội làng

- Trang phục của những người trong tranh là trang phục truyền thống hay hiện đại?

- Những người trong tranh đang làm gì?

Lời giải chi tiết:

Quan sát bức tranh trên ta thấy:

- Trang phục của những người trong tranh là trang phục truyền thống (chiếc áo tứ thân ngày xưa).

- Những người trong tranh đang tham gia hội thi thổi cơm.

2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau: "Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân" (sgk)

3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B cho phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN: Bài 26B: Hội làng

Lời giải chi tiết:

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN: Bài 26B: Hội làng

4. Cùng luyện đọc

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

(1) Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?

(2) Viết các sự việc (được nêu trong ngoặc) vào ô trống trong phiếu sau cho đúng với trình tự của hội thi: (a. vừa nấu cơm vừa di chuyển; b. chấm thi; c. leo cột lấy lửa, chuẩn bị vật dụng)

(3) Trong các việc cần làm của hội thi, việc nào đòi hỏi sức khỏe và sự nhanh nhẹn, việc làm nào cần sự khéo léo?

(4) Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau.

(5) Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là "niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng"?

(1) Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.

(2) Các sự việc theo đúng trình tự của hội thi là:

c. leo cột lấy lửa, chuẩn bị vật dụng

a. vừa nấu cơm vừa di chuyển

b. Chấm thi

(3) Trong những việc trên:

- Việc đòi hỏi sức khỏe và sự nhanh nhẹn: leo nhanh thoăn thoắt lên bốn cây chuối bôi mờ bóng nhầy để lấy nén hương xuống, vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông, giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước thối cơm.

- Việc làm cần sự khéo léo: cắm khéo cần tre vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ, tay giữ cần nấu cơm, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng, vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình.

(4) Những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau:

Trong khi mỗi thành viên của đội lo việc lấy lửa, những người khác đều mỗi người một việc:

- Người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông.

- Người giã thóc, người giần sàng thóc đã giã thành gạo.

- Có lửa, người ta lấy nước nấu cơm. Vừa nấu cơm, các đội vừa đan xen uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ của người xem

(5) Việc giật giải trong cuộc thi là "niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng" bởi vì đội giành chiến thắng khẳng định tài năng, sự khéo léo của mình. Đồng thời giải thưởng là kết quả của sự nỗ lực, đoàn kết, phối hợp ăn ý của cả đội.

Hoạt động thực hành - Bài 26B Tiếng Việt 5 VNEN

1. Đọc đoạn trích trong truyện Thải sư Trần Thủ Độ (sgk trang 91)

2. Dựa theo nội dung của đoạn trích trên, viết tiếp vào bảng nhóm một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch “Giữ nghiêm phép nước”

Trần Thủ Độ: (Ngạc nhiên) Phu nhân sao thế?

Linh Từ Quốc Mẫu: (Tấm tức) Phép nước bây giờ đảo lộn hết rồi! Một tên quân hiệu mà dám hỗn với cả vợ Thá sư. Như thế thì còn trên dưới gì nữa!

Trần Thủ Độ: Bà hãy bớt nóng giận đi kể cho tôi đầu đuôi câu chuyện thế nào đã!

Linh Từ Quốc Mẫu: - Hôm nay tôi có việc qua cửa Bắc. Có tên quân hiệu nhất định bắt tôi xuống kiệu. Ông nghĩ xem: Tôi là vợ quan Thái sư, thế mà kẻ dưới kinh nhờn là thế nào?

Trần Thủ Độ: Phu nhân bình tĩnh. Để tôi gọi người quân hiệu đến đây xem sao.

Trần Thủ Độ: (Quay ra phía lính hầu) Bay đâu, hãy đưa người quân hiệu đến đây.

Lính hầu: - Bẩm, vâng ạ. (Chỉ một lát sau, tên lính hầu trở về, dẫn theo một người quân hiệu trẻ tuổi dáng vẻ cao lớn, đàng hoàng).

Người quân hiệu: - (Lạy chào) Con chào thái sư và phu nhân ạ!

Trần Thủ Độ: - Ngẩng mặt lên! Quân hiệu kia, ngươi có biết mặt phu nhân ta không?

Người quân hiệu: - (Vẻ mặt lo âu) Dạ, bẩm Đức Ông, con biết phu nhân ạ!

Trần Thủ Độ: - Ngươi biết, vậy có đúng là sáng nay ngươi đã chặn kiệu phu nhân ta không?

Người quân hiệu: - Dạ bẩm Đức Ông, quả có việc đó ạ!

Trần Thủ Độ: - (Nổi giận) Giỏi thật! Ngươi biết phu nhân vậy sao còn dám hỗn láo?

Người quân hiệu: - Dạ bẩm, sáng nay, kiệu của phu nhân đi ngang qua điện Kính Thiên. Con đã bẩm với phu nhân kiệu phải đi vòng lối khác nhưng các thị nữ và phu kiệu cứ xô đến, nói là kiệu của phu nhân quan Thái sư không được phép cản. Cho nên, con đành lấy gươm ngăn lại. Dạ bẩm, chuyện là như vậy. Giờ con xin chịu tội với Đức Ông và phu nhân.

Trân Thủ Độ: - (Gật đầu, tỏ vẻ hài lòng) Ra là thế! Ngươi ở chức thấp mà giữ nghiêm phép nước như vậy, thật đáng khen

Trân Thủ Độ: (Nói với phu nhân) Bà hãy ban thưởng cho anh ta.

Linh Từ Quốc Mẫu: - (Nói với gia nô) Lấy cho anh ta một tấm lụa và một nén vàng.

Lính hầu: - (Bước vào rồi mang lụa, vàng ra) Bẩm, phu nhân. Quà thưởng đây ạ.

Linh Từ Quốc Mẫu: - (Linh Từ Quốc Mẫu lấy quà từ tay gia nô, trao cho quân hiệu) Đây là Thái sư và ta ban thưởng cho nhà ngươi.

Người quân hiệu: - (Cảm động) Con xin đa tạ Thái sư và phu nhân. (tất cả cùng đi vào hạ màn).

4. Chuẩn bị kể lại một câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam

Dân tộc ta với truyền thống ngàn năm văn hiến, biết bao tấm gương hiếu học vẫn vang danh đến muôn đời. Đó là những bài học quý báu truyền lại cho thế hệ con cháu đất Việt để viết tiếp trang sử hào hùng, ghi danh với non sông. Một trong những tấm gương khiến em khâm phục và xúc động nhất đó là tinh thần hiếu học của thần đồng Mạc Đĩnh Chi .

Theo tài liệu lịch sử để lại, ông sinh năm 1272 trên mảnh đất quê hương Chí Linh, Hải Dương. Ông mồ côi cha từ nhỏ, hàng ngày phải theo mẹ vào rừng sâu kiếm củi để sống qua ngày. Vì có tướng mạo thấp bé, xấu xí nên ông thường bị bạn bè khinh rẻ. Trải qua những năm tháng tuổi thơ nhọc nhằn, vất vả của tuổi thơ, Mạc Đĩnh Chi hiểu rằng chỉ có con đường học tập thành tài mới giúp ông thoát khỏi cảnh sống nghèo khổ. Gần nhà Mạc Đĩnh Chi có một trường học, các bạn trong làng đến học đông vui. Không có tiền ăn học nhưng cậu bé rất thèm được hộc. Mỗi lần gánh củi qua trường, cậu lại ngấp nghé học lỏm. Nhiều ngày như vậy, thầy thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cho phép cậu bé vào trường. Không có sách học, thì mượn thầy mượn bạn. Mạc Đĩnh Chi cố học nhiều cuốn sách quý. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu phải làm việc khác. Nhưng lại không có đèn dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Nhờ có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường.

Sau những ngày tháng học hành miệt mài và gian nan, năm 1304 khi mới 24 tuổi, Mạc Đĩnh Chi dự khoa thi ĐÌnh và ông được chấm đỗ Trạng Nguyên. Tuy nhiên, khi vào yết kiến vua, thấy dung dạo ông xấu xí nên vua tỏ ý chê bai, không muốn cho đỗ đầu. Hiểu ý nhà vua, ông đã làm bài phú Ngọc tỉnh liên (Hoa sen trong giếng ngọc) để dâng vua. Mạc Đĩnh Chi ví mình như bông sen trong giếng ngọc ở núi, ý muốn nói nhà vua đừng chỉ đánh giá một người vì tướng mạo bên ngoài. Vua ANh Tông xem xong khen là thiên tài, liền ban áo mão võng lọng cho ông vinh quy bái tổ. Sau khi trở về kinh đô, nhà vua cho mời ông vào hỏi việc chính trị. Ông trả lời đây ra đấy khiến vua rất hài lòng và ban cho nhiều chức quan cao quý trong triều đình.

Câu chuyện về tấm gương hiếu học của thần đồng Mạc Đĩnh Chi chỉ là một trong nhiều câu chuyện về tinh thần hiếu học của người dân đất nước Việt Nam. Ngày nay, có biết bao bạn học sinh dù gia cảnh khó khăn nhưng vẫn vươn lên trong học tập, dành nhiều thành tích xuất sắc. Đó là những đóa hoa sen thơm ngát, giữa bùn lầy vẫn vươn cao tỏa ngát hương thơm. Em tự hứa với bản thân sẽ cố gắng học tập hơn nữa, để xứng đáng với truyền thống cha ông đi trước, để thầy cô và cha mẹ luôn vui lòng và tự hào về em.

Hoạt động ứng dụng - Bài 26B Tiếng Việt lớp 5 VNEN

Kể cho người thân nghe câu chuyện em đã kể ở lớp. Trao đổi với người thân về ý nghĩa của câu chuyện

Kể chuyện: (ở bài tập 4)

Ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi sự hiếu học của Mạc Đĩnh Chi nói riêng và ca ngợi tinh thần hiếu học của con người Việt Nam nói chung. Vì vậy, chúng ta là thế hệ trẻ, chúng ta phải cố gắng học tập để trở thành công dân tốt và người có ích cho xã hội.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 26B: Hội làng Tiếng Việt lớp 5 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status