Hướng dẫn giải bài tập Địa lí 8 bài 20 SGK. Tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài học và lời giải hay của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong nội dung chương trình giảng dạy bộ môn Địa lớp 8. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.
- Các đới khí hậu và một số kiểu khí hậu.
- Phân tích biểu đồ khí hậu và mối quan hệ của các yếu tố khí hậu với vị trí địa lí và địa hình.
- Một số gợi ý về bài thực hành:
+ Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một địa điểm trong một năm được xây dựng như sau: Cột trái thể hiện nhiệt độ, cột phải là lượng mưa; chỉ số 0 của nhiệt độ và lượng mưa đều xuất phát từ trục hoành và dùng chung các đường ngang song song với trục hoành, số liệu về lượng mưa lớn gấp đôi số liệu về nhiệt độ, ví dụ ở điểm cột nhiệt độ ghi 10°c thì cột lượng mưa ghi 20 mm. Nếu nhiệt độ là âm (dưới 0°C) thì kéo trục tung xuống phía dưới trục hoành để biểu diễn tiếp. Theo biểu đồ này, khu vực phía dưới đường nhiệt độ không có mưa hoặc lượng mưa ít biểu diễn thời kỳ khô hạn; khu vực trên đường nhiệt độ có mưa biểu diễn thời kỳ mưa, không khô hạn hoặc mưa nhiều, ẩm. Khi phân tích các biểu đồ khí hậu cần nhận xét đường chỉ nhiệt độ, chỉ lượng mưa, tìm giá trị cao nhất, xác định trong thời gian nào, nhận xét sự phân bố trong năm, sự chênh lệch giữa các giá trị cực đại, cực tiểu.
Trả lời:
- Châu Á: cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo
- Châu Âu: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt (địa trung hải)
- Châu Phi: cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo
- Bắc Mĩ: cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới
- Nam Mĩ: ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo
- Oxtrâylia: nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới
Trả lời:
- Đặc điểm của ba đới khí hậu:
+ Nhiệt đới: Có đặc điểm là nóng và lượng mưa tập trung vào một mùa, càng gần hai chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài và biên độ nhiệt trong năm càng lớn.
+ Ôn đới: Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường. Các đợt khí nóng ở chí tuyến hoặc khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới gây ra các hiện tượng bất thường của khí hậu.
+ Hàn đới: Khí hậu vô cùng lạnh lẽo, giới hạn nằm khoảng từ hai vòng cực về phía hai cực.
- Thủ đô Oenlintơn của Niudilân lại đón năm mới vào những ngày mùa hạ của nước ta vì: vị trí nằm ở 41°N, giữa Bắc và Nam bán cầu có mùa ngược nhau, do đó thời kì vào mùa xuân năm mới của Niudilân và cũng là mùa hạ của nước ta.
Trả lời:
- Biểu đồ a)
+ Nhiệt độ cao quanh năm, chênh lệch nhiệt độ không nhiều giữa các tháng cao nhất (tháng 4, tháng 11) và thấp nhất (tháng 12 và 1).
+ Mưa không đều, có những tháng không mưa (tháng 12 và 1) và tháng mưa nhiều nhất là tháng 8 khoảng 250mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9.
+ Đây là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa khô và mùa mưa phân biệt rõ rệt
- Biểu dồ b):
+ Nhiệt độ trong năm ít thay đổi, khá nóng, nhiệt độ dao động trong khoảng gần 30°c.
+ Mưa quanh năm, mưa nhiều vào cầc tháng 4 và 10.
+ Đây là biểu đồ khí hậu xích đạo.
- Biểu dồ c):
+ Nhiệt độ chênh lệch khá lớn, tới gần 30°c, mùa đông nhiệt độ xuống tới -10°c vào tháng 12, 1. Mùa hạ nhiệt độ chỉ lên tới 16°c vào tháng 7.
+ Lượng mưa rải đều trong năm, mưa nhiều nhất tháng 6 đến tháng 9.
+ Đây là biểu đồ ôn đới lục địa.
- Biểu đồ d):
+ Nhiệt độ thấp nhất là 5°c vào tháng 1, 2; nhiệt độ cao khoảng 25°c vào các tháng 6, 7, 8; chênh lệch giữa hai mùa khoảng 15°c.
+ Lượng mưa phân bố đều trong năm, mưa nhiều vào những tháng mùa đông (tháng 10, 11, 12); mưa ít vào những tháng mùa hạ (tháng 6, 7, 8).
+ Đây là biểu đồ của kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải giải bài tập địa lí 8 bài 20 file word, pdf hoàn toàn miễn phí.
Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác được chia theo từng khối lớp tại chuyên trang của chúng tôi.