Logo

Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa Lịch sử 12 bài 13 chi tiết nhất

Giải bài tập Lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930. Chúng tôi đã tổng hợp lý thuyết và hướng dẫn trả lời các câu hỏi sách giáo khoa chi tiết, dễ hiểu. Giúp học sinh ôn tập tốt hơn và rèn luyện phương pháp làm bài tập.
5.0
1 lượt đánh giá

Chúng tôi biên soạn Lịch sử 12 bài 13 có lời giải chi tiết từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chia sẻ. Hy vọng rằng, với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 12 tham khảo, ôn tập tốt. Nội dung chi tiết các bạn xem và tải tại đây.

Lịch sử bài 13 lớp 12​​​​​​​: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

Câu 1: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân Đảng đã ra đời và hoạt động như thế nào?

Trả lời:

* Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

  • Năm 1924: Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Quảng Châu-Trung Quốc. Tại đây, Người đã tập hợp những người Việt Nam yêu nước, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin.

  • 2/1925: Người lập ra nhóm “Cộng sản Đoàn”. Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ, cho xuất bản báo Thanh niên.

  • 7/1925: Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Inddoonexia lập ra “Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông”.

  • Tại Quảng Đông, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản thành tác phẩm Đường Kách Mệnh.

  • Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, nhiều cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đi vào các nhà máy, hầm mỏ hoạt động cùng với giai cấp công nhân.

* Tân Việt cách mạng Đảng

  • Hội Phục Việt được thành lập vào năm 1925 sau đó đổi thành Hội Hưng Nam. - Năm 1928, đổi tên thành Tân Việt cách mạng Đảng.

  • Đây là Đảng tập hợp những trí thức và thanh niên tiểu tư sản yêu nước, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Tân Kì. Đảng chủ trương lãnh đạo quần chúng ở trong nước và liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, nhằm thiết lập một chế độ bình đẳng và bác ái.

  • Đảng Tân Việt ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phát triển mạnh, tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và đường lối của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có sức cuốn hút đối với nhiều đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt.

* Việt Nam Quốc dân đảng

  • Từ cơ sở hạt nhân là Nam Đồng thư xã, một số nhà yêu nước đã thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng.

  • Bản chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng công bố năm 1929, đã nêu các nguyên tắc tư tưởng: “Tự do-bình đẳng-bác ái”. Quốc dân đảng chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực, chú trọng lấy lực lượng binh lính người Việt trong quân đội Pháp giác ngộ làm lực lượng chủ lực. Địa bàn hoạt động của Quốc dân đảng chủ yếu ở Bắc Kì.

  • 2/1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức vụ ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội, thực dân Pháp đã tiến hành một cuộc khủng bố dã man. Việt Nam Quốc dân Đảng quyết định dốc hết lực lượng nhằm thực hiện cuộc bạo động cuối cùng. 9/2/1930, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, sau đó nổ ra ở nhiều địa điểm khác. Mặc dù chiến đấu anh dũng nhưng cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng đã thất bại.

Câu 2: Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

Trả lời:

Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: Từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lenin và tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam: con đường cách mạng vô sản.

Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng: Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari. Tháng 6/1923, Người sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân. Tháng 7/1924, Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu.

Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên: Năm 1929, ở Việt Nam ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời ở Việt Nam, sự hoạt động riêng rẽ của cả ba tổ chức này gây ảnh hưởng rất lớn tới cách mạng. Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức và chủ trì thống nhất ba tổ chức thống nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 3: Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Trả lời:

  • Đảng ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam.

  • Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.

  • Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

Câu 4: Trình bày hoàn cảnh lịch sử và diễn biến của Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?

Lời giải:

Hoàn cảnh lịch sử: Từ cuối năm 1929, ở Việt Nam lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản, ba tổ chức này hoạt động công khai, tranh giành quần chúng, gây ảnh hưởng lẫn nhau, ảnh hưởng tới tình hình cách mạng nói chung.

Diễn biến của hội nghị thành lập Đảng:

  • Trước tình hình cách mạng nói chung, Nguyễn Ái Quốc với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, Người đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.

  • Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930 tại Cửu Long, dự hội nghị có đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.

  • Tại hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đã phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ.

  • Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng được thông qua.

  • Ngày 24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương cộng sản liên đoàn, tổ chức này cũng được gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 5: Nêu nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Lời giải:

  • Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược của cách mạng của Đảng là tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi đến xã hội cộng sản”.

  • Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do. Tổ chức chính phủ công, nông binh, tổ chức quân đội công nông binh.

  • Cương lĩnh chính trị đầu tiên Đảng là một cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.

File tải miễn phí bài 13 sử 12:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải lời giải bài tập lịch sử 12 bài 13 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Chúc các bạn học tập tốt!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status