Logo

Giải Tự nhiên xã hội VNEN lớp 3 Bài 29: Bề mặt lục địa

Giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 VNEN Bài 29: Bề mặt lục địa Tập 2 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả
5.0
0 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 29: Bề mặt lục địa được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa môn Tự nhiên xã hội lớp 3 chương trình mới (VNEN). Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn TN&XH lớp 3.

Hoạt động cơ bản Bài 29: Bề mặt lục địa

1. Quan sát và trả lời 

a. Quan sát hình 1:

Tự nhiên và xã hội 3 Bài 29: Bề mặt lục địa | Hay nhất Giải bài tập Tự nhiên và xã hội 3 VNEN

b. Lần lượt hỏi và trả lời:

- Chỉ trên hình 1 chỗ nào là mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước?

- Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu?

Trả lời:

Tự nhiên và xã hội 3 Bài 29: Bề mặt lục địa | Hay nhất Giải bài tập Tự nhiên và xã hội 3 VNEN

- Nước suối, nước sông thưởng chảy ra biển.

2. Cùng suy nghĩ và thảo luận:

a. Hình nào trong hình 2 thể hiện suối, sông, hồ?

Tự nhiên và xã hội 3 Bài 29: Bề mặt lục địa | Hay nhất Giải bài tập Tự nhiên và xã hội 3 VNEN

b. So sánh giữa sông, suối và hồ?

Trả lời:

Trong hình 2:

   + Bức tranh a: Sông

   + Bức tranh b: Hồ

   + Bức tranh c: suối

So sánh sông, hồ, suối:

   + Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được.

   + Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền.

   + Suối: Dòng nước tự nhiên bắt nguồn từ trên những đỉnh núi cao, suối có kích thước nhỏ.

3. Thực hành vẽ núi đồi

Đọc bảng sau:

  Núi Đồi
Độ cao Cao tương đối cao
Đỉnh thường nhọn tròn
Sườn dốc thoải

Dựa vào bảng hãy vẽ đường nét thể hiện núi và đồi

Trả lời:

Tự nhiên và xã hội 3 Bài 29: Bề mặt lục địa | Hay nhất Giải bài tập Tự nhiên và xã hội 3 VNEN

4. Thực hiện hoạt động

- Quan sát hình 3, 4, 5 so sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên?

Tự nhiên và xã hội 3 Bài 29: Bề mặt lục địa | Hay nhất Giải bài tập Tự nhiên và xã hội 3 VNEN

- Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào?

Trả lời:

- Đồng bằng có độ cao thấp hơn so với cao nguyên

- Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở chỗ là tương đối bằng phẳng.

5. Đọc và trả lời

a. Đọc đoạn văn: (Trang 55,56 sgk)

b. Trả lời câu hỏi:

Trong các ý dưới đây, ý nào thể hiện đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên?

- Tương đối cao, đỉnh tròn, sườn dốc

- Cao, đỉnh nhọn, sườn dốc

- Tương đối cao, đỉnh tròn, sườn thoải

- Thấp, bằng phẳng, rộng lớn

- Cao đỉnh tròn, sườn dốc

- Tương đối cao, có sườn dốc, tương đối bằng phẳng, rộng lớn

Trả lời:

- Đồi: Tương đối cao, đỉnh tròn, sườn thoải

- Núi: Cao, đỉnh nhọn, sườn dốc

- Đồng bằng: Thấp, bằng phẳng, rộng lớn

- Cao nguyên: Tương đối cao, có sườn dốc, tương đối bằng phẳng, rộng lớn

Hoạt động thực hành Bài 29: Bề mặt lục địa

1. Liên hệ thực tế:

a. Địa phương nơi em sống thuộc loại địa hình nào?

b. Kể tên một số núi, đồi, cao nguyên có ở địa phương em? (nếu có)

c. Kể tên một số con sông, suối, hồ có ở địa phương em? (nếu có)

d. Nhận xét thực trạng nước ở sông, suối, hồ của địa phương em? Em cần phải làm gì để góp phần cải tạo thực trạng đó?

Trả lời:

Ví dụ: Hà Nội

- Em sinh sống ở thành phố Hà Nội, đây thuộc loại địa hình đồng bằng

- Tên một số núi, đồi, cao nguyên ở Hà Nội là: núi Ba Vì, núi Trầm, núi Hàm Lợn, núi Sóc, núi Hương Sơn....

- Tên một số sông, suối, hồ ở Hà Nội là: Sông Hồng, sông Tô Lịch, hồ Gươm, hồ Tây, hồ Trúc Bạch...

- Thực trạng nước ở các sông, hồ ở Hà Nội đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng, nhất là sông Tô Lịch.

- Vì vậy, để góp phần cải tạo thực trạng đó, chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác và nước thải ra sông, hồ.

2. Làm việc ở thư viện của trường

Tìm đọc một số thông tin về dạng địa hình (núi, đồng bằng, cao nguyên, sông, hồ...)

Trả lời:

Núi:

- Núi là dạng địa hình lồi, có sườn dốc và độ cao thường lớn hơn đồi, nằm trải dài trên phạm vi nhất định. Nó được hình thành từ hiện tượng uốn nếp do tác động của nội lực.

- Núi là dạng địa hình phổ biến của Trái Đất

- Các ngọn núi được tạo thành từ quá trình kiến tạo địa chất cách đây hàng triệu năm về trước. Phần lớn các núi có sườn dốc hai bên, đỉnh thường nhọn.

- Có ba loại núi chính gồm núi lửa, núi uốn nếp và núi khối tảng.

- Trong và sau khi nâng lên, các núi phải chịu sự tác động của các tác nhân gây xói mòn như nước, gió, băng và trong lực. Xói mòn làm cho bề mặt của núi trở nên trẻ hơn so với các đá cấu thành nó.

Đồng bằng:

- Là một vùng đất đai rộng lớn với địa hình tương đối thấp — nghĩa là nó tương đối bằng phẳng, với độ cao so với mực nước biển không quá 500 m.

- Các đồng bằng đôi khi xuất hiện như là các vùng đất thấp ở vùng đáy các thung lũng nhưng cũng có trên các cao nguyên ở độ cao khá lớn.

- Các vùng đồng bằng tại nhiều khu vực là quan trọng cho phát triển nông nghiệp, do khi đất được bồi tích như là các trầm tích thì độ sâu của nó có thể khá lớn và độ màu mỡ là khá cao, cũng như độ bằng phẳng cao thuận lợi cho quá trình cơ giới hóa sản xuất; cũng như tại các đồng bằng có thể có các đồng cỏ cung cấp thức ăn cho gia súc.

Hoạt động ứng dụng Bài 29: Bề mặt lục địa

1. Với sự giúp đỡ của người thân, hãy sưu tầm tranh ảnh và bài viết về núi, sông, hồ nổi tiếng của Việt Nam.

2. Giới thiệu với các bạn bộ sưu tầm của em.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 VNEN Bài 29: Bề mặt lục địa file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status