Nội dung hướng dẫn giải Bài 7A: Con người là bạn của thiên nhiên được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.
Câu 1.
Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
a) Tranh vẽ những gì?
b) Bức tranh cho thấy con người và thiên nhiên có mối quan hệ với nhau như thế nào?
c) Bức tranh muốn nói với chúng ta điều gì?
Lời giải chi tiết:
Quan sát bức tranh ta thấy:
a) Bức tranh vẽ cảnh làng quê yên bình. Nơi đó có cây đa, dòng sông, con đò, mái nhà tranh, con người cưỡi trâu thong dong thổi sáo...
b) Bức tranh cho thấy con người và thiên nhiên có mối quan hệ mật thiết qua lại với nhau. Thiên nhiên ưu đãi, nuôi dưỡng mầm sống cho con người và con người gắn bó, bảo vệ thiên nhiên.
c) Bức tranh muốn nói với chúng ta rằng, con người và thiên nhiên là bạn thân của nhau, hãy bảo vệ lẫn nhau.
Câu 2.
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài văn sau:
Những người bạn tốt
A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A-ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý. A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất, ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.
Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của người nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.
Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả lại tự do cho A-ri-ôn.
Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.
Theo Lưu Anh
Câu 3.
Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
Câu 4.
Cùng luyện đọc
Câu 5.
Cùng nhau hỏi - đáp theo các câu hỏi dưới đây:
(1) Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
(2) Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
(3) Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?
(4) Câu chuyện trên muốn nói điều gì về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
Lời giải chi tiết:
(1) Nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển vì thủy thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông, đòi giết ông.
(2) Điều kì lạ xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời là: Khi A-ri-ôn hát giã biệt cuộc đời, đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu và say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông trở về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp.
(3) Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng quý ở điểm:
- Biết thưởng thức tiếng hát của người nghệ sĩ;
- Biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển.
→ Cá heo là bạn tốt của người trên biển.
(4) Câu chuyện trên cho thấy mối quan hệ gắn bó giữa thiên nhiên với con người. Khi con người đối xử đúng với thiên nhiên thì sẽ nhận được sự ưu đãi từ thiên nhiên.
Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?
Lời giải chi tiết:
Qua câu chuyện em thấy:
- Đám thuỷ thủ là người những tham lam, độc ác, không có tính người.
- Đàn cá heo tuy là loài vật nhưng thông minh, tốt bụng và biết giúp người hoạn nạn.
Câu 7.
Trong những câu dưới đây, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển.
a) Mắt
- Đôi mắt của bé mở tròn.
- Quả na mở mắt.
b) Chân
- Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- Bé đau chân.
c) Đầu
- Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.
- Nước suối đầu nguồn rất trong.
Lời giải chi tiết:
- Các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc ở các câu:
+ Đôi mắt của bé mở to
+ Bé đau chân
+ Khi viết em đừng ngoẹo đầu
→ Các từ mắt, chân, đầu trong các câu trên được dùng với nghĩa gốc bởi vì nghĩa của chúng trong câu là để chỉ các bộ phận mắt, chân, đầu của con người.
- Các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa chuyển ở các câu:
+ Quả na mở mắt
+ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
+ Nước suối đầu nguồn rất trong
→ Các từ mắt, chân, đầu trong các câu trên được dùng với nghĩa chuyển bởi chúng không được dùng để chỉ một bộ phận nào đó của con người mà là vì chúng có một số nét tương đồng so với nghĩa gốc.
Câu 1.
Nghĩa của các từ được in đậm trong đoạn thơ sau là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Răng của chiếc cào
Làm sao nhai được?
Mũi thuyền rẽ nước
Thì ngửi cái gì?
Cái ấm không nghe
Sao tai lại mọc? ...
Quang Huy
Từ "răng" và "mũi", "tai" trong đoạn thơ trên là nghĩa chuyển:
- Răng của chiếc cào: gồm các thanh sắt thẳng, dài, mọc thành hàng ngang, rắn chắc giống hàm răng người, nhưng chúng không dùng để nhai như răng của người hay động vật.
- Mũi của chiếc thuyền: có hình dạng nhô ra ở phía trước thuyền như chiếc mũi nhưng chúng không thể ngửi được như mũi của người hay động vật.
- Tai của chiếc ấm: giống tai người và động vật ở chỗ đều mọc và chìa ra hai bên nhưng chúng không thể nghe được như tai người và động vật.
Câu 2.
Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.
Lời giải chi tiết:
Một số ví dụ về sự chuyển nghĩa:
- Lưỡi: lưỡi cày, lưỡi liềm, lưới dao, lưỡi cưa, lưỡi câu.
- Miệng: miệng hố, miệng giếng, miệng hang, miệng túi, miệng chén.
- Cổ: Cổ tay, cổ chân, cổ chai, cổ lọ
- Tay: tay áo, tay sai, tay chơi, tay quay, tay tre, tay buôn, tay trống...
- Lưng: lưng núi, lưng đèo, lưng đồi, lưng cơm...
Câu 4.
Nghe thầy cô đọc và viết vào vở:
Dòng kinh quê hương
Cũng như mọi màu xanh trên khắp đất nước, màu xanh của dòng kinh quê hương gợi lên những điều quen thuộc… Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong không gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng, và sau lưng tôi, tiếng giã bàng vừa ngưng lại thì một giọng đưa em bỗng cất lên… Dễ thương làm sao giọng đưa em lảnh lót của miền Nam vút lên đưa trẻ thơ và giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui.
(Theo Nguyễn Thi)
- Kinh (tiếng Nam Bộ): kênh
- Bàng (tiếng Nam Bộ): cói, loại cỏ cao và thẳng, thân ba cạnh, mọc ở vùng nước lợ, dùng để dệt chiếu, làm đệm,…
Câu 5.
Tìm một vần điền được vào cả 3 chỗ trống dưới đây:
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nh....
Mải mê đuối một con d....
Củ khoai nướng để cả ch.... thành tro.
(Theo Đồng Đức Bốn)
Lời giải chi tiết:
Điền như sau:
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều.
Mải mê đuối một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
(Theo Đồng Đức Bốn)
Câu 6.
Tìm tiếng có chứa ia hoặc iê thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây:
a. Đông như ......
b. Gan như cóc .......
c. Ngọt như ..... lùi.
d. ....... ngọt sẻ bùi.
e. Mặt lạnh như ......
g. Bốn ...... một nhà.
Lời giải chi tiết:
Điền vào chỗ trống như sau:
a. Đông như kiến.
b. Gan như cóc tía.
c. Ngọt như mía lùi.
d. Chia ngọt sẻ bùi.
e. Mặt lạnh như tiền.
g. Bốn biển một nhà.
Cùng người thân tìm hiểu xem con người đã làm gì để thể hiện sự thân thiện với thiên nhiên?
Lời giải chi tiết:
Để thể hiện sự thân thiện với thiên nhiên con người đã:
- Không xả rác thải, nước thải ra môi trường
- Trồng nhiều cây xanh
- Không săn bắn nhiều loại động vật quý hiếm
- Sử dụng những đồ vật thân thiện với môi trường.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 7A: Con người là bạn của thiên nhiên Tiếng Việt lớp 5 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.