Nội dung hướng dẫn giải Bài 29B: Con gái kém gì con trai được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.
1. Cùng nói về những bạn nữ trong lớp hoặc trong trường có thành tích học tập và rèn luyện tốt.
- Bạn gái đó tên là gì, học ở lớp nào?
- Bạn đó có thành tích gì đáng khâm phục?
- Bạn đó đã phấn đâu rèn luyện như thê nào để đạt được thành tích ấy?
Lời giải chi tiết:
Ví dụ:
- Bạn gái đó tên là Nguyễn Thái Trâm Anh, bạn học lớp 5C trường tiểu học Võ Thị Sáu
- Bạn có các thành tích: Học sinh giỏi cấp tỉnh, chỉ huy đội giỏi cấp tỉnh và đạt cháu ngoan Bác Hồ cấp tỉnh.
- Để có được thành tích đó bạn đã cố gắng rèn luyện rất nhiều: Ở lớp bạn chăm chỉ học bài và nghe cô giáo giảng, về nhà bạn học bài làm bài đầy đủ. Bên cạnh đó bạn còn học hỏi cách dẫn dắt liên đội, học cách chỉ huy, tổ chức hoạt động từ thầy cô...Bạn luôn luôn lễ phép và ngoan ngoãn được thầy cô, bạn bè quý trọng.
2-3-4. Đọc, luyện đọc và giải nghĩa
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi
(1) Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
(2) Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?
(3) Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay dổi quan niệm về “con gái’’ không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?
(4) Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì ?
Lời giải chi tiết:
(1) Những chi tiết trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái là:
- Dì Hạnh bảo: “Lại một vịt trời nữa.
- Cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn.
(2) Những chi tiết chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai là:
- Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi.
- Đi học về, Mơ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ, trong khi các bạn trai còn mãi đá bóng.
- Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ.
- Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan.
(3) Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ đã có thay đổi quan niệm về “con gái”, thể hiện qua các chi tiết sau:
- Bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở.
- Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt.
- Dì Hạnh nói: “ Biết cháu tôi chưa ? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng.”
(4) Qua câu chuyện này, em thấy ở nước ta vẫn còn tồn tại quan niệm "trọng nam khinh nữ", tư tưởng thích sinh con trai còn tồn tại ở nhiều địa phương. Theo em, con trai hay con gái không quan trọng mà quan trọng hơn cả là tấm lòng hiếu thảo, chăm ngoan và học giỏi, luôn làm cha mẹ vui lòng.
1. Tập viết đoạn đối thoại
1. Đọc lại một trong hai phần sau đây của bài Một vụ đắm tàu:
- Phần thứ nhất: đoạn 1 và đoạn 2 (từ đầu đến gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn)
- Phần thứ hai: đoạn 3 và đoạn 4 (từ Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên đến hết)
2. Viết tiếp một số lời đối thoại để chuyển một trong hai phần nói trên thành màn kịch theo gợi ý sau (trang 120, 121 sgk)
Lời giải chi tiết:
Màn 1:
Ma-ri-ô: Xin lỗi. Mình có làm phiền cậu không?
Giu-li-ét-ta: Ồ không, không! Mình đang nghĩ xung quanh chỉ toàn người lớn, chẳng biết nói chuyện với ai. Cậu tên là gì?
Mình là Ma-ri-ô, 12 tuổi. Còn cậu?
Giu-li-ét-ta: Mình là Giu-li-ét-ta, cũng 12 tuổi.
Ma-ri-ô: Cậu có vẻ lớn hơn tuổi đấy! Cậu đi cùng bố mẹ à?
Giu-li-ét-ta: - Không, mình đi một mình. Xa nhà cả năm rồi. Mình về nhà để gặp lại bố mẹ. Còn cậu, cậu đi với ai?
Ma-ri-ô (kín đáo): Mình cũng đi một mình. Mình đi về quê
Giu-li-ét-ta: - Thế à? (Nhìn ra phía xa) Vùng biển ở đây đẹp quá. Cậu có thích biển không?
Ma-ri-ô: - Mình rất thích ngắm biển, vào ban đêm trông biển như bức màn đêm bí ẩn vậy. Mà thôi, bọn mình xuống khoang đi. Trễ rồi đó.
(Cả hai cùng đi xuống)
Ma-ri-ô: - Tạm biệt cậu nhé.
(Sóng lớn, tàu nghiêng. Ma-ri-ô bất ngờ nên bị ngã, đầu đập xuống sàn tàu).
Giu-li-ét-ta: - Ôi! Ma-ri-ô. Cậu có sao không? (vẻ mặt lo lắng)
Ma-ri-ô: (Vẻ mặt nhăn nhó) Cảm ơn cậu. Mình không sao!
Giu-li-ét-ta: - (Nhìn thấy máu trên đầu bạn). Trời ơi! Trán cậu bị chảy máu rồi, để mình xem nào! (Giu-li-ét-ta gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc mình, nhẹ nhàng băng cho bạn!)
Giu- li ét-ta: Chắc lắm phâi không? Để mình dìu cậu xuống khoang tàu nhé.
Màn 2:
Ma-ri-ô: Giu-li-ét-ta! Cẩn thận! Giữ chặt nhé!
Giu-li-ét-ta: Ma-ri-ô! Tàu đang chìm. Mình sợ lắm!
Ma-ri-ô: Đừng sợ, Giu-li-ét-ta! Trông kìa, có một chiếc xuồng!
Người dưới xuồng: Dưới này chỉ còn một chỗ. Xuống mau lên!
(Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta củng lao tới)
Người dưới xuồng: Xuồng nặng lắm rồi. Chỉ đủ chỗ cho đứa nhỏ xuống thôi. Nhanh lên!
(Giu-li-ét-ta thẫn thờ, buông thòng tay, vẻ tuyệt vọng).
Ma-ri-ô:- Giu-li-ét-ta, cậu xuống mau đi. Cậu còn bố mẹ đang đợi. Đừng sợ!
Người dưới xuồng (kêu to): Nào đưa tay đây cô bé! Nào, được rồi.
Giu-li-ét-ta (bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô, bật khóc nức nở gia tay về phía bạn): Vĩnh biệt Ma-ri-ô.
4. Dựa vào tranh, kể lại câu chuyện ớp trưởng của tôi
5. Kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật Vân, Lâm hoặc Quốc trong câu chuyện
Trong buổi sinh hoạt lớp hôm nay, cô giáo đã thông báo tình hình học tập của lớp và yêu cầu lớp tôi cần bầu ra một bạn lớp trưởng để dẫn dắt lớp tiến bộ hơn. Trong khi các bạn đang bàn tán sôi nổi, bỗng Lan nhìn về phía tôi và lên tiếng: "Thưa cô và các bạn, em đề cử bạn Vân làm lớp trưởng ạ!".
Tôi thực sự bất ngờ với ý kiến của Lan vì để trở thành một lớp trưởng cần phải gương mẫu trong học tập và các hoạt động thi đua của lớp. Tôi định đứng lên thưa cô về băn khoăn của mình thì bỗng cô giáo lên tiếng: "Các em có đồng ý với ý kiến của bạn Lan không?". Những cánh tay lần lượt giơ lên và các bạn đều đồng ý hô vang: "Đồng ý ạ".
Khi tan học, tôi cùng các bạn ra về, bỗng tôi nghe tiếng các bạn nam trong lớp đang bàn tán sôi nổi ở sân trường về việc tôi được bầu làm lớp trưởng. Tiếng Quốc vang lên:"Vân thấp bé, ít nói, học lại không giỏi, tớ thấy bạn ấy chẳng xứng đáng làm lớp trưởng". Nghe thấy điều đó, mặc dù trong lòng hơi buồn nhưng tôi nghĩ rằng đó là ý kiến góp ý của các bạn để mình tiến bộ hơn. Tôi tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn để không phụ lòng tin tưởng của các bạn trong lớp và của cô giáo.
Kì thi giữa học kì II đã đến, tôi đã cố gắng ôn bài thật tốt và trong bài kiểm tra môn Địa lí tôi đã đạt điểm 10. Khi cô giáo trả bài, tôi cảm thấy thật sự hạnh phúc vì sự nỗ lực của mình đã đạt kết quả tốt. Tôi nhìn sang phía Quốc, bạn ấy có vẻ đang buồn vì bài kiểm tra chỉ đạt 5 điểm.
Sáng hôm sau tôi đến lớp sớm và thấy lớp vẫn còn nhiều rác và bàn ghế chưa được sắp xếp ngay ngắn. Nhìn lịch trực nhật, tôi thấy hôm nay đến phiên của Quốc nhưng bạn chưa đến. Vì vậy, tôi đã lau bảng, quét lớp và kê lại bàn ghế. Lúc sau, Quốc hớt hải chạy đến lớp. Thấy tôi đã trực nhật xong, bạn thở phào nhẹ nhõm và giải thích: "Tớ xin lỗi, hôm nay đến phiên mình trực nhật mà lại ngủ quên. Cảm ơn Vân đã giúp tớ". Tôi nhẹ nhàng gật đầu và nhắc nhở bạn lần sau cần chú ý công việc của mình hơn.
Chiều thứ 7, lớp tôi được cô tổng phụ trách phân công dọn vệ sinh bồn hoa để chuẩn bị cho ngày lễ khai trường. Trời mùa hè nắng gắt nên bạn nào bạn ấy đều nhễ nhại mồ hôi. Nhìn các bạn hăng say lao động, tôi chợt có sáng kiến mua kem về “ bồi dưỡng “ cho các bạn. Ý kiến của tôi được cái Lan ủng hộ, hai đứa nhanh chóng đi ra phía cổng trường và mua đủ số kem cho các bạn. Khi nhìn thấy túi kem trên tay tôi, các bạn vỗ tay reo hò và cảm ơn tôi vì hiểu tâm lí các bạn.
Mới đó mà tôi đã nhận nhiệm vụ làm lớp trưởng được ba tháng. Thành tích học tập của các bạn trong lớp ngày càng tiến bộ khiến cô giáo chủ nhiệm rất hài lòng. Tất cả các bạn đều đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Các bạn nam bây giờ đã thay đổi suy nghĩ, nhận xét về tôi là một lớp trưởng nữ không chỉ học giỏi mà còn gương mẫu, xốc vác trong mọi việc công việc của lớp. Lời khen của các bạn khiến tôi cảm thấy rất vui và tự hứa sẽ hoàn thành thật tốt nhiệm vụ của mình để không phụ sự kì vọng của các bạn.
6. Thảo luận ý nghĩa của câu chuyện
Câu chuyện "lớp trưởng lớp tôi" là câu chuyện khen ngợi một lớp trưởng nữ. Bạn ấy không chỉ vừa học giỏi, vừa chu đáo, xốc vác công việc của lớp, khiến các bạn nam trong lớp ai cũng nể phục. Thông qua đó, các bạn nữ cũng chứng tỏ cho các bạn nam thấy, bạn nữ cũng không thua kém gì bạn nam.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 29B: Con gái kém gì con trai Tiếng Việt lớp 5 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.