Logo

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 11 bài 4 có đáp án

Giải bài tập sách giáo khoa Sử lớp 11 bài 4: Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20) kèm theo đáp án có lời giải chi tiết từ đội ngũ chuyên gia môn Lịch sử giàu kinh nghiệm chia sẻ.
5.0
0 lượt đánh giá

Bài viết dưới đây, hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa Lịch sử lớp 11 bài 4: Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20) có lời giải chi tiết, được các chuyên viên đội ngũ giáo viên giỏi bộ môn Sử giải đáp. Mời các bạn tham khảo.

Câu 1: Dựa vào lược đồ hình 9, trình bày những nét chính về quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở Đông Nam Á?

Trả lời:

Quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở Đông Nam Á.

  • Từ TK XV, XVI - XIX Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan xâm lược Inđônêxia.

  • Từ giữa TK XVI Tây Ban Nha xâm lược Philippin. Từ (1889 – 1902) Philippin là thuộc địa của Mĩ

  • TD Anh chiếm Miến Điện (1885), Mã Lai (Malayxia + Singapo) đầu TK XX.

  • TD Pháp chiếm ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia cuối TK XIX

  • Xiêm (Thái Lan) Anh- Pháp tranh chấp → vẫn giữ được độc lập

Câu 2: Hãy nêu những nét lớn trong phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

* Nguyên nhân: Chính sách thống trị thực dân Hà Lan đã làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

* Diễn biến:

  • 1825-1830: Cuộc khởi nghĩa A - chê do hoàng tử Di-pô-nê-gô-rô vương quốc Yogyacata lãnh đạo, được đông đảo nhân dân trên đảo Giava và các đảo khác đi theo, là cuộc nổi dậy lớn nhất của người Inđônêxia hồi đầu thế kỉ XIX.

  • Cuộc khởi nghĩa nông dân do Sa-min lãnh đạo năm 1890.

  • Các tổ chức chính trị của công nhân ra đời như: Hiệp hội công nhân đường sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1908).

  • Tháng 12/1914, Liên minh xã hội dân chủ Inđônêxia ra đời nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác trong công nhân đặt cơ sở cho Đảng Cộng sản ra đời (5/1920).

* Đặc điểm:

  • Giai cấp tư sản dân tộc, tầng lớp trí thức tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản Châu Âu, đóng vai trò nhất định trong phong trào yêu nước ở Inđônêxia đầu thế kỉ XX.

  • Vì vậy phong trào yêu nước mang màu sắc mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản với sự tham gia của công nhân và tư sản.

Câu 3: Cách mạng năm 1896 ở Phi-lip-pin diễn ra như thế nào?

Trả lời:

  • Ngày 28-8-1896, Bô-ni-pha-xi-ô phát lệnh khởi nghĩa với khẩu hiệu “Chiến thắng hay là chết!”, được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt. Cách mạng bùng nổ.

  • Phong trào kháng chiến chống thực dân lan rộng toàn quần đảo.

  • Tại nhiều vùng giải phóng, chính quyền nhân dân do KATIPUNAN lãnh đạo đã được thiết lập, tiến hành chia ruộng đất cho nông dân, tiến tới thành lập nền cộng hòa.

  • Sau đó, Bô-ni-pha-xi-ô bị sát hại, KATIPUNAN tan rã (1897). Cách mạng kết thúc.

  • Ý nghĩa: Cách mạng năm 1896 ở Phi-lip-pin được coi là cuộc cách mạng mạng tính chất tư sản, chống đế quốc đầu tiên ở Đông Nam Á, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Phi-lip-pin trong cuộc đấu tranh giành độc lập.

Câu 4: Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ đối với Phi-lip-pin như thế nào?

Trả lời:

Âm mưu: Nhân cơ hội, Cách mạng năm 1896 ở Phi-lip-pin bị đàn áp, Mỹ tìm cách bành trướng sang bờ Tây Thái Bình Dương.

Thủ đoạn:

  • Tháng 4 – 1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha hất cẳng Tây Ban Nha và chiếm Phi-lip-pin

  • Tháng 6 – 1898, Mĩ dựng A-ghi-nan-đô lên làm Tổng thống nước Cộng hòa Phi-líp-pin.

  • Sau khi Tây Ban Nha thua trận, quân Mĩ đổ bộ chiếm Ma-ni-la và nhiều nơi trên quần đảo.

  • Cuộc kháng chiến của nhân dân Phi-líp-pin chống Mĩ diễn ra trong tình trạng không cân sức, kéo dài đến năm 1902 thì bị dập tắt. Từ đây, Phi-líp-pin trở thành thuộc địa của Mĩ.

Câu 5: Nêu những nét chính về tình hình các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Lời giải:

  • Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.

  • Từ nửa sau thế kỷ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm 3 nước Đông Dương; Tây Ban Nha rồi Mỹ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.

  • Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.

Câu 6: Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Lời giải:

  • Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức: Khởi nghĩa vũ trang, Cải cách,…

  • Chủ yếu là đấu tranh vũ trang với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân.

  • Có sự chuyển biến về hình thức đấu tranh vào giai đoạn sau gắn liền với sự ra đời của các tổ chức chính trị.

  • Tóm lại: Cuối thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á bùng nổ mạnh mẽ nhưng đều thất bại, vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giữa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.

........................................................................................................

→ Link tải miễn phí giải bài tập SGK Lịch sử lớp 11 bài 4 có đáp án:

Ngoài ra, các bạn tham khảo thêm các môn khác như: Toán, Anh, Văn, Sinh, Địa, Lý, Hóa..... tại trang trên của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status