Nội dung hướng dẫn giải Bài 27A: Ôn tập 1 được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 chương trình mới (VNEN). Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 3.
1. Chơi trò chơi "hái hoa"
2. Chơi trò chơi: Tạo "nhân hoá".
Hướng dẫn (sgk trang 72)
Bài làm:
Ví dụ mẫu:
1. Đọc bài thơ sau, thảo luận và trả lời câu hỏi ở dưới:
Em thương,
Em thương làn gió mồ côi
Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây
Em thương sợi nắng đông gầy
Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.
(Nguyễn Ngọc Ký)
1. Trong bài thơ, làn gió và sợi nắng được nhân hoá nhờ những từng ngữ nào?
2. Em thấy làn gió và sợi nắng trong bài thơ giống ai
Chọn ý thích hợp ở cột B cho mỗi sự vật nêu ở cột A.
3. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống và ghi vào vở:
Tác giả bài thơ rất.... những đứa trẻ mồ côi, cô đơn và những người ốm yếu, không nơi nương tựa.
Bài làm:
1. Trong bài thơ, làn gió và sợi nắng được nhân hoá nhờ những từ ngữ:
2. Em thấy làn gió và sợi nắng trong bài thơ giống
- làn gió giống một bạn nhỏ mồ côi.
- sợi nắng giống một người bạn ngồi trong vườn cây.
3. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống và ghi vào vở:
Tác giả bài thơ rất cảm thương những đứa trẻ mồ côi, cô đơn và những người ốm yếu, không nơi nương tựa.
4. Đóng vai chị đội trưởng để báo cáo với thầy (cô) tổng phụ trách kết quả tháng thi đua " Xây dựng Đội vững mạnh"
Bài làm:
Kính thưa cô Nguyễn Mỹ Hạnh Tổng phụ trách.
Em là chi đội trưởng lớp 3A, xin thay mặt lớp báo cáo kết quả tháng thi đua “Xây dựng Đội vững mạnh” vừa qua như sau:
Về học tập:
Về lao động: Đội Sao Đỏ của chi đội được tuyên dương và nhận phần thưởng “Đội Sao Đỏ tích cực nhất”. Chi đội hoàn thành xuất sắc công tác vệ sinh vườn trường.
Về hoạt động khác:
Báo cáo hết.
5. Chọn các chữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
Tôi đi qua đình. Trời (giét, rét, dét) đậm, rét (buốt, buốc). Nhìn thấy cây nêu (ngất, ngấc) ngưởng trụi (lá, ná) (trước, trướt) sân đình, tôi tính thầm: “A, còn ba hôm nữa lại Tết, Tết hạ cây nêu!” Nhà (lào, nào) khá giả (lại, nại) gói bánh (chưng, trưng). Nhà tôi thì không (biết, biếc) Tết hạ cây nêu là cái gì. Cái tôi mong nhất bây giờ là ngày (làng, nàng) vào đám. Tôi bấm đốt (tay, tai): mười một hôm nữa.
(Theo Duy Khán)
Bài làm:
Tôi đi qua đình. Trời rét đậm, rét buốt. Nhìn thấy cây nêu ngất ngưởng trụi lá trước sân đình, tôi tính thầm: “A, còn ba hôm nữa lại Tết, Tết hạ cây nêu!” Nhà nào khá giả lại gói bánh chưng. Nhà tôi thì không biết Tết hạ cây nêu là cái gì. Cái tôi mong nhất bây giờ là ngày làng vào đám. Tôi bấm đốt tay: mười một hôm nữa.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 27A: Ôn tập 1 Tiếng Việt lớp 3 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.