Logo

Giải Tiếng Việt VNEN lớp 5 Tập 1 Bài 8C: Cảnh vật quê hương

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 8C: Cảnh vật quê hương Tập 1 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 8C: Cảnh vật quê hương được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.

Hoạt động thực hành - Bài 8C Tiếng Việt lớp 5 VNEN

Câu 1.

Chơi trò chơi: Tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Cách chơi:

- Bạn A: Nêu một từ nhiều nghĩa và mời bạn B trong nhóm đặt ít nhất hai câu với từ đó để thể hiện nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.

- Bạn B: Sau khi hoàn thành yêu cầu của bạn A đưa ra, bạn B được quyền nêu một từ nhiều nghĩa khác và mời bạn C tiếp tục thực hiện như mình vừa làm

Mẫu:

Từ

Nghĩa

Câu

Đi

Nghĩa gốc

Bé Na đang tập những bước đi đầu tiên

Nghĩa chuyển

Chiếc xe đi chầm chậm qua đoạn đường đèo

Mũi

Nghĩa gốc

Cô ấy có cái mũi như người nước ngoài

Nghĩa chuyển

Mỗi lần đi ra biển, tôi đều thích ngồi ở mũi thuyền

Đậu

Nghĩa gốc

Mẹ vừa nấu một nồi xôi đậu

Nghĩa chuyển

Bạn Ngọc thi đậu học sinh giỏi huyện

Câu 2.

Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ xuân trong mỗi câu ở cột A và viết kết quả vào vở:

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN bài 8C

Lời giải chi tiết:

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN bài 8C

Câu 3.

Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ dưới đây và đánh dấu kết quả vào bảng:

Từ

Nghĩa

Xác định

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

Cao

Có chiều cao lớn hơn mức bình thường

 

 

Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.

 

 

Nặng

Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường

 

 

Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.

 

 

Ngọt

Có vị như vị của đường, mật

 

 

Lời nói (nhẹ nhàng), dễ nghe.

 

 

(Âm thanh) nghe êm tai

 

 

Lời giải chi tiết:

Từ

Nghĩa

Xác định

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

Cao

Có chiều cao lớn hơn mức bình thường

x

 

Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.

 

x

Nặng

Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường

x

 

Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.

 

x

Ngọt

Có vị như vị của đường, mật

x

 

Lời nói (nhẹ nhàng), dễ nghe.

 

x

(Âm thanh) nghe êm tai

 

x

Câu 4.

Đặt câu để phân biệt các nghĩa của một trong những từ nói trên.

Lời giải chi tiết:

Học sinh tham khảo các câu sau:

Từ

Nghĩa

Đặt câu

Cao

Có chiều cao lớn hơn mức bình thường

Bạn Nam cao nhất lớp em

Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.

Năm nay, sản lượng lúa cao hơn so với năm trước.

Nặng

Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường

Tuy mới lớp 5 nhưng bạn Tuấn đã nặng 50kg.

Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.

Lãi suất ngân hàng cho vay nặng hơn lãi suất vay ở bên ngoài.

Ngọt

Có vị như vị của đường, mật

Mật ong rừng rất ngọt và thơm

Lời nói (nhẹ nhàng), dễ nghe.

Cô giáo em có giọng nói rất ngọt ngào.

(Âm thanh) nghe êm tai

Tiếng đàn violon ngọt ngào cất lên trong đêm tối.

Câu 5.

Dưới đây là hai cách mở bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Hãy trao đổi nhóm để cho biết:

- Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp?

- Cách viết mỗi kiểu mở bài như thế nào?

a. Từ nhà em đến trường có thể đi theo nhiều ngả đường. Nhưng con đường mà em thích đi hơn cả là đường Nguyễn Trường Tộ.

b. Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm gắn với những cảnh vật của quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam nữ những đêm sáng trăng. Nhưng gần gũi, thân thiết nhất với em vẫn là con đường từ nhà đến trường - con đường em gắn bó suốt những năm tháng học trò.

Lời giải chi tiết:

- Trong hai đoạn mở bài trên, ta thấy:

+ Đoạn a : Mở bài trực tiếp

+ Đoạn b : Mở bài gián tiếp

- Cách viết mở bài của mỗi kiểu:

+ Đoạn a: giới thiệu ngay con đường sẽ tả.

+ Đoạn b: Kể về những kỉ niệm gắn bó thời thơ ấu đối với cảnh vật quê hương rồi mới giới thiệu con đường sẽ tả.

Câu 6.

Dưới đây là hai cách kết bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa đoạn kết bài không mở rộng (a) và đoạn kết bài mở rộng (b).

a. Con đường từ nhà em đến trường có lẽ không khác nhiều lắm những con đường trong thành phố, nhưng nó thật thân thiết với em.

b. Em rất yêu quý con đường từ nhà đến trường. Sáng nào đi học, em cũng thấy con đường rất sạch sẽ. Em biết đấy là nhờ công quét dọn ngày đêm của các cô bác công nhân vệ sinh. Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để con đường luôn sạch, đẹp.

Lời giải chi tiết:

- Giống nhau: Cả hai đoạn kết bài đều nêu bật tình cảm thân thiết, gắn bó và yêu quý của bạn học sinh đối với con đường.

- Khác nhau:

+ Đoạn a: Nêu bật tình cảm đôi với con đường.

+ Đoạn b: Nêu tình cảm đối với con đường, đề cao công lao của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ cho con đường sạch, đẹp; đồng thời thể hiện các hành động thiết thực đối với con đường mà mình yêu quý.

Câu 7.

Viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kể bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương em.

Lời giải chi tiết:

Học sinh tham khảo các mở bài sau đây:

a) Mở bài tả dòng sông quê hương:

- Mở bài trực tiếp: Ở làng của em, có một dòng sông vô cùng xinh đẹp, được mọi người gọi với cái tên là sông Gianh.

- Mở bài gián tiếp:

Ơi! Con sông quê, con sông quê
Ơi! con sông quê, con sông quê
Con cá dưới sông, cây trồng trên bãi
Lúa gặt rồi còn để lại rơm thơm...

Đó là những ca từ trong bài hát Khúc hát sông quê do ca sĩ Anh Thơ thể hiện. Lời bài hát da diết ấy, đánh thức trong lòng em những tình cảm xao xuyến cùng những kỉ niệm đẹp bên dòng sông quê hương yêu dấu. Dòng sông ấy, in sâu vào trong tâm trí, trong trái tim em với tên gọi mộc mạc "sông Gianh".

b) Mở bài tả cánh đồng lúa quê hương:

- Mở bài trực tiếp: Mỗi năm vào tháng 6, em luôn rất mong ngóng được cùng gia đình về quê ngoại. Bởi lúc này, em sẽ được chiêm ngưỡng cánh đồng lúa chín rộng lớn, xinh đẹp tuyệt vời.

- Mở bài gián tiếp:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông...

Hai câu ca dao ấy, gợi lên hình ảnh cánh đồng lúa rộng lớn và trù phú. Đồng thời, nó cũng gợi lên trong tâm trí em những hình ảnh về cánh đồng lúa của quê hương mình. Đó là cánh đồng lúa đẹp nhất đối với em.

Hoạt động ứng dụng - Bài 8C Tiếng Việt 5 VNEN

Đọc cho người thân nghe đoạn mở bài và kết bài mà em đã viết. Viết thêm phần thân bài để tạo thành bài văn tả cảnh đẹp quê hương em.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 8C: Cảnh vật quê hương Tiếng Việt lớp 5 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status